Trang chủ Cuộc thi Ý tưởng - Sáng tạo Sân chơi lập trình robot thúc đẩy sinh viên sáng tạo công...

Sân chơi lập trình robot thúc đẩy sinh viên sáng tạo công nghệ mới

Đến với cuộc thi lập trình robot, các sinh viên khối kỹ thuật của các trường đại học tại Hà Nội có cơ hội thể hiện niềm đam mê sáng tạo đối với nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Đội đạt giải Nhất, For Fun, đang thi đấu

Đội đạt giải Nhất, For Fun, đang thi đấu

Sân chơi cho sinh viên yêu công nghệ

Ngày 25/5, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Lập trình robot năm 2023″. Đây là năm đầu tiên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức cuộc thi cấp liên trường, mở rộng đối tượng sinh viên cả nước.

Phát động tổ chức từ ngày 1/3 và chia làm 2 vòng đấu: vòng loại và vòng chung kết, cuộc thi đã thu hút 25 đội thi từ nhiều trường đại học tại Hà Nội như: Trường đại học công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Công nghiệp, Trường đại học Giao thông vận tải.

Qua vòng sơ khảo diễn ra từ ngày 7 đến 9/4, có 8 đội thi xuất sắc vào vòng thi chung kết.

Vòng chung kết diễn ra theo hình thức đối kháng, 8 đội chia 2 bảng đấu vòng tròn tính điểm để chọn ra 4 đội mạnh nhất thi đấu bán kết, và 2 đội xuất sắc nhất thi đấu chung kết.

TS Nguyễn Trung Hiếu, Phó Trưởng khoa Kỹ thuật điện tử, Trưởng ban tổ chức cuộc thi bốc thăm chia các đội vào hai bảng đấu

TS Nguyễn Trung Hiếu, Phó Trưởng khoa Kỹ thuật điện tử, Trưởng ban tổ chức cuộc thi bốc thăm chia các đội vào hai bảng đấu

Cuộc thi đã diễn ra trong không khí sôi động, hào hứng và đầy quyết tâm, các đội thi đã xuất sắc vượt qua được các điểm đặc biệt khó, như bậc thang, khúc cua, đoạn đường mất nét,… để về đích với thời gian ngắn nhất.

Ban giám khảo vòng chung kết là các chuyên gia đến từ các trường đại học, đã làm việc công tâm và khách quan để xác định các đội thắng cuộc trong mỗi trận đấu.

Các trận thi đấu được tường thuật trực tiếp bởi chuyên gia, với màn hình lớn để khán giả theo dõi

Các trận thi đấu được tường thuật trực tiếp bởi chuyên gia, với màn hình lớn để khán giả theo dõi

Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội For Fun của Câu lạc bộ Điện tử, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, gồm 4 thành viên: Lê Sỹ Sang, Đinh Văn Trung, Đinh Thị Thanh Tâm, Trần Đức Lương.

TS Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng khoa Kỹ thuật điện tử Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (bên trái ảnh) và GS Kou Yamada, Đại học Gunma (Nhật Bản)(bên phải ảnh) trao giải cho đội về Nhất

TS Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng khoa Kỹ thuật điện tử Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (bên trái ảnh) và GS Kou Yamada, Đại học Gunma (Nhật Bản)(bên phải ảnh) trao giải cho đội về Nhất

Đội đạt giải nhì là Embedded AIoT Alpha, hai đội đạt giải ba là AE Warrios và Canvas.

Ban tổ chức cũng đã trao một giải robot sáng tạo nhất cho đội AE Warrios đến từ Câu lạc bộ điện tử PTiT, và giải Tiềm năng cho đội UETX đến từ trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng khoa Kỹ thuật điện tử cho biết, cuộc thi “Lập trình robot năm 2023″ là sân chơi chung cho sinh viên khối kỹ thuật các trường đại học tại Hà Nội có niềm đam mê robot. Tại cuộc thi, các bạn sinh viên có cơ hội để thể hiện niềm đam mê sáng tạo của mình đối với nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, qua đó có thêm động lực thúc đẩy việc trau dồi kiến thức, kỹ năng trong học tập, sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Tương lai của ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Cố vấn cao cấp của cuộc thi, cũng là người đồng hành từ khi cuộc thi được phát động là Giáo sư Kou Yamada, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ, Giám đốc chương trình đào tạo lĩnh vực lý thuyết điều khiển, tự động hóa, IoT, AI, Đại học Gunma (Nhật Bản). Ông là người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực robot, lý thuyết điều khiển và tự động hóa, với hơn 300 công bố kết quả nghiên trên các tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế.

Giáo sư Kou Yamada cho biết, đội được giải nhất sẽ có cơ hội rất cao tham quan giao lưu tại Nhật Bản. Tại vòng chung kết, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đến tham dự để động viên, phát hiện tài năng và tài trợ cho cuộc thi.

Giáo sư Kou Yamada, Đại học Gunma (Nhật Bản) là cố vấn cao cấp của cuộc thi

Giáo sư Kou Yamada, Đại học Gunma (Nhật Bản) là cố vấn cao cấp của cuộc thi

Giáo sư Kou Yamada chia sẻ: “Khi tiếp xúc và làm việc với các bạn sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng, tôi nhận thấy các bạn thông minh, có khả năng tiếp thu kiến thức, công nghệ mới nhanh, chịu khó và có thế mạnh về lập trình. Thông qua cuộc thi này, các bạn được rèn luyện kỹ năng đoàn kết khi làm việc nhóm; khả năng giải quyết và đối ứng vấn đề mới khi phát sinh trong quá trình làm việc; khả năng dẻo dai và làm việc đến cùng; rèn luyện kỹ năng duy trì làm việc liên tục”.

Giáo sư Kou Yamada cũng nói về tương lai ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Theo ông, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là lĩnh vực cốt lõi và có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển và nghiên cứu công nghệ, chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, thiết bị tinh xảo cùng với độ chính xác cao. Nhu cầu về nguồn nhân lực lĩnh vực này đối với Nhật Bản luôn cao và có lợi thế cạnh tranh lớn.

“Đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển mạnh mẽ, các bạn cần chuẩn bị một nguồn nhân lực đủ lớn, đủ mạnh về điều khiển và tự động hóa để phục vụ quá trình sản xuất công nghệ cao, kỹ thuật chuyên sâu” – Giáo sư Kou Yamada cho biết.

Về định hướng đối với ngành “Robot và Trí tuệ nhân tạo” trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Giáo sư Yamada khẳng định: “Robot và Trí tuệ nhân tạo là lựa chọn tốt, rất phù hợp với xu hướng chung của thế giới, đất nước Nhật Bản đang rất “khát” nhân lực trong lĩnh vực này, nhu cầu lên đến hàng chục nghìn kỹ sư. Còn đối với Việt Nam, trong vài năm tới, công nghiệp và sản xuất tự động phát triển hơn nữa thì các kỹ sư theo định hướng này sẽ là của hiếm, tài sản quý của mọi doanh nghiệp”.

TS Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện, Giáo sư Kou Yamada cùng các thầy cô giáo, đại biểu, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam chụp ảnh cùng các đội thi

TS Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện, Giáo sư Kou Yamada cùng các thầy cô giáo, đại biểu, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam chụp ảnh cùng các đội thi

Năm nay, là năm đầu tiên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khu vực phía bắc tổ chức tuyển sinh ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa theo định hướng Robot và trí tuệ nhân tạo, nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chương trình đào tạo tập trung vào cung cấp các kiến thức về thiết kế, lập trình robot, các lý thuyết điều khiển hiện đại, các giải pháp ứng dụng học sâu, trí tuệ nhân tạo giúp robot và các thiết bị điều khiển thông minh hơn.

Theo Báo Nhân Dân

CÁC TIN KHÁC

Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children’s Designathon 2024

Cuộc thi khoa học toàn cầu Global Children’s Designathon 2024 với chủ đề “Make it Circular - Designing for a better future” (Sức mạnh của thiết kế vòng tròn - Thiết kế vì một tương lai tốt đẹp hơn) vừa diễn ra tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia đông đảo của học sinh.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương.

Lần đầu tiên, cả 10 nước Đông Nam Á tham gia cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023

Năm nay là lần đầu tiên tất cả 10 nước thành viên ASEAN có đội sinh viên tham dự cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN. Vòng Chung khảo cuộc thi sẽ được tổ chức vào ngày 28/10 tới.

Trao giải cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2023

Cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 có hai hạng mục dự thi chính là "Sáng kiến an toàn giao thông" và "Sáng kiến công nghệ về an toàn giao thông". Sau hơn 4 tháng, đã có gần 1.200 bài dự thi tham gia.

Học sinh Việt Nam so tài tối ưu, điều khiển robot

Tối ưu, điều khiển robot là các hoạt động nằm trong cuộc thi Vietnam STEM Robotics. Cuộc thi nhằm giúp các bạn trẻ thực hành, phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga lập 02 kỷ lục Việt Nam trong phẫu thuật bệnh lý về mắt vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập

(Kyluc.vn) Vào tối 4.5.2024, lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga diễn ra tại Hà Nội. Cũng trong dịp này. Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 02 Kỷ lục Việt Nam tới Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga với số lượng ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể với kính đa tiêu Zeiss và điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile nhiều nhất tại Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.