Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Nể phục kỹ sư-tướng quân Nga với sáng chế tàu ngầm đầu...

Nể phục kỹ sư-tướng quân Nga với sáng chế tàu ngầm đầu tiên, tàu khu trục đầu tiên và mìn điện hóa

Karl A. Schilder đã tạo ra chiếc tàu ngầm hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới, và cả một nguyên mẫu tàu khu trục – ông tổ của những tàu chiến hiện đại ngày nay.

Ngày 07 tháng 1 năm 1785, cậu bé Karl A. Schilder ra đời ở nước Nga. Khi lớn lên Schilder trở thành tướng quân kỹ sư quân sự nổi tiếng với những phát minh, sáng chế độc đáo trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Chính ông đã tạo ra chiếc tàu ngầm hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới, và cả một nguyên mẫu tàu khu trục – ông tổ của những tàu chiến hiện đại ngày nay. Hãy cùng GenK điểm lại những sáng chế thú vị nhất của người kỹ sư tài ba này nhé.

Tàu ngầm thế kỷ XIX
Tàu ngầm thế kỷ XIX

Buổi thử nghiệm chiếc tàu ngầm hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới chế tạo theo thiết kế của K.A. Schilder đã diễn ra vào ngày 29 tháng 8 năm 1834 ở vùng thượng lưu sông Neva. Nó được trang bị lao xiên cá có gắn mìn. Mũi lao này đâm xuyên vào thuyền địch, sau đó mìn mới phát nổ ở khoảng cách an toàn cho tàu ngầm. Ngoài ra, trên tàu ngầm cũng có bố trí các ụ phóng "tên lửa" di động.

Chiếc tàu ngầm hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới

Tàu ngầm chuyển động nhờ 4 mái chèo do 4 thành viên của kíp lái dùng tay quay. Schilder cũng thiết kế một dụng cụ tương tự như kính tiềm vọng để quan sát các đối tượng trên mặt nước. Trong ngày đầu thử nghiệm, tàu đã đạt đến tốc độ khoảng 0,7 km/h.

Tàu ngầm chuyển động nhờ 4 mái chèo do 4 thành viên của kíp lái dùng tay quay

Phát minh này ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của sa hoàng Nicholas I và các cố vấn của ông, nhờ đó Schilder có động lực để phát triển con tàu hơn nữa.

Thiết kế tàu ngầm thứ hai của Schilder có kích thước nhỏ hơn chiếc đầu tiên.

Thiết kế tàu ngầm thứ hai của Schilder có kích thước nhỏ hơn chiếc đầu tiên. Buổi chạy thử được tiến hành vào ngày 24 tháng 7 năm 1838. Vũ khí mà nó mang theo cũng tương tự, chỉ có mái chèo là thay đổi – to hơn.

Schilder chưa thể nâng tốc độ tối đa của tàu lên do vẫn sử dụng sức người và kíp lái không thể nào ép con tàu chạy nhanh hơn 0,7 km/h.

Mặc dù chiếc tàu ngầm đã vượt qua các bài kiểm tra về hỏa lực nhưng nó vẫn không được sản xuất hàng loạt vì khả năng cơ động thấp. Schilder chưa thể nâng tốc độ tối đa của tàu lên do vẫn sử dụng sức người và kíp lái không thể nào ép con tàu chạy nhanh hơn 0,7 km/h.

Động cơ chạy cơm không cho phép chiếc tàu ngầm đạt được tốc độ cao
Động cơ chạy cơm không cho phép chiếc tàu ngầm đạt được tốc độ cao

Về sau này Schilder còn tạo ra nguyên mẫu tàu ngầm thứ ba được trang bị động cơ dùng bơm phun nước nhưng tốc độ vẫn chưa đạt được như ý.

Tướng quân kỹ sư Karl A. Schilder trên con tem kỷ niệm
Tướng quân kỹ sư Karl A. Schilder trên con tem kỷ niệm

Tàu khu trục hơi nước "Otvaznozst"

Tàu khu trục hơi nước "Otvaznozst"

Nhận thức được tất cả những thiếu sót của tàu ngầm, Schilder đã đề xuất dự án chế tạo tàu kéo với khả năng vận chuyển tàu ngầm tới vùng chiến sự. Chính Sa hoàng Nga đã đặt tên cho phát minh tàu kéo này là "Otvaznost" (Quả cảm) – một chiếc tàu với boong lớn chứa được cả tàu ngầm ở trên. Ngoài ra, nó còn được trang bị vũ khí riêng gồm ba máy phóng tên lửa.

Tàu Quả Cảm chở được tàu ngầm với trang bị hỏa lực mạnh
Tàu Quả Cảm chở được tàu ngầm với trang bị hỏa lực mạnh

Thử nghiệm cho thấy, những máy phóng này có thể phóng đi những quả bom nặng tới 90 kg với độ chính xác rất cao. Dù ý tưởng hay là vậy nhưng có thể do không hợp thời đại nên chiếc tàu kéo đã không được phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, chính thiết kế này của con tàu đã trở thành nguyên mẫu cho các tàu khu trục hiện đại.

Mìn điện hóa

Mìn điện hóa trong chiến tranh Crimean
Mìn điện hóa trong chiến tranh Crimean

B.S. Jacobi và K.A. Schilder đã phát triển loại mìn điện hóa đầu tiên trong lịch sử. Bên trong quả mìn có các ống thủy tinh đựng chất điện hóa (nguyên tố Ganvani). Khi bị va đập, các ống thủy tinh vỡ làm chất điện hóa chảy ra và kích hoạt mìn nổ. Loại mìn điện hóa này từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Crimean.

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.