Trang chủ Thế giới ý tưởng Venice không để nước xóa sổ với hệ thống đê chìm nổi

Venice không để nước xóa sổ với hệ thống đê chìm nổi

Thành phố nổi tiếng Venice của Ý có nguy cơ bị xóa sổ bởi nước biển nếu như không có biện pháp đúng đắn. Và nước Ý phải chi ra 7 tỉ USD để bảo vệ thành phố 60.000 người dân này.

Venice là thành phố nằm trong một phá, gồm 124 hòn đảo. Đây từng là một trung tâm kinh tế của thế giới trong thời Trung cổ với 250.000 dân.

Trong quá khứ, mỗi khi có lụt, người dân Venice di chuyển khắp thành phố bằng sàn đi di động
Trong quá khứ, mỗi khi có lụt, người dân Venice di chuyển khắp thành phố bằng sàn đi di động – (Ảnh: Guardian).

Mỗi năm Venice lún xuống 0,4mm – hậu quả do việc khai thác nước ngầm quá mức trong giai đoạn thập niên 1970. Đồng thời, nước biển lại tăng 1,4mm. Tổng cộng, mỗi năm Venice bị chìm xuống dưới mực nước 2mm. Tổng cộng trong thế kỷ 20, Venice bị lún xuống 23cm khiến nhiều người gọi nơi này là "thành phố đang chìm".

Việc nhiều nhà cửa bị hư hại và tình trạng ngập lụt thường xuyên, nhiều người đã bỏ Venice ra đi, khiến nơi này hiện nay chỉ còn 60.000 dân.

Theo địa hình, nước từ biển Adriatic đi vào phá theo ba cửa là Lido, Malamoco và Chioggia. Ngập lụt là tình trạng bình thường tại Venice nhưng tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1966 đánh dấu trận lụt lịch sử tại đây khi nước dâng cao lên đến 1,94m – cao hơn mực nước biển thông thường 1,5m. Và chỉ tính riêng trong năm 1997, Venice phải hứng chịu tổng cộng 100 cơn lụt lớn nhỏ. Với những con lụt nhỏ, người dân Venice di chuyển bằng sàn đi di động được lắp tạm thời.

Để tránh việc Venice bị phá hủy, Chính phủ Ý đã phải mất rất nhiều thời gian xét duyệt và chi 8 tỉ USD để khởi công Mose – một đê chắn sóng biển nổi – trong năm 2003 tại ba vị trí cửa Lido, Malamoco và Chioggia. Đến năm 2015, công trình gần như hoàn tất.

Cửa Lido, một trong ba cửa để nước từ biển Adriatic đi vào phá
Cửa Lido, một trong ba cửa để nước từ biển Adriatic đi vào phá – (Ảnh: Wiki).

Vị trí ba cửa Lido, Malamoco và Chioggia, nơi 79 cánh cổng của công trình Mose được lắp đặt để chặn nước từ biển Adriatic đi vào phá
Vị trí ba cửa Lido, Malamoco và Chioggia, nơi 79 cánh cổng của công trình Mose được lắp đặt để chặn nước từ biển Adriatic đi vào phá – (Ảnh: Daily Mail).

Tổng cộng có 79 cánh cổng được đặt tại Lido, Malamoco và Chioggia. Mỗi cánh cổng rỗng ruột này dài 30m, rộng 20m và cao từ 4-5m. Cửa Lido là cửa lớn nhất nên cần đến 41 cổng và ở giữa phải xây một hòn đảo nhân tạo.

Công trình bắt đầu bằng việc xây móng, gồm những thanh bê tông cốt thép dài 38m, đường kính 0,5m, rộng 20m, chôn vào lòng biển. Sau đó, những cánh cổng được đặt nằm lên đáy biển, một đầu bắt cố định vào móng bằng hệ thống bản lề khổng lồ. Mỗi bản lề đều có camera quan sát để các kỹ sư có thể điều chỉnh chính xác nhất.

Bình thường, nước được bơm đầy vào cánh cổng khiến nó nằm sát xuống đáy biển. Nhưng khi có dự báo ngập lụt trên 1,1m, các kỹ sư dùng máy bơm đẩy hết nước ra ngoài và thay vào bên trong từng cánh cổng không khí nén. Trong vòng 30 phút, không khí nhẹ khiến cánh cổng nổi lên, tạo thành đê chắn góc 45 độ với mặt biển. Mỗi cánh cổng có thể hoạt động độc lập với nhau nên đê chắn này rất linh hoạt.

Công trình có thể hoạt động trong 100 năm, chống lại những con sóng cao đến 3m để bảo vệ thành phố Venice.

Ảnh minh họa sơ đồ hoạt động của công trình Mose, vẽ quá trình các cánh cổng được bơm khí "bật dậy" từ đáy biển
Ảnh minh họa sơ đồ hoạt động của công trình Mose, vẽ quá trình các cánh cổng được bơm khí "bật dậy" từ đáy biển – (Ảnh: watertechnology)

Công trình Mose nhô lên khỏi mặt biển để chặn nước từ biển Adriatic vào trong phá
Công trình Mose nhô lên khỏi mặt biển để chặn nước từ biển Adriatic vào trong phá – (Ảnh: Daily Mail).

Các cánh cổng hoạt động độc lập với nhau nên có thể được thả nổi linh hoạt
Các cánh cổng hoạt động độc lập với nhau nên có thể được thả nổi linh hoạt – (Ảnh: Daily Mail).

Không chỉ vậy, con đê nổi linh động này là giải pháp giúp bảo vệ môi trường biển tại Venice, đồng thời giúp khôi phục những ngành nghề truyền thống của thành phố.

Việc đê nổi chỉ được sử dụng vài giờ khi nước biển dâng cao giúp nước vẫn lưu thông bình thường giữa đầm và biển Adriatic nên hệ sinh thái tại đây gần như không bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, việc giữ cho Venice luôn khô ráo giúp họ có thể trồng nho trở lại. Matteo Bisol, giám đốc vườn nho Venissa trên đảo Mazzorbo, nói: "Trong thế kỷ 19, có rất nhiều xưởng rượu trong phá nhưng vào năm 2002, khi chúng tôi quyết định khôi phục lại nghề này, gần như không còn xưởng nào. Trong vài năm qua, nhiều trận lụt lớn đã đến Venissa nhưng tất cả nho đều sống".

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Vượt bậc về số lượng và chất lượng điểm đầu ra, Apollo English lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam tại lễ trao chứng chỉ Cambridge năm 2024

Chứng chỉ Cambridge là kỳ thi tiếng Anh hướng tới đối tượng học sinh với 6 cấp độ Starters, Movers, Flyers, KET, PET và FCE. Chứng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ cổ Cần Thơ (1915-2024) – Chứng nhân văn hóa vùng Tây Đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.28

(nienlich.vn) Chợ cổ Cần Thơ là một trong những ngôi chợ truyền thống có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 109 năm đồng hành cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc, ngôi chợ cổ kính này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

‘Pin cát’ cung cấp năng lượng nhiệt cho toàn bộ thị trấn

'Pin cát' mới của PNE cao 13m, rộng 15m, cung cấp công suất đầu ra 1 MW và công suất 100 MWh, mức này tương đương với nhu cầu nhiệt của Pornainen trong một tuần vào mùa đông hoặc một tháng vào mùa hè.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.69) Thành cổ Vinh (Nghệ An): Hơn 200 năm bảo vệ ‘trái tim xứ Nghệ’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thành phố Vinh - trái tim của Xứ Nghệ - mảnh đất có bề dày lịch sử hàng trăm năm, nơi từng được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm nơi xây dựng kinh đô vào năm 1788. Để từ đó còn có tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đến hôm nay, trong hơi thở của cuộc sống nhộn nhịp và sôi động thành phố Vinh vẫn ôm trong mình những nét cổ kính, hoài niệm về một thời xưa cũ. Một trong những nét đẹp hoài cổ của thành phố Vinh, một dấu tích xưa, một công trình kiến trúc độc đáo có giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng to lớn, đó chính là: Thành cổ Vinh.

Chinh phục quãng đường gần 500km bằng xe đạp, hai anh em học tại Trường Trung Tiểu Học Pétrus Ký – Bình Dương xác lập Kỷ lục học đường Việt Nam

(Kyluc.vn) Hai anh em ruột là Hồ Minh Quân và Hồ Quang Minh đã chinh phục thành công quãng đường 500km đường bộ từ tỉnh Bình Dương đến tỉnh Gia Lai bằng xe đạp. Đặc biệt, dù là học sinh tiểu học nhưng bằng sự kiên trì, hai anh em đã cùng nhau ghi dấu ấn đặc biệt trên hành trình rèn luyện sức khỏe của mình khi chính thức được ghi danh trong Hành trình Kỷ lục học đường tại Việt Nam. Sự kiện trao bằng diễn ra vào sáng ngày 11/04/2024 tại VP.Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.