[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Top 100 nhà sáng tạo toàn cầu - P.28 - Georges...

[WORLDKINGS] Top 100 nhà sáng tạo toàn cầu – P.28 – Georges Claude – Nhà sáng tạo ra đèn neon đầu tiên

(Kyluc.vn - Worldkings.org) Ong bắt đầu tìm cách sử dụng khí neon – một sản phẩm phụ của doanh nghiệp khí hóa lỏng L’Air Liquide – để nó trở nên hữu ích với con người. Ông không thích ánh sáng đèn điện quá chói thời bấy giờ. Do đó, ông tìm hiểu thiết kế của tất cả những ống phóng điện khí được phát minh trước đó, cũng như bóng đèn sợi đốt cực kỳ thành công của Edison.

Georges Claude, (sinh ngày 24 tháng 9 năm 1870, Paris, Pháp – mất ngày 23 tháng 5 năm 1960, xã Saint-Cloud), kỹ sư, nhà hóa học và nhà phát minh ra đèn neon, được sử dụng rộng rãi trong các bảng hiệu và là tiền thân của đèn huỳnh quang ánh sáng.

Các thí nghiệm trong gần hai thế kỷ đã mở đường cho sự ra đời và phát triển của ống phóng điện khí (gas discharge tube), hay đèn phóng điện khí. Quay trở lại năm 1675, nhà thiên văn học người Pháp Jean Picard nhận thấy phong vũ biểu thủy ngân mà ông sử dụng phát ra ánh sáng mờ nhạt. Đây là dụng cụ đo khí áp cấu tạo gồm một ống thuỷ tinh hàn kín một đầu chứa đầy thủy ngân, úp ngược trên một cốc hoặc chậu thủy ngân nhỏ.

 

 

Áp suất khí quyển được đo bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống sau khi nó tụt xuống. Cuối cùng, giới khoa học hiểu rằng electron từ các nguyên tử thủy ngân bị ống thủy tinh hấp thụ, sau đó giải phóng ngược trở lại khi mức thủy ngân lỏng trong ống giảm xuống. Electron kích thích các nguyên tử trong hơi thủy ngân [nằm phía trên cột thủy ngân] để tạo ra ánh sáng mờ.

Rất lâu sau, nhà vật lý người Đức Heinrich Geissler đã sáng chế ra đèn geissler vào năm 1855. Đèn geissler thực chất là một ống thủy tinh dài chứa các chất khí phát sáng khi nối với nguồn điện cao áp.

 

 

Thành tựu khám phá ra khí neon là kết quả của những nghiên cứu phân tích thành phần không khí. Năm 1775, Henry Cavendish quan sát thấy một chút dư lượng khí sau khi ông cố gắng loại bỏ tất cả oxy và nitơ từ một mẫu không khí bằng phương pháp chưng cất phân đoạn.

Đến thập niên 1890, nhà hóa học người Scotland William Ramsay phát hiện các khí neon, krypton, xenon [khi hợp tác với M.W. Travers] và khí argon [khi hợp tác với Lord Rayleigh]. Các loại khí trên cũng phát sáng trong môi trường điện cao áp. Nhưng Ramsay đặc biệt quan tâm đến khí neon, khi nó phát ra ánh sáng rực rỡ như ngọn lửa với nhiều màu sắc: đỏ, cam và vàng.

Vào đầu thế kỷ 20, nhà phát minh Georges Claude (1870 – 1960) tìm ra cách tăng quy mô của quá trình chưng cất phân đoạn. Ông có khả năng sản xuất tới 10.000m3 khí hóa lỏng mỗi ngày. Năm 1902, ông tham gia thành lập công ty L’Air Liquide chuyên bán các sản phẩm khí hóa lỏng phục vụ ngành công nghiệp sản xuất thép, và nó nhanh chóng phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia.

 

 

Claude ban đầu hy vọng sẽ noi theo tấm gương của Ramsay, tiến hành các nghiên cứu để phát hiện những loại khí mới. Nhưng ông sớm nhận ra rằng mình không còn gì để khám phá nữa.

Thay vào đó, ông bắt đầu tìm cách sử dụng khí neon – một sản phẩm phụ của doanh nghiệp khí hóa lỏng L’Air Liquide – để nó trở nên hữu ích với con người. Ông không thích ánh sáng đèn điện quá chói thời bấy giờ. Do đó, ông tìm hiểu thiết kế của tất cả những ống phóng điện khí được phát minh trước đó, cũng như bóng đèn sợi đốt cực kỳ thành công của Edison.

 

 

Claude đặc biệt thích thiết kế của đèn Moore, thiết bị được tạo ra bởi một trong những công nhân cũ của Edison, Daniel McFarlan Moore. Cấu tạo đèn Moore gồm một ống thủy tinh với các điện cực ở hai đầu. Bên trong ống thủy tinh chứa đầy khí nitơ hoặc CO2 ở áp suất thấp. Đèn phát ra ánh sáng màu trắng khi nối với điện cao áp. Tuy nhiên, loại đèn này khá đắt tiền và có xu hướng rò rỉ khí, vì vậy nó không được người dùng ưa chuộng.

Claude đã thay thế khí CO2 bằng khí neon, đồng thời thêm bộ lọc carbon để loại bỏ các tạp chất trên điện cực bị đốt nóng. Từ đó đèn hoạt động mà không gây ra tiếng ồn và ánh sáng không mờ dần đi. Cuối cùng, ông chế tạo thành công một chiếc đèn ống neon dài 6m có khả năng phát sáng trong 1.200 giờ.

 

 

Claude trưng bày sản phẩm của mình tại Triển lãm ô tô Paris vào tháng 12 năm 1910. Những người tham dự khi đó đều rất thích thú và ngạc nhiên. Đèn neon có vẻ không lý tưởng cho việc chiếu sáng nói chung, nhưng nó rất phù hợp để làm các biển quảng cáo.

Năm 1912, Claude bán tấm biển đèn neon đầu tiên của mình cho một tiệm cắt tóc trên Đại lộ Monmartre. Chẳng mấy chốc, biển hiệu đèn neon cũng xuất hiện trên sân thượng của quán rượu Cinzano nổi tiếng và lối vào Nhà hát Paris Opera.

CÁC TIN KHÁC

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.