[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Đôi vợ chồng đam mê sáng chế

Đôi vợ chồng đam mê sáng chế

(ytuong.com.vn) Gần ba năm tốn kém nhiều tiền bạc, với không ít thử nghiệm thất bại, vợ chồng ông Hoàng Văn Lượng (62 tuổi) và bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (31 tuổi, ở phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa) vẫn nuôi đam mê tìm tòi công nghệ xử lý rác.
                  Ông Hoàng Văn Lượng và vợ vận hành chiếc máy xử lý rác tại nhà – Ảnh: Tiến Thành

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Lượng trên đường Trần Quang Diệu, TP Nha Trang. Đó là một căn nhà mái tôn xập xệ nằm cạnh một khu đất rậm rạp cỏ dại, trên cửa nhà có ghi dòng chữ lớn “Kho chứa rác” kèm một tấm bảng “Đổ rác tại đây”.

Mở cánh cửa sắt đã phai màu, một người đàn ông lấm lem rác, mái tóc lốm đốm bạc, nở nụ cười tươi: “Vâng, tôi là Lượng. Lượng rác đây!”.

Bán tài sản theo đuổi đam mê

 

Sinh năm 1951, quê ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và là con của một đại tá quân đội nhưng ông Lượng không nối nghiệp binh. Năm 1971, ông đậu Trường ĐH Nông nghiệp II, rồi làm kỹ sư công tác tại Viện Quy hoạch thiết kế của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến năm 1977, ông Lượng được điều chuyển vào Nha Trang để phụ trách quy hoạch nông nghiệp các tỉnh miền Trung. Còn bà Hạnh làm tài xế taxi.

Dẫn chúng tôi qua căn nhà trống trải đồ đạc, ông Lượng chỉ tay về khoảng sân sau, nơi đặt một chiếc máy đang xử lý rác còn dang dở, nói: “Cái ống nghiệm của tôi đấy, chứ máy móc gì đâu, đầu tư chỉ 30-40 triệu đồng thôi, còn cái môtơ 10 ngựa kia là đồ mượn của hàng xóm”. Quả thật, đó là một chiếc máy dài chừng 1m, sơn màu xanh lá cây và có hình dáng giống hệt một ống nghiệm. Kết cấu của máy khá đơn giản gồm một phễu chứa rác, một máng dẫn đưa rác đã xử lý ra ngoài.

Khi ông Lượng đưa rác vào phễu, chiếc máy kêu ro ro, phía đầu kia máng dẫn từ từ trôi ra thứ rác đã nghiền vụn như cám. Nhanh như cắt, ông Lượng chạy vào nhà bốc vài nắm hợp chất dạng bột đủ màu trắng, xanh, đỏ, tím, vàng rồi rắc lên đống rác đã bị nghiền. Sau khi trộn đều hóa chất, ông bốc một nhúm rác đưa lên mũi ngửi, nói: “Hết sạch mùi hôi rồi nhé. Không tin anh cứ ngửi thử xem”. Quả nhiên, mùi hôi thối của rác đã không còn, thậm chí còn có mùi trái cây. “Bí quyết khử mùi của rác chính là thứ hợp chất không hề độc hại này đấy!” – ông Lượng nói đầy bí ẩn. Vừa dứt lời, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh từ trong nhà mang ra cho chúng tôi xem vài sản phẩm đã thành hình làm từ rác: một hòn than tổ ong, một cục bêtông, một cục chất đốt loại đặc biệt…

Đến tháng 3-2011, vợ chồng ông Lượng mới bắt đầu chú tâm tới công nghệ xử lý rác thải. “Thật ra ý tưởng đã có từ lâu rồi, một lần tình cờ xem tivi thấy người ta chế biến quả dừa thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tôi tự hỏi tại sao mình không thử chế biến rác thành các sản phẩm có ích? Nghĩ là làm, tôi bàn với chồng rồi cả hai cùng mày mò chế tạo một chiếc máy xử lý rác” – bà Hạnh cho biết.

Nhìn hai vợ chồng ông cùng làm việc ăn ý, đầy tình cảm, chẳng ai nghĩ họ vênh nhau 30 tuổi và từng có một thời sung túc. “Cơ duyên cả đấy. Năm 2010, tôi đi học lái xe thì gặp cô ấy cũng đang học lái taxi. Trong lớp, tôi là lớp trưởng, còn cô ấy là lớp phó. Thấy hợp tính tình, thế là yêu nhau” – ông Lượng kể. Lấy nhau xong, hai vợ chồng ông Lượng vẫn hằng ngày đi xe hơi lượn phố chỉ để uống cà phê, mua sắm đủ thứ đồ đạc cho biết “mùi đời”.

Chỉ khi dành toàn bộ thời gian và vốn liếng chế tạo một máy xử lý rác, hết thử nghiệm này đến thử nghiệm khác, tài sản của hai vợ chồng mới dần đội nón ra đi, từ chiếc xe hơi Hyundai bán được hơn 600 triệu đồng, đến chiếc xe máy, rồi điện thoại…

Cố giúp ích cho đời

Nhắc đến chuyện tìm tòi, thử nghiệm chiếc máy xử lý rác, ông Lượng trầm ngâm cho biết đã biết bao lần thử nghiệm thất bại. “Có những lúc bế tắc hoàn toàn. Làm là hỏng, làm vẫn thấy rác bốc mùi hôi, hai vợ chồng đã tính quăng máy đi rồi. Nhưng nghĩ, thôi chẳng còn gì để mất, thế là lại chạy đi vay mượn tiền để làm” – ông Lượng nói.

Những ngày đầu còn mắc cỡ với hàng xóm, hai vợ chồng ông phải đi gom rác lúc 22g đêm rồi mang về nhà phân loại, thử nghiệm. Có một điều lạ, suốt ba năm qua, bà con hàng xóm đều không hề biết hai vợ chồng ông Lượng chế tạo máy xử lý rác, chỉ biết họ nhặt rác về nhà. “Hàng xóm thấy vợ chồng tôi mang rác về nhà chỉ góp ý sao không kêu xe rác tới đổ, đi kiếm rác chi cho khổ. Sau đó, tôi làm cái bảng “Đổ rác tại đây” nhưng vẫn không thấy ai tới đổ rác” – ông Lượng cười xòa.

Ông Lượng cho biết nguyên tắc khi chế tạo chiếc máy xử lý rác là phải xử lý triệt để mùi và tận dụng tất cả loại rác (kể cả gạch, đá và nước thải) sang một dạng khác có thể tái sử dụng được. Theo ông Lượng, hiện thế giới có hai cách xử lý rác thải, gồm đốt và chôn. Tuy nhiên, việc chôn rác giống như quả bom nổ chậm, càng làm tăng khả năng ô nhiễm tiềm tàng dưới lòng đất vì một lượng lớn túi nilông không thể phân hủy được, chưa kể rất tốn kém vì thiếu đất chôn. Còn đốt thì càng không triệt để được các loại nhựa, nilông, chưa kể ô nhiễm khói bụi và chi phí rất lớn.

Chính vì vậy, sau khi thử nghiệm thành công chiếc máy xử lý rác thải thô, ông Lượng nghĩ tới việc phát triển thành một dây chuyền xử lý rác chuyên nghiệp, bao gồm máy phân loại rác, hệ thống băng chuyền, máy xử lý thô và máy xử lý tinh (tức sản xuất ra sản phẩm nào sẽ sử dụng từng loại máy khác nhau). Ông Lượng dự tính đầu tư một dây chuyền xử lý rác và có thể xử lý 20 tấn rác mỗi ngày, chế biến thành 4-5 tấn chất đốt và các sản phẩm tái sử dụng.

“Hiện vợ chồng tôi đang làm hồ sơ đăng ký sáng chế độc quyền về công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp tổng hợp lý – hóa – sinh tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ). Nếu thành công, chuyện giàu lên hay nghèo đi từ rác cũng không quan trọng, miễn sao mình đã giúp ích cho đời. Và nếu có ra ngoài đường, được bà con gọi là ông rác thì tôi càng mừng” – ông Lượng nói.

Theo Tiến Thành – TT

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.