Trang chủ Thế giới ý tưởng Nữ sinh 8x với dự án ngôn ngữ ký hiệu "khủng"

Nữ sinh 8x với dự án ngôn ngữ ký hiệu “khủng”

Cô gái ấy muốn xây dựng một trung tâm, không chỉ có người khuyết tật mà cả những người bình thường có thể học một loại ngôn ngữ khá lạ lẫm: Ngôn ngữ kí hiệu (NNKH). Bởi với cô, ước mơ đó là không chỉ là sự say mê mà còn là sự tri ân với những “người thân” trong đại gia đình khuyết tật.

Học 3 ngày biết NNKH

Cô gái đó tên Lê Thanh Hoa, một cô gái Hà Nội gốc xinh xắn với giọng nói thật nhẹ nhàng, dễ gần. Mọi người có thể ấn tượng về ngoại hình hay giọng nói của cô ấy, nhưng sẽ càng ấn tượng hơn khi xem cô gái ấy “hát”… bằng tay.

Đầu năm thứ 4 đại học, Hoa trở thành học viên của lớp dạy NNKH do những thành viên còn lại của một dự án phi chính phủ hỗ trợ cho người khiếm thính của Thụy Điển tổ chức. Được một thời gian, lớp học dần tan rã vì ai cũng có những công việc riêng. Nhưng chính Hoa là người vận động những thành viên của lớp tiếp tục theo học.

Chính chương trình mừng sinh nhật cho lớp cũng là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt lớn cho con đường Hoa đến với NNKH. Hoa là người đứng ra tổ chức nhưng đồng thời cũng kiêm luôn vai trò MC (người dẫn chương trình). Là MC cho chương trình bình thường đã khó, với vai trò dẫn cho một cộng đồng cả người khiếm thính và người bình thường lại càng khó hơn. Vừa phải dẫn nói, vừa phải sử dụng NNKH, không phải ai cũng làm được. Trong khi đó, đến lúc cầm tờ nội dung, Hoa cũng mới chỉ là học viên mới bắt đầu tham gia lớp học.

Nhưng khi nhìn cô thành thạo với những cử chỉ điêu luyện, ít ai biết rằng cô đã phải học từng từ trong tờ nội dung kịch bản dẫn với thầy  giáo là người khiếm thính. Sáng chiều học cùng thầy, đến tối về hai thầy trò lại chat (nói chuyện) với nhau đến khuya. Cuối cùng, chương trình cũng tổ chức thành công và Hoa đã có thể sử dụng NNKH thành thạo chỉ sau… 3 ngày.

 
Lê Thanh Hoa cô gái nhỏ với ước mơ lớn – Nguồn: Ngonngukihieu.org

Sau thời gian đó, tình yêu của cô gái trẻ với “ngôn ngữ không lời” ngày càng sâu đậm. “Suốt 2 tháng trời, ngày nào cũng thế, mình dành tới 22 tiếng một ngày cho việc học NNKH. Ăn cũng học, thậm chí tối đi ngủ cũng nghĩ đến nó”. Kết quả là, chỉ sau 2 tháng, Hoa đã có thể đi làm phiên dịch cho chi hội người điếc Hà Nội trong khi, với người khác, để lên cấp độ phiên dịch có thể sẽ phải mất ít nhất nửa năm hoặc lâu hơn nữa.

Không phải ngẫu nhiên mà Hoa đạt được thành quả như thế. Với cô, học NNKH là vì niềm đam mê nhưng cũng là vì tình yêu với những người khuyết tật câm điếc.

“Học NNKH cũng giống như học ngoại ngữ, thay vì chăm chăm cầm tờ giấy để học thuộc từ, cách tốt nhất, bạn nên “nói chuyện” nhiều hơn với thầy, với các bạn, sử dụng nhiều hơn NNKH để giao tiếp với nhau”, Hoa chia sẻ phương pháp học hiệu quả.

Cô gái đa năng

Tốt nghiệp ngành kế toán của đại học Kinh tế quốc dân, Hoa không tìm những việc theo đúng chuyên ngành đã học mà tập trung vào một công việc nghe cái tên khá xa lạ: Công tác xã hội.

Nhiều người hiểu nhầm công việc của cô, cho rằng Hoa đi làm “từ thiện”. Nhưng Hoa quan niệm rất rõ ràng rằng “mình không cho họ tiền, không ủng hộ họ bất cứ cái gì thì sao gọi là từ thiện.” Giúp đỡ họ là công việc, là trách nhiệm chứ không phải là sự thương hại.

Hiện nay, Hoa tham gia cộng tác với khá nhiều trung tâm, tổ chức. Ngoài việc làm cộng tác viên cho một số tổ chức phi chính phủ về cộng đồng người khuyết tật nói chung và phiên dịch NNKH cho cộng đồng người câm điếc (NCĐ) nói riêng, Hoa còn là một chuyên viên về các khiếm khuyết tâm lý cho trẻ em, hỗ trợ và tham gia làm các sự kiện vì cộng đồng và xã hội. 

 
Ngoài vai trò là một giảng viên và một phiên dịch NNKH, Hoa còn tham gia công tác xã hội với nhiều công việc khác.

Hàng tuần, cô vẫn dành hai đến ba buổi qua trung tâm Nghị lực sống để giúp nấu cơm cho những người khuyết tật. Đôi khi, nhiều người thấy cô đang tất bật chuẩn bị cho một chương trình của NCĐ hay có khi đang chơi cùng các em nhỏ với vai trò một chuyên viên tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, làm phiên dịch NNKH vẫn là nghề chính của cô gái nhiều duyên nợ với những người khiếm thính này.

Bên cạnh đó, cô còn phó chủ nhiệm của câu lạc bộ NNKH với hơn 100 thành viên thường trực và gần 200 thành viên không thường trực, thường xuyên tham gia tất cả các lĩnh vực liên quan đến cộng đồng nhưng người khuyết tật vẫn là đối tượng quan tâm chính mà câu lạc bộ hướng đến.

“Đã là gia đình thì không thể từ bỏ”

Thuở bé, ước mơ của Hoa là lớn lên sẽ mở một hiệu sách của riêng mình. Nhưng sau khi biết đến và trót yêu thứ “ngoại ngữ” này, cô đành tạm gác ước mơ nhỏ để dồn đam mê và công sức cho ước mơ lớn: Xây dựng một trung tâm đào tạo NNKH có chất lượng cao. Thậm chí, Hoa đã từ bỏ học bổng đi nghiên cứu sinh về phiên dịch NNKH tại Nhật (của tổ chức Jica của Nhật Bản), hay không tham gia hội thảo nâng cao nhận thức và lãnh đạo cho người khuyết tật ở Thái Lan để có thời gian tập trung nghiên cứu và làm dự án.

Cô luôn trăn trở rằng trong khi ở nước ngoài có hẳn một trường chuyên đào tạo về NNKH chuyên nghiệp thì ở Việt Nam, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội, vẫn chưa có một trung tâm đào tạo NNKH bài bản, vẫn còn phân tán nhỏ lẻ, chất lượng chưa cao. Các giáo viên giảng dạy trong trường phần lớn đều không hiểu rõ và nắm rõ về NNKH, mà dạy chính bằng phương pháp sử dụng hình ảnh và khẩu hình miệng.

 
Lớp học NNKH ở trường ĐH KHXH & NV

Điểm nổi bật của dự án ở chỗ đây là trung tâm đầu tiên và duy nhất ở Hà Nội hiện nay đào tạo bằng NNKH song song cùng ngôn ngữ khẩu hình cho NCĐ. Dựa trên việc thành lập một trung tâm đào tạo ngôn ngữ kí hiệu uy tín để thuận tiện trong việc đào tạo, đổi mới và tập trung các trung tâm nhỏ lẻ trong địa bàn Hà Nội, tạo môi trường cho người khuyết tật và gia đình các em có cơ hội được hòa nhập và giao lưu với nhau, là môi trường tốt cho các bạn trẻ học tập và tìm hiểu về NNKH.

Mong muốn của cô gái 8x chính là các em nhỏ được đào tạo các kiến thức tốt nhất để có thể học tập, sinh hoạt và làm việc như những người bình thường. Trong tương lai dự án, cô mong muốn sẽ đưa đào tạo ngôn ngữ kí hiệu vào các trường học để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập kèm liên hệ với miêu tả bằng hình ảnh của ngôn ngữ kí hiệu nhằm tăng trí tưởng tượng và khả năng nhớ lâu của các em.

Sau một thời gian đào tạo, những học viên đạt tới cấp độ phiên dịch sẽ được cấp chứng chỉ có giá trị tương đương một tấm bằng ngoại ngữ. Trong tương lai, mô hình lớp học này sẽ cung cấp một lượng lớn phiên dịch viên cho các trung tâm, đài truyền hình hay các trường học.

Hiện nay, sau gần hai năm ấp ủ, dự án đang được triển khai với 5 lớp học tại nhiều địa điểm được mở và lớp học chính là ở trường THCS Trưng Vương – 52 Lí Thường Kiệt. Lớp học do chính những thầy giáo là người khiếm thính đứng lớp và cô giáo Hoa sẽ là người trợ giảng đồng thời làm phiên dịch giữa các thầy và trò.

Trên con đường biến giấc mơ thành hiện thực, không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Sau khi dự án hợp tác với Thụy Điển kết thúc, Hoa vẫn chưa tìm được nhà đầu tư đồng cảm với mình. Nhiều lúc cũng khó khăn, chán nản vì thiếu vốn và cộng sự, các tình nguyện viên vì vướng bận việc riêng mà không thể cùng tiếp tục nhưng Hoa không bao giờ có ý định sẽ từ bỏ. Bởi với cô: “Những người khuyết tật là gia đình thứ hai của Hoa. Hoa làm việc đó là vì gia đình. Mà đã là gia đình thì có ai từ bỏ được không?”.

Nét cười tươi sau câu nói ẩn chứa sự dịu dàng nhưng đã thể hiện sự quyết tâm của cô gái trẻ trót đam mê với ngôn ngữ không lời. Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng mô hình các lớp học, Hoa sẽ vẫn tiếp tục đi tìm nguồn tài trợ. Bởi cô gái với biệt danh “Nấm xinh” này tin tưởng rằng dự án của mình sẽ thành công một ngày không xa.

Vũ Hương

Theo Vietnamnet

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.