Trang chủ Cuộc thi Ý tưởng - Sáng tạo 10 dự án được bình chọn cao nhất cuộc thi Sáng kiến...

10 dự án được bình chọn cao nhất cuộc thi Sáng kiến Khoa học

Sau hai tuần diễn ra vòng sơ loại cuộc thi Sáng kiến Khoa học, các dự án nhận được bình chọn cao nhất thuộc lĩnh vực Y sinh - Hóa sinh, Giáo dục và Môi trường.

Trong đó, lĩnh vực Y sinh – Hóa sinh có nhiều hồ sơ được bình chọn cao nhất, với 6.279 lượt, tiếp đến là Giáo dục – 4.164 và Môi trường – 2.584.

Trà định tâm Assamica. Ảnh: NVCC

Trà định tâm Assamica của nhóm của Nguyễn Long Hoàng. Ảnh: NVCC

1. Dự án Trà định tâm Assamica (lĩnh vực Y sinh – Hóa sinh)

Dự án của nhóm của Nguyễn Long Hoàng được bình chọn cao nhất vòng sơ loại – 2.178 lượt. Sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ, giúp giải stress, chống mất ngủ. Trà được phát triển từ nguồn dược liệu quý Crotalaria assamica, lần đầu tiên được nghiên cứu, trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn hữu cơ (organic standard) tại vùng núi cao Langbiang, Lâm Đồng.

2. Thiết bị ứng dụng cảm biến Kinect có khả năng nhận diện được khung xương giúp phát hiện sớm chứng vẹo cột sống (lĩnh vực Y sinh – Hóa sinh)

Dự án của nhóm tác giả Nguyễn Đỗ Quỳnh Nguyên đạt 1.573 lượt bình chọn. Dự án thuộc lĩnh vực Y sinh – Hóa sinh, được nhóm phát triển trong 6 tháng và được giới thiệu là “có khả năng thay thế phương pháp chụp X-quang trong tương lai”.

Thiết bị giúp phát hiện sớm chứng vẹo cột sống do nhóm tác giả Nguyễn Đỗ Quỳnh Nguyên phát triển. Ảnh: NVCC

Thiết bị giúp phát hiện sớm chứng vẹo cột sống do nhóm tác giả Nguyễn Đỗ Quỳnh Nguyên phát triển. Ảnh: NVCC

3. Tảo hạt hoạt tính (lĩnh vực Môi trường)

Bứt phá ở tuần cuối vòng sơ loại lên vị trí thứ ba là sản phẩm của nhóm Nguyễn Ngọc Kim Quy với 1.204 lượt bình chọn. Tảo hạt được ứng dụng làm nguồn nguyên/nhiên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, như xăng sinh học, nhựa sinh học, phân bón…, sử dụng các hợp chất từ vi tảo như lipid (xăng sinh học), tinh bột (nhựa sinh học).

4. Thiết bị đo thân nhiệt thông minh cải tiến và hỗ trợ điểm danh từ xa giúp nhà trường và gia đình quản lý học sinh hiệu quả giữa đại dịch Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới (lĩnh vực Công nghệ)

Dự án của tác giả Lê Đức Quốc ứng dụng công nghệ 4.0 trong quá trình sử dụng, có thể tự mở khóa cửa khi quét thẻ, tự gọi điện thoại khi có sự cố trên lớp học hay tự động gửi tin nhắn thông báo.

5. Tinh bột kháng tự nhiên – RS3 từ đậu (lĩnh vực Y sinh – Hóa sinh)

Dự án đạt 1.125 lượt bình chọn. Dự án thuộc lĩnh vực Y sinh – Hóa sinh, của nhóm tác giả Quách Hồng Thái. Sản phẩm đã được thương mại hóa, bán trên thị trường, sử dụng như bữa ăn dinh dưỡng cho người và lợi khuẩn đường ruột cùng phát triển.

6. Sản phẩm lycopen và hệ nano lycopen từ quả gấc Việt Nam (lĩnh vực Vật liệu mới)

Dự án của nhóm tác giả Hồ Thị Oanh, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đạt 1.020 bình chọn. Gấc là nguồn dược liệu quý và là sản phẩm thiên nhiên có tiềm năng ứng dụng lớn cho các ngành dược phẩm, mỹ phẩm và công nghệ thực phẩm. Phương pháp của nhóm chiết tách lycopen từ quả gấc đã được cấp bằng Độc quyền Sáng chế năm 2021.

7. Deep Signature – Công nghệ chống hàng giả bằng blockchain (lĩnh vực Công nghệ)

Vị trí 7 với 964 bình chọn thuộc về tác giả Nguyễn Đình Quân. Sản phẩm được giới thiệu là hệ thống phần mềm hoạt động dựa trên thuật toán blockchain và đã được đăng ký độc quyền sáng chế tại Mỹ vào tháng 10/2021.

8. Ý tưởng xây dựng bản đồ tai biến kép trượt lở đến cấp xã tại Huyện Nam Trà My, Quảng Nam (lĩnh vực Môi trường)

Dự án của nhóm tác giả Lê Quang Dương được 927 bình chọn. Bản đồ phân tầng màu theo nguy cơ diễn ra trượt lở đất, lũ quét, tai biến kép để dễ dàng giúp chính quyền địa phương và người dân thấy được mức độ nguy hiểm vào mùa mưa lớn kéo dài, tránh đến nơi nguy hiểm

9. Mắt kính – trợ lý ảo cho người khiếm thính, khiếm thị (lĩnh vực Công nghệ)

Dự án của Mai Đặng Sơn Tùng được 783 bình chọn. Theo mô tả, sản phẩm này sử dụng công nghệ cấy chip vào não, kết hợp cùng mắt kính đóng vai trò đôi mắt và đôi tai truyền hình ảnh và âm thanh vào chip. Chip sẽ giúp người khiếm thị, khiếm thính có được khả năng nghe, nhìn như người bình thường. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ y sinh và kỹ thuật công nghệ cao.

10. Ý tưởng Website hỗ trợ người dân tộc Mông ôn thi bằng lái xe máy chưa sử dụng được tiếng Việt (lĩnh vực Công nghệ)

Ý tưởng của tác giả Đoàn Thị Hà Giang được 760 bình chọn. Tác giả đến từ trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú tỉnh Điện Biên đưa ra ý tưởng với ước mong giúp bà con dân tộc Mông nghe nói được tiếng phổ thông có thể thi được bằng lái xe máy. Người dùng chỉ cần sử dụng thiết bị đã kết nối internet có thể tìm hiểu kiến thức về giao thông, nâng cao trình độ nhận thức khi tham gia giao thông.

Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2022 (Creative Science Contest 2022) do VnExpress tổ chức đã chính thức đóng cổng bình chọn vòng sơ loại từ ngày 31/3. Từ hơn 100 ý tưởng, sản phẩm gửi đến cuộc thi, 88 hồ sơ hợp lệ đã nhận được gần 20.000 lượt bình chọn của độc giả sau hai tuần (từ ngày 14/3 đến 31/3).

Trong tuần từ 4/4 đến 8/4, Ban giám khảo và Ban tổ chức sẽ xét duyệt 88 hồ sơ có trên trang chương trình để lựa chọn ra 30 sản phẩm, ý tưởng vào chung kết, dựa trên 70% bình chọn của độc giả và 30% của Hội đồng giám khảo.

Vòng chung kết sẽ diễn ra từ ngày 11/4 đến ngày 30/4. Lễ trao giải sẽ diễn ra cùng Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022 (Young Scientist Summit 2022) vào tháng 5.

Độc giả quan tâm tới các dự án, ý tưởng xem tại đây.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children’s Designathon 2024

Cuộc thi khoa học toàn cầu Global Children’s Designathon 2024 với chủ đề “Make it Circular - Designing for a better future” (Sức mạnh của thiết kế vòng tròn - Thiết kế vì một tương lai tốt đẹp hơn) vừa diễn ra tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia đông đảo của học sinh.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương.

Lần đầu tiên, cả 10 nước Đông Nam Á tham gia cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023

Năm nay là lần đầu tiên tất cả 10 nước thành viên ASEAN có đội sinh viên tham dự cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN. Vòng Chung khảo cuộc thi sẽ được tổ chức vào ngày 28/10 tới.

Trao giải cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2023

Cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 có hai hạng mục dự thi chính là "Sáng kiến an toàn giao thông" và "Sáng kiến công nghệ về an toàn giao thông". Sau hơn 4 tháng, đã có gần 1.200 bài dự thi tham gia.

Học sinh Việt Nam so tài tối ưu, điều khiển robot

Tối ưu, điều khiển robot là các hoạt động nằm trong cuộc thi Vietnam STEM Robotics. Cuộc thi nhằm giúp các bạn trẻ thực hành, phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.