Trang chủ Sống bằng sáng tạo Hi-tech - Sản phẩm Thế giới sáng tạo (152) Ai bảo NASA chỉ làm mấy 'chuyện...

Thế giới sáng tạo (152) Ai bảo NASA chỉ làm mấy ‘chuyện trên trời’, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống

Là tổ chức nghiên cứu không gian nổi tiếng nhất trên thế giới, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cũng đã tạo ra nhiều phát minh có tính ứng dụng thực hiện và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

Máy tính xách tay

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 1.

 

Máy tính xách tay, một công cụ không thể thiếu trong thời hiện đại, và nó bắt nguồn từ những chiếc máy tính nhỏ gọn có thể xách tay đầu tiên, được nghiên cứu để dùng trong tàu vũ trụ.

Thiết bị lọc nước

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 2.

 

Vì đảm bảo nước sạch là điều cần thiết cho các sứ mệnh không gian, NASA đã tiến hành nghiên cứu về các hệ thống lọc nước. Và bây giờ, các thiết bị lọc nước đang đóng một vai trò tích cực ở nhiều nơi khác nhau, để đảm bảo con người có thể sử dụng nước uống an toàn trên Trái đất.

Máy ảnh trên điện thoại di động

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 3.

 

Công nghệ chế tạo những chiếc máy ảnh gọn nhẹ, tiêu thụ điện năng thấp ban đầu được tạo ra để các nhà du hành có thể chụp ảnh trong không gian. Và nó đã góp phần vào sự phát triển của  các hệ thống máy ảnh cỡ nhỏ có thể gắn trên điện thoại di động.

Chân tay giả

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 4.

 

Việc tài trợ nghiên cứu của NASA cho hệ thống cơ nhân tạo và người máy đã dẫn đến sự phát triển của chân tay nhân tạo thế hệ tiếp theo, với nhiều chức năng và mang lại sự thoải mái hơn.

Sữa bột

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 5.

 

Sữa bột dành cho trẻ sơ sinh, một loại thực phẩm chức năng làm từ tảo, cũng ra đời từ các nghiên cứu của NASA.

Mắt kính chống trầy xước

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 6.

 

Tròng kính chống xước được sử dụng trong kính mắt hiện đại ngày nay có nguồn gốc dựa trên công nghệ của NASA, và nguyên bản của chúng được sử dụng trong mũ bảo hiểm không gian.

Thực phẩm đông khô

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 7.

 

Thực phẩm đông khô ra đời trong quá trình nghiên cứu tạo ra các loại thực phẩm dễ bảo quản cho các phi hành gia. Thực phẩm đông khô cũng tuyệt vời ở chỗ chúng có thể giữ được 98% giá trị dinh dưỡng.

Nệm Memory Foam

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 8.

 

 

Memory Foam được biết đến là một hợp chất được cấu tạo bởi lớp bộ nhớ bọt Polyurethane với các chất phụ gia. Hợp chất này có độ dẻo dai và độ đàn hồi cực cao cùng tính chất bền bỉ hơn cả kim loại. Chất liệu này được NASA phát minh vào năm 1966 và nó còn có tên gọi các là Mousse IQ (Foam hoạt tính), một loại Foam dẻo có độ co giãn cao với tính năng đàn hồi tốt vô cùng đặc biệt. Mục đích ban đầu của chúng là bảo vệ hành khách trong các vụ tai nạn máy bay.

Tai nghe không dây

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 9.

 

Đừng bất ngờ, nguồn gốc của tai nghe không dây là từ tai nghe do NASA thiết kế dành riêng cho  các phi công.

Cabin xe tải với thiết kế khí động học

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 10.

 

Nghiên cứu khí động học của NASA nhằm giảm lực cản đã góp phần vào sự ra đời của cabin xe tải được thiết kế theo hình thức khí động học, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả vận chuyển hàng hóa.

Tấm pin năng lượng mặt trời

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 11.

 

Không phải NASA là tổ chức đã phát minh ra tấm pin năng lượng mặt trời, nhưng NASA đã phát triển chúng thành một phiên bản hiệu quả và bền bỉ hơn rất nhiều.

Thiết bị chữa cháy

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 12.

 

Thiết bị thở và liên lạc mà các lính cứu hỏa sử dụng ngày nay là dựa trên nghiên cứu và phát triển của NASA về loại vật liệu nhẹ, chịu nhiệt và các dạng radio bền.

Chăn khẩn cấp

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 13.

 

Cái gọi là chăn không gian (Space Blanket), hay chăn khẩn cấp, được phát triển lần đầu tiên bởi NASA vào năm 1964. Nó thực chất là một tấm giấy bạc khổ lớn, có màu bạc ở một mặt và vàng ở mặt còn lại. Nó thường được bao gồm trong bộ dụng cụ khẩn cấp và cũng được sử dụng bởi những người chạy đường dài sau khi kết thúc cuộc đua, đóng vai trò như một tấm lá chắn chống nhiệt độ lạnh, gió lớn và giúp giữ nhiệt cho cơ thể. Chúng cũng được kết hợp với quần áo ngoài trời và túi ngủ.

Đèn LED đỏ trong y tế

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 14.

 

Đèn LED đỏ ban đầu được phát triển như một nguồn sáng để trồng cây trong không gian. Tuy nhiên, hiện nay nó đang được sử dụng nhiều trong y tế để giảm đau và cải thiện lưu thông máu.

Tàu ngầm thăm dò dưới biển

 

Ai bảo NASA chỉ làm mấy chuyện trên trời, đây là 15 ứng dụng công nghệ phổ biến của tổ chức này trong cuộc sống - Ảnh 15.

 

Tàu thám hiểm dưới đáy biển được NASA hợp tác với các viện nghiên cứu phát triển, giúp quá trình nghiên cứu biển sâu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Nguồn: https://genk.vn/ai-bao-nasa-chi-lam-may-chuyen-tren-troi-day-la-15-ung-dung-cong-nghe-pho-bien-cua-to-chuc-nay-trong-cuoc-song-2021040515400905.chn

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.71) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp): Nơi lưu dấu ‘Người tình’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những ngôi nhà cổ dân dụng được viếng thăm nhiều nhất ở miền Nam. Nhờ vào sự thành công của tiểu thuyết, và sau đó là bộ phim chuyển thể Người Tình, ngôi nhà trở nên nổi tiếng đối với công chúng yêu văn học và điện ảnh trên thế giới. Nằm trong trào lưu chiết trung của thời kỳ đầu thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam, ngôi nhà là một bảng màu tổng hòa các kiểu thức phương Tây và Á Đông, nổi bật là phong cách trang trí hào nhoáng của miền Hoa Nam. Đây là công trình quý giá trong tổng thể di sản tuyệt đẹp của đô thị xưa Sa Đéc, mà nếu được phát triển thành một hệ thống di sản liền mạch, có thể tạo nên một bảo tàng kiến trúc ngoài trời cho vùng đất giàu lịch sử này.