Trang chủ Thế giới ý tưởng Gom trấu thải thu lãi tiền tỷ

Gom trấu thải thu lãi tiền tỷ

(Ý tưởng) - Từ một thợ may có cửa hàng cho thu nhập ổn định ăn trắng mặc trơn. Đùng cái anh dẹp tiệm suốt ngày lăn vào những đống vỏ trấu nơi những máy xay xát mà nông dân bỏ đi. Thế nhưng, chẳng ai ngờ, từ những đống vỏ trấu bỏ đi ấy đã đem về tiền tỷ…

Ý tưởng điên rồ…
Đến mãi bây giờ, ông Lương Văn Minh ở khối phố 5, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam vẫn chưa thể cắt nghĩa được tại sao đang yên đang lành với nghề may lại bỏ ngang đi làm những việc chẳng giống ai.
Anh kể, lúc đầu nhiều chủ máy xay xát thấy anh lọ mọ đến hỏi mua vỏ trấu. Thấy anh mặt mày không phải nông dân, lại ăn nói nhỏ nhẹ, nhiều chủ máy xay xát bảo nếu anh cần thì cho không. Nhưng anh lắc đầu bảo: Nếu anh bán, tui mua và chúng ta ký kết hợp đồng cung cấp vỏ trấu, tui bao tiêu toàn bộ.
 
Nghe đến chuyện ký kết hợp đồng bao tiêu mua vỏ trấu, loại bỏ đi chẳn ai thèm lấy. Nhiều chủ máy xay xát thầm nghĩ chắc cha này điên nặng. Ai đời lại đi mua cái đồ bỏ đi, cho chẳn ai thèm lấy.
 
Hỏi chuyện cơ duyên nào đưa anh đến với cái nghề biến phế phẩm thành tiền tỷ. Anh Minh bảo cái ý tưởng ấy giống như trên trời… rơi xuống vậy.

 

  Cơ sở sản xuất củi trấu của anh Minh

Một lần tình cơ ngồi trò chuyện với anh bạn hồi còn học phổ thông hiện đang làm giám đốc một doanh nghiệp. Anh bạn bảo hiện các DN sản xuất gặp khó khăn do giá thành chất đốt tăng quá mạnh. Hiện anh đang tìm cách nhập nguồn nhiên liệu chất đốt rẻ, may ra mới hạ được giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.
 
Nghe anh bạn than khó về nguồn nhiên liệu chất đốt, tự nhiên trong đầu tôi chợt nghĩ đến vỏ trấu ở quê người ta xay gạo rồi vứt bỏ tràn lan sao lại không sử dụng làm chất đốt?
 
Nhiều tháng ròng sau đó, trong từng giấc ngũ chập chờn, hình ảnh vỏ trấu đỏ đống gây ô nhiễm môi trường, rồi lời than vãn của anh bạn thân loay hoay tìm nguồn nhiêu liệu chất đốt rẻ để hạ giá thành đã thôi thúc anh tìm giải pháp biến vỏ trấu thành nguồn nhiên liệu chất đốt cung cấp cho các nhà máy sản xuất với giá thành rẻ.

 

 

  Cơ sở sản xuất củi trấu của anh Minh

Anh Minh bảo, khó khăn nhất với tui lúc đó là tay ngang, chẳng hiểu chi kỹ thuật. Nhưng đã nghĩ là phải làm. Bắt đầu từ đó, Minh bắt đầu tìm kiếm tài liệu cách chế biến vỏ trấu thành chất đốt có nhiệt lượng cao. Rất may, trong lần tình cờ lên mạng anh biết được một cơ sở ở Vũng Tàu cũng đang chế biến vỏ trấu thành củi.
 
Sáng hôm sau anh nhảy xe vào tận Vũng Tàu để tận mắt xem họ chế biến vỏ trấu thành củi như thế nào. Sau mấy ngày tầm sư học đạo, anh về lại quê bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến đó là vào đầu năm 2009.
 
Gom góp số tiền vốn vợ giành dụm được, anh Minh đặt mua một máy ép vỏ trấu 60 triệu đồng mang về lắp đặt tại xưởng nhỏ đặt ngay vườn nhà.

Để có nguồn nguyên liệu cung cấp cho xưởng ép trấu thành củi của mình, hàng ngày Minh tìm đến các điểm máy xay xát gạo trong huyện để đặt mua, rồi chở về tự mình mày mò vận hành máy ép vỏ trấu thành củi để thử nghiệm.
 
Sau hơn 2 tháng trời quên ăn quên ngũ vì trấu, cuối cùng những thanh củi trấu cũng ra đời như mong đợi.
 
“Lúc đó toàn bộ củi trấu tui làm ra mang đến cho mấy cơ sở sản xuất dùng thử. Chỉ sau hơn 1 tháng, toàn bộ sản phẩm củi trấu tui sản xuất ra được các nhà máy bao tiêu sản phẩm vì đảm bảo nhiệt lượng cần thiết khi đốt lò các nồi hơi công nghiệp. So với than đá, củi trấu có nhiều ưu điểm như: nhiệt độ từ 3.800 – 4.000 độ C là vừa đạt yêu cầu lại vừa rẻ hơn 35% giá thành so 1 kg than đá.….” Anh Thành kể.
 
Tiền tỷ từ vỏ trấu
 
Hỏi lợi nhuận thu được từ chế biến phế phẩm, anh Minh chỉ lắc đầu cười rồi bảo: cái đồ bỏ đi ấy, nhưng cũng cho gia đình mình cuộc sống đủ đầy.
 
Mặc dù không nói rõ con số thu nhập. Nhưng với sản lượng 200 tấn củi trấu xuất  bán cho các nhà máy sản xuất mỗi tháng cũng đủ thấy số tiền thu nhập của anh lớn đến mức nào.
 
Anh minh tính toán, cứ 1,3 tấn trấu (giá 400 đồng/kg) cho ra 1 tấn củi trấu (giá 1.500 đồng/kg). Như vậy, tiền nguyên liệu là 520 ngàn đồng sẽ cho ra 1,5 triệu đồng tiền sản phẩm. Mỗi tháng anh sản xuất 200 tấn củi trấu đã cho anh thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Trừ chi phí nguyên liệu, khấu hao máy móc, trả lương cho công nhân, mỗi tháng anh kiếm hơn 100 triệu từ đồ bỏ đi .

 

 

Từ đổ bỏ đi đã cho anh Minh thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Hỏi chuyện cái khó của nghề chế biến phế phẩm như vỏ trấu? Anh Minh bảo đó là thị trường tiêu thụ. Bởi các nhà máy vẫn chưa chú trọng về loại chất đốt này. Tuy nhiên, khi mình đã tạo được uy tín và chất lượng của sản phẩm chất đốt thì cung không đủ cầu”.
 
Nghề làm củi trấu không khó nhưng để củi đạt chất lượng cao thì phải chú ý đến nguyên liệu vỏ trấu phải phơi khô. Khi xay phải đảm bảo nhiệt độ khoảng 250 độ C, sau đó được nén lại nhờ chất keo có sẵn trong vỏ trấu. Củi đạt chuẩn phải dài 40 cm, đường kính 8,5 cm, cứng và nặng gần 3 kg.mỗi thanh củi.
 
Hiện công ty của anh Minh đầu tư 4 máy ép trấu. Trong đó, anh đặt 2 máy ở quê, 2 máy khác anh đặt tại tỉnh Quảng Ngãi để mở rộng và chủ động hơn trong khâu mua nguyên liệu. Anh cười bảo đó là 4 cái máy biến đồ bỏ đi thành tiền mà anh đeo đuổi thành công hơn 4 năm qua.
 
Mỗi tháng anh xuất ra thị trường hơn 200 tấn củi trấu. Nhẫm tính mỗi năm  từ chế biến đồ bỏ đi này cho gia đình anh thu nhập hơn 1,2 tỷ đồng ở vùng nông thôn khó nghèo này là cả mơ ước của đời người.
 

Theo Vietnam net

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.