Trang chủ Thế giới ý tưởng “I’m a farmer” - tôi là nông dân

“I’m a farmer” – tôi là nông dân

Hơn hai tháng nay, nhiều lão nông xã Long Mỹ (huyện Mang Thít, Vĩnh Long) đã quen cữ đến 18g mỗi tối thứ ba, năm, bảy lại háo hức... cắp sách đi học tiếng Anh.Lớp học tiếng Anh cho nông dân ở xã Long Mỹ - Ảnh: Mễ Thuận

 “Hello teacher, hello teacher. How are you?” (xin chào thầy, thầy khỏe chứ?), lời hát chào đón người thầy vang lên rộn rã. Đáp lại, người thầy trẻ cũng sử dụng tiếng Anh hỏi thăm học trò là các lão nông tóc điểm hoa râm. Không khí lớp học thoải mái, rộn rã và đầy thân mật trước khi bắt đầu bài học mới.

Lớp tiếng Anh trong ruộng

Bà Trần Thu Hà, bí thư Đảng ủy xã Long Mỹ, cho biết mấy năm nay lượng du khách quốc tế đến tham quan xã tăng đột biến. Nông dân thường gặp gỡ họ nhưng không thể trò chuyện vì không biết tiếng Anh. Vì thế, du khách chỉ tham quan loanh quanh rồi đi mất và người dân cũng chẳng thể níu chân họ.

Bà Hà suy nghĩ: “Hay là mở lớp cho nông dân học tiếng Anh! Khi nông dân mình trò chuyện được thì chắc rằng sẽ gây được thiện cảm, kéo du khách ở lại lâu dài”. Nghĩ là làm, bà Hà đề xuất ý tưởng với chính quyền các cấp và thật nhanh chóng, một “Câu lạc bộ nói tiếng Anh” cho những nông dân lớn tuổi chưa biết gì về tiếng Anh được hình thành.

“Câu lạc bộ mở đầu tháng 5 với hơn 15 thành viên ban đầu. Lúc đó chưa có giáo viên nên mọi người tự phân công nhau, cử người vô nhà sách mua tài liệu cho cả nhóm học. Mà phải là tài liệu thiệt dễ hiểu vì hầu hết có ai biết gì tiếng Anh, tiếng em đâu. Cũng vì chưa có giáo viên nên câu lạc bộ tự học tập theo cách người nào biết chút chút thì ráng đọc mẫu, giảng giải cho những người chưa biết” – bà Trần Thị Yến Nhi, một thành viên của lớp, kể lại những ngày đầu thành lập lớp.

Sau hơn một tháng, bà Hà mời được một giảng viên tiếng Anh của Trường ĐH Cửu Long đến lớp. Nhưng cái khó nhất để có được lớp học với hơn 30 “học trò” đi vào hoạt động ổn định như bây giờ là việc phải thuyết phục từng người bỏ qua tâm lý ngại tuổi cao khó học tập, khó tiếp thu cái mới. Thế nhưng, khi hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của việc học tiếng Anh cho bản thân, cho địa phương… giờ đây trong lớp có đến quá nửa là những lão nông trên dưới 60 tuổi.

Học để giao lưu

“Tui năm nay 60 tuổi rồi, mỗi giờ học là một cuộc chiến. Nhưng tui quyết tâm học để còn trò chuyện với du khách nước ngoài khi họ tới thăm vườn nhà mình chớ” – lão nông Đỗ Văn Đơm nói. Sở dĩ ông Đơm quyết tâm học đến thế vì nhiều lần có mấy người khách Tây đi lạc đường, nhìn họ mệt mỏi ông rất muốn giúp nhưng không thể trò chuyện. Ngoài “yes”, “no” học lóm mấy anh xe ôm, ông chỉ biết ậm ờ cho qua chuyện. Ông bảo: “Cũng hơi quê mà cũng thấy tội nghiệp họ nữa. Nếu mình biết chút đỉnh, biết đâu họ sẽ tiện lợi hơn khi tham quan xứ mình”.

Không những chăm chỉ học đều, ông Đơm còn rủ thêm người cháu họ năm nay 53 tuổi là ông Mai Đắc Thành học cùng. Hai cậu cháu thực tập nói tiếng Anh mà giọng run cầm cập. Ông Thành thật thà: “Mỗi lần thầy kêu tui đọc, mồ hôi cứ túa ra”.

Ở một góc khác của lớp, ông Nguyễn Văn Bảy Râu tự tin giới thiệu về mình: “Mai nem xé vờn râu” (my name Bảy Râu). Trước tiếng cười giòn của mọi người, ông Bảy đệm thêm: “Ám ờ phá mờ” (I’m a farmer – tôi là nông dân). Ông Bảy cười sảng khoái: “Từ ngày học tiếng Anh, tui có thể tự tin khi gặp mấy người Tây mà vẫy tay “hé lô” (hello) hay đệm thêm “Gờ lét tu mít diu” (Glad to meet you – hân hạnh quen bạn). Thỉnh thoảng rủ tụi nó nhậu, rồi cụng ly, hô “chi chi” (cheer – vô!). Nhờ vậy, tụi Tây bạn tui khoái lắm”.

Thấy những nông dân già hăng hái học tiếng Anh, Trường ĐH Cửu Long cử hẳn thầy Lâm Thái Quang, giảng viên của trường, đến dạy. Vậy là lớp tiếng Anh “made in… miệt vườn” nhưng rất quy củ chính thức ra đời. Chuyện về lớp tiếng Anh của nông dân cứ thế truyền đi. Mỗi ngày lớp tiếng Anh miệt vườn lại đón thêm nhiều nông dân mới quyết chí học cho bằng được. Thậm chí có những người không phải nông dân mà là thương nhân từ TP Vĩnh Long như vợ chồng ông Cao Văn Sáu, đều đã hơn 60 tuổi, cũng tìm đến lớp.

Thầy Quang chia sẻ tuy chỉ mới đứng lớp hơn một tháng nhưng những học trò đặc biệt này luôn mang đến cho anh nhiều hứng thú, thấy yêu nghề hơn. “Học viên trong lớp phần lớn đều lớn tuổi, nhưng quyết tâm học của họ thật đáng nể”. Thầy Quang nhớ rất rõ lần đầu tiên vô lớp dạy: “Mọi người hào hứng chào mình nhưng lại nói “good bye teacher” làm mình hết hồn tính quay trở ra. Một lúc sau mới biết mọi người nhớ nhầm. Giờ mọi người đã tự tin giới thiệu về mình bằng tiếng Anh. Nói được nhiều câu cơ bản trong giao tiếp”.

 

Bà Trần Thu Hà cho biết lớp tiếng Anh đặc biệt này nằm trong chủ trương nâng cao trình độ tiếng Anh cho nông dân của xã Long Mỹ. Xã chọn du lịch là điểm nhấn phát triển kinh tế thành một xã đạt chuẩn nông thôn mới. Do đó, việc phổ cập tiếng Anh cho người dân là cần thiết. Lớp học được mở tại nhà văn hóa xã này là khóa đầu tiên của chương trình.

 

 Theo Kim Tuyến – Mễ Thuận/Tuổi Trẻ

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đồng Xuân (1889-2024) – Một nét văn hóa Hà Nội – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.29

(nienlich.vn) Nằm trong khu phố cổ, chợ Đồng Xuân gắn liền với quá trình phát triển thương mại của vùng đất Thăng Long. Nơi đây không chỉ là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hoá, tinh thần, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa và nay.

Ra mắt ‘robot mềm’ có thể di chuyển linh hoạt, hứa hẹn nhiều ứng dụng thiết thực

Con “robot mềm” này có thể giúp chúng ta nghiên cứu tự nhiên và môi trường. Tính linh hoạt của chúng hứa hẹn sẽ...

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Vượt bậc về số lượng và chất lượng điểm đầu ra, Apollo English lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam tại lễ trao chứng chỉ Cambridge năm 2024

Chứng chỉ Cambridge là kỳ thi tiếng Anh hướng tới đối tượng học sinh với 6 cấp độ Starters, Movers, Flyers, KET, PET và FCE. Chứng...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.70) Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội): Làng cổ ấp hai vua – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng Bắc Bộ Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, đến nay, ngôi làng vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng... Nét tự nhiên cùng sự cổ kính khiến Đường Lâm trở thành một địa chỉ ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm về du lịch vùng ngoại ô Hà Nội.