[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế giới ý tưởng “Sốt” thầy tu trong đời sống kinh tế Ấn Độ

“Sốt” thầy tu trong đời sống kinh tế Ấn Độ

Kinh tế bùng nổ, ngày càng nhiều người Ấn Độ tìm đến với đời sống tâm linh để giải tỏa áp lực do lối sống nặng về vật chất. Các giá trị tâm linh chưa bao giờ “phát triển” đến thế tại Ấn Độ.

 

Ấn Độ bùng nổ nhu cầu thầy tu

Khi kinh tế bùng nổ, ngày càng nhiều người Ấn Độ tìm đến với đời sống tâm linh để giúp họ giải tỏa những áp lực do lối sống nặng về vật chất của họ gây ra.

Nhằm phục vụ thị trường rộng lớn và không ngừng phát triển các nhu cầu giảm stress và rối loạn tâm lý trong xã hội Ấn Độ thời toàn cầu hóa, các vị Thầy (guru) trong đạo Hindu của Ấn Độ đã “khéo léo” vận dụng yếu tố tâm linh và thu lời. Nhiều người đã xây dựng được cả những “tập đoàn” nhiều tỷ USD, qua đó chứng tỏ, tại Ấn Độ ngày nay, hoạt động kinh doanh liên quan đến tâm linh đang trở thành một ngành phát đạt.

Tại trụ sở quốc tế của Quỹ Art of Living (AOL) Foundation ở Bangalore, các chuyên gia công nghệ thông tin làm việc quá thời gian dành cả ngày cuối tuần để học sudarshan kriya, một kỹ thuật điều hòa nhịp thở mà trang web của quỹ này khẳng định có thể giúp “thể chất, tinh thần cảm xúc và thái độ ổn định”.

Các công ty kinh doanh bao gồm Cisco, Sun Microsystems và Oracle đều thuê các Thầy của AOL đến dạy tại các nhà xưởng để đảm bảo căng thẳng không làm giảm năng suất của nhân viên.

Bên cạnh AOL, Prasanna Trust, Isha Foundation và Dhyana Foundation cũng đã tham gia hoạt động kinh doanh đầy cạnh tranh nhưng cũng rất béo bở “dịch vụ” tăng cường tinh thần làm việc cho nhân viên, giúp họ tự điều hòa nhịp sống và cải thiện sức khỏe. Đứng đầu những tổ chức này là các vị Thầy thế hệ mới của Ấn Độ.

 

Các thầy tu trên đường phố Ấn Độ

Điểm đối lập giữa các vị Thầy thời nay và thời xưa cũng rất rõ rệt.

Các vị Thầy của Ấn Độ ngày xưa nổi tiếng với lối sống thanh đạm. Họ – cũng giống như đức Phật đà – không màng giàu sang về về vật chất và dành cả một thời gian dài tu hành rất dài để thiền và suy ngẫm những câu hỏi lớn về luân hồi. Họ thường tránh xa thế tục, như đạo sư Ramana Maharishi. Họ cũng tránh những nơi náo nhiệt, truyền thông hay danh lợi. Họ không sở hữu thứ gì cho riêng mình. Các Yogi (chỉ những người dạy yoga) đặc biệt sống một cuộc sống thanh đạm, khổ luyện bản thân và rất nguyên tắc.

So sánh điều này với các vị Thầy thường chỉ muốn tìm kiếm danh lợi và quyền lực ngày nay, những người dù ngoài miệng hay nói gây quỹ giải quyết các vấn đề xã hội nhưng thực tế lại lập ra cả một “đế chế” lớn thách thức ngay cả những tập đoàn kinh doanh khổng lồ. Các vị Thầy này luôn xuất hiện dưới ánh đèn sáng, vây quanh họ là những người giàu, sang trọng và quyền lực, và đi lại bằng xe hơi hay máy bay cá nhân. Acharya Rajneesh, aka Osho, nổi tiếng với cả bộ sưu tập Rolls Royce.

Giúp doanh nhân giàu có hơn

Trong một kỷ nguyên toàn cầu hóa kinh tế, các vị Thầy cũng phải điều chỉnh lại thông điệp của mình cho phù hợp với mối bận tâm của khách hàng. Họ không kêu gọi các môn đồ phải từ bỏ lòng tham. Thay vào đó, các Thầy trong thời buổi toàn cầu hóa giúp môn đồ “nạp” lại năng lượng kinh doanh để họ có thể thu về nhiều tiền bạc hơn nữa.

Các yogi và guru ngày nay đều là những người hết sức giàu có. Đơn cử như nhà yoga guru hàng đầu Ấn Độ, Baba Ramdev, cái tên đang nóng bỏng trong chiến dịch chống tham nhũng. Ramdev sở hữu một công ty kinh doanh khổng lồ, ước tính giá trị tài sản lên đến 245 triệu USD – ông vừa công khai tài sản, nhưng chỉ một phần, chưa kể đến gần 30 công ty điều hành bởi các tổ chức của ông, bao gồm các spa, trung tâm yoga, một công ty y dược cổ truyền Ấn Độ và nhiều nhà thuốc. Trong tay ông, yoga và thuốc cổ truyền đã trở thành cỗ máy in tiền.

Ramdev không  phải là vị Thầy duy nhất khai thác tiềm năng kinh doanh những tri thức cổ xưa của người Ấn Độ. Maharishi Mahesh Yogi, người có các môn đồ bao gồm cả ban nhạc the Beatles và 5 triệu người khác, dạy kỹ thuật Thiền siêu việt (Transcendental Meditation (TM)) cho người Tây và đã xây dựng được một mạng lưới toàn cầu. Đồng thời, ông cũng lập lên một tập đoàn trong đó có công ty bất động sản, các tổ chức vì lợi nhuận trị giá hàng tỷ đôla. Theo một số ước đoán, Satya Sai Baba, người vừa mới qua đời ở Puttaparthi, miền nam Ấn Độ, đã gây dựng được một tổ chức từ thiện với tài sản khoảng 8,8 tỷ USD.

Mỗi nhãn hiệu đều cần một ý tưởng bán hàng đặc biệt để được chý ý trên thị trường. Và trong một thị trường tâm linh khá đông đúc này, các guru đã phát triển ý tưởng bán hàng của riêng mình để tạo nên nét đặc biệt riêng có so với phần còn lại, như kỹ thuật hít thở và kinh giúp chữa lành vết thương.

Sri Sri Ravi Shankar, nhà sáng lập AOL đã tạo ra thị trường ngách cho riêng mình trong các thị trường tâm linh với kỹ thuật điều hòa nhịp thở sudarshan kriya; Mata Amritanandamayi, “amma” (tức mẹ) của các môn đồ, đã thu hút sự chú ý của cả thế giới với cái ôm của mình. Sai Baba được cho là “có phép màu”; người ta đồn ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ, dây chuyền, nhẫn và tro thánh từ hư không.

Đó là một số các vị Thầy có đủ tinh thông về giáo lý và tay nghề để chia sẻ và truyền dạy. hiếm có ai sánh bằng Ramdev về trình độ yoga. Kỹ thuật điều hòa nhịp thở Sudarshan kriya của Shankar được cho là có thể giúp trấn tĩnh lại cá nhân đang căng thẳng.

Tham vọng chính trị và của cải

Nhưng nhiều người tỏ ra ghê tởm với cách làm giàu, lối sống xa hoa, sự ưu ái người phương Tây và tham vọng quyền lực chính trị của các vị Thầy. Hầu hết các thầy nổi tiếng đều có một sức mạnh ghê gớm đối với các chính trị gia và có mối liên hệ mật thiết với các đảng phái, đặc biệt là đảng cánh hữu Hindu.

Trước đây, các viện tu khổ hạnh (ashrams) thường cấp cho người hành hương nơi ở miễn phí. Thế nhưng, giờ đây, chỉ những người siêu giàu mới có thể dám đến các viện tu khổ hạnh của các Thầy.

Tồi tệ hơn, một số viện tu – thậm chí cả những viện không được các ông Tây balo lui tới – cũng không hề dành cho người Ấn Độ. Một số người phương Tây tìm đến tâm linh, muốn thâm nhập vào văn hóa Ấn Độ, thường muốn giữ khoảng cách với người Ấn Độ, và nhu cầu này các thầy tu luôn sẵn sàng đáp ứng.

Rất dễ nhận ra điểm tương rõ nét giữa doanh nghiệp kinh doanh và các vị Thầy ngày nay. Cả hai đều sử dụng chiến thuật làm suy yếu cạnh tranh. Ramdev vận động mạnh mẽ chống lại các nhãn hiệu nước ngoài và ủng hộ sử dụng các sản phẩm “swadeshi” (made in India). Theo một cuốn sách do tổ chức của ông lưu truyền, “trừ máy bay”, Ramdev sử dụng gần như 100% các sản phẩm swadeshi, kêu gọi các môn đệ sử dụng chỉ hàng hóa swadeshi.

Cuốn sách nói: “Ngay cả trong swadeshi, ưu tiên đầu tiên vẫn là các sản phẩm của ngành nông nghiệp trong nước sau đó mới đến các ngành khác… Và ngay cả trong các sản phẩm trong nước, các sản phẩm ashram [do tổ chức của Ramdev sản xuất vẫn] phải được ưu tiên hơn so với các thực đơn và thuốc phổ biến nhất trên thị trường…. và với mức giá tổi thiểu”. Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng ông kêu gọi người dân tẩy chay các sản phẩm nước ngoài chỉ để thúc đẩy việc mua bán các sản phẩm của chính ông.

Một số Thầy cũng đưa ra lý do giải thích cho hoạt động gây dựng tài sản của mình. Theo một số tờ báo, Maharishi Mahesh Yogi đã nói rằng ông không thể xây dựng một mạng lưới siêu việt quốc tế nếu không thu phí của môn đồ và thu hút quyên góp đất đai và tiền bạc. Phép thần của Sai Baba gây tranh cãi nhưng cũng tạo ra một vòng tinh hoa quanh ông, thu hút người dân đến nắng nghe thông điệp của ông và khiến họ quyên góp cho công việc nhân đạo của ông.

Và thực tế Sai Baba cũng tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện. Ông thành lập một loạt bệnh viện và phòng khám cung cấp dịch vụ điều trị chất lượng tốt nhất, nơi người nghèo cũng có thể đến đễ khám chữa miễn phí. Các trung tâm giáo dục do tổ chức của ông mở thuộc những trường tốt nhất tại Ấn Độ. Dự án nước uống của ông giúp thỏa mãn cơn khát cho hàng triệu người.

Thế nhưng, các nhà phê bình những Thầy tu thời đại mới vẫn tỏ ra bức xúc, bởi họ đang biến những tri thức mà mọi người đều có thể tiếp cận thành thứ chỉ dành riêng cho những ai có thể trả tiền. Nếu những vị Thầy này thực tế là những người tốt muốn ban phát hạnh phúc và thái hòa, tại sao họ không làm như thế miễn phí? Tại sao họ không sống giữa những người Ấn Độ nghèo nhất?

Nội dung các bài giảng không phải là những khám phá của riêng họ. Đó là tri thức được truyền qua nhiều thế hệ mà họ chỉ nói lại trong một số trường hợp này, và xoay vòng trong những trường hợp khác. Họ chưa hề phát triển được điều gì mới.

AOL vẫn khẳng định kỹ thuật điều hòa nhịp thở sudarshan kriya là do Shankar phát triển. Những người phê bình chỉ rõ, những gì AOL dạy chẳng qua là loại “rượu” Vệ-đà cũ đựng trong bình mới mà thôi.

Những ai muốn được đào tạo sudarshan kriya sẽ phải ký một số thỏa thuận không công khai. Họ phải cam kết không dạy kỹ năng hít thở cho những người khác mà không thông “qua đào tạo cá nhân từ Sri Sri Ravi Shankar và Art of Living Foundation”.

Điều này đã dẫn tới những chỉ trích gay gắt dành cho thái độ hành xử “kiểu doanh nghiệp đa quốc gia” của AOL. Các nhà phê bình cho rằng, nếu là một vị Thầy đích thực thì họ không nên bán tri thức mà không phải do mình khai sáng ra. Họ nên chia sẻ nó rộng rãi cho mọi người.

Theo VEF/Nguồn Atimes

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.