[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế giới ý tưởng Kinh tế sáng tạo - giải pháp cho Việt Nam bật lên?

Kinh tế sáng tạo – giải pháp cho Việt Nam bật lên?

Kinh tế sáng tạo được coi là "át chủ bài" trên đường phát triển thịnh vượng trong thế kỷ 21của toàn thế giới. Còn người Việt, dường như vẫn giữ “thói quen đặt rào cản" tư duy. Liệu kinh tế sáng tạo có phải là giải pháp cho Việt Nam bật lên?

 

Kinh tế sáng tạo: con đường đi tới thịnh vượng

 

Kinh tế sáng tạo đang ngày càng được thế giới quan tâm. Nó bao trùm tất cả các lĩnh vực khác từ âm nhạc, văn học, nghệ thuật, phim ảnh và sân khấu, cho tới phát thanh/truyền hình, báo chí, quảng cáo, tạo mẫu, công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp… Vì vậy kinh tế sáng tạo không chỉ có được một tầm quan trọng đáng kể trong nền về kinh tế quốc dân, mà còn là một mẫu hình cho một ngành kinh tế hiện đại: cung cấp cơ hội việc làm tương đối tốt, đóng vai trò tiên phong trên con đường dẫn tới một nền kinh tế trí thức và là một nguồn chắc chắn cung cấp các ý tưởng độc đáo. Kinh tế sáng tạo – kinh tế dựa trên nền kiến thức và sáng tạo chính là những giá trị lớn của nền kinh tế hôm nay.

Trong báo cáo năm 2010 về định hướng chính sách phát triển quốc tế, Liên Hợp Quốc khẳng định kinh tế sáng tạo là lựa chọn phát triển khả thi đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh chóng. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng phát triển kinh tế sáng tạo sẽ là một giải pháp hợp lý đối với kinh tế toàn cầu hiện nay.

Thực tế, ngay cả khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng mang tới những cơ hội tuyệt vời để tất cả các nước, đặc biệt các nước đang phát triển thử nghiệm các lựa chọn mới, đường lối phát triển mới và định hướng chính sách mới. Kinh tế sáng tạo có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển đang tìm cách đa dạng nền kinh tế đồng thời tạo ra bước nhảy vọt tại một trong những khu vực kinh tế năng động nhất của thế giới.

 

TT Obama mới đây kêu gọi sáng tạo để Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu và khẳng định Sáng Tạo là chìa khóa để chấn hưng kinh tế (Ảnh: AP)

Điển hình nhất có thể kể đến nước Mỹ với sức mạnh số 1 thế giới đã và đang dẫn đầu thế giới chính bằng nền kinh tế sáng tạo. Nước Mỹ là môi trường tuyệt vời để phát triển kinh tế sáng tạo, bằng chứng là nơi đây đã có hàng lọat các công ty công nghệ hàng đầu thế giới ra đời và phát triển mạnh mẽ. Mới đây, trong Thông Điệp Liên Bang phát đi hôm 25/1/2011, Tổng Thống Obama cũng đã kêu gọi nước này đổi mới công nghệ để Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu; cũng như khẳng định sáng tạo là chìa khóa để chấn hưng kinh tế. Một cường quốc hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ nay vẫn tiếp tục chú trọng tới kinh tế sáng tạo hằng mong đó là bàn đạp để phát triển kinh tế, vậy có quốc gia nào có thể bỏ qua kinh tế sáng tạo nếu muốn tìm tới sự thịnh vượng?

Một điển hình khác về phát triển kinh tế sáng tạo là Thái Lan. Tháng 1/2011,  chính phủ Thái Lan đã quyết định chi 20 tỷ Bath (khoảng 667 triệu USD) để gia tăng tỷ lệ đóng góp của kinh tế sáng tạo vào GDP từ 12% năm 2010 lên 20% vào năm 2012.

Chính phủ nước này đã lựa chọn 15 nhóm ngành công nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo, trong đó có các ngành thủ công mỹ nghệ, du lịch, y học truyền thống, ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, thiết kế, thời trang và kiến trúc. Với kế hoạch này, chính phủ Thái Lan kỳ vọng sẽ đưa nước này trở thành một trung tâm công nghiệp sáng tạo của khu vực Đông Nam Á. Không chỉ duy nhất Thái Lan chú trọng vào nền kinh tế sáng tạo, các quốc gia khác như Anh, Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ sáng tạo và tài nguyên tri thức.

Nhiều trường Đại học hàng đầu thế giới như Harvard ngay từ ngày đầu thành lập đã coi sáng tạo là tư duy cốt lõi, là nền tảng tư tưởng để tạo nên những thế hệ lãnh đạo của nền kinh tế toàn cầu. Sáng tạo đến từ việc nhìn nhận vấn đề cũ theo những cách mới, nhận ra logic và tầm quan trọng của những kết quả tưởng như ngẫu nhiên, từ nhận thức “thất bại là mẹ thành công”, dám nghĩ, dám làm. Sáng tạo là tinh thần và là tư duy đào tạo của nhiều nền giáo dục hàng đầu.

Kinh tế sáng tạo – giải pháp cho Việt Nam bật lên?

Trong bối cảnh toàn cầu đó, Việt Nam đã và đang có đầy đủ nền tảng để phát triển kinh tế sáng tạo.

Việt Nam hiện nay vẫn là một nước có dân số trẻ, hiếu học, tiếp thu cái mới nhanh, có khả năng sáng tạo, có ý chí vượt khó. Tuy nhiên chỉ sau 10 năm nữa, Việt Nam sẽ không còn có ưu thế này, vậy phải làm sao tận dụng lợi thế này để phát triển kinh tế sáng tạo?

 

Phở 24 đã rất thành công với phương thức nhượng quyền thương mại, hiện là thương hiệu Việt nổi tiếng tại nhiều nước trên TG (Ảnh: Thuonghieu.vn)

 

 

Mặt khác, Internet ngày càng được phổ cập và sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa càng trở nên mạnh mẽ. Ngoài ra, những thành công ban đầu của các công ty công nghiệp và dịch vụ nội dung số có thể coi là những trận đánh thử để rút kinh nghiệm, để có niềm tin vào kinh tế sáng tạo của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đặc thù các ngành trong kinh tế sáng tạo thường không phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, cũng không cần đầu tư quá nhiều vào hạ tầng giao thông; trong khi đó hạ tầng viễn thông Việt Nam nay đã có nền tảng đầy đủ để có thể tạo hạ tầng cơ bản cho phát triển kinh tế sáng tạo.

Đó là những điểm khác biệt để Việt Nam có thế chen chân vào nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, báo cáo của Liên Hợp Quốc và nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa số các nước đang phát triển vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nền kinh tế sáng tạo để phát triển, cả về chính sách trong nước và môi trường kinh doanh cũng như xu hướng hệ thống toàn cầu.

Vậy, trong một nền kinh tế phát triển với nhiều cơ hội và thách thức, kinh tế Việt Nam hiện đang ở đâu và đóng vai trò gì trong nền kinh tế thế giới? Làm thế nào để kinh tế Việt Nam phồn vinh bên cạnh Trung Quốc? Đâu là các nhóm ngành mũi nhọn để Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo? Những doanh nghiệp Việt Nam đang đang trăn trở với bài toán sáng tạo ra sao? Đâu là cơ hội và thách thức cho kinh tế sáng tạo ở Việt Nam? Liệu kinh tế sáng tạo có phải là giải pháp cho Việt Nam bật lên?

 

Theo Diễn đàn kinh tế Việt Nam

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.