[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Top Sinh Viên Sáng Tạo - Nhóm bạn trẻ TP HCM tự...

Top Sinh Viên Sáng Tạo – Nhóm bạn trẻ TP HCM tự chế kính thiên văn

Kính thiên văn do 15 bạn trẻ là học sinh, sinh viên tự lắp ghép có thể quan sát được sao thổ, sao mộc và một số tinh vân ở vùng sáng.

Kính thiên văn có tên USAC 5 – SD – là kính tự chế tạo thứ 5 của nhóm CLB thiên văn Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM (USAC). Ý tưởng chế tạo kính thiên văn đến từ đầu năm 2021, khi Nguyễn Pha Lê, Chủ nhiệm USAC mong muốn có chiếc kính cỡ lớn với độ phóng đại cao nhất.

Kính thiên văn do nhóm tự chế là kính phản xạ, đường kính 203 mm, độ phóng đại 100 – 150 lần, có thể quan sát tốt Mặt Trăng, Mặt Trời, sao Thổ, sao Mộc và một số tinh vân ở vùng sáng. Do trong nước không bán các linh kiện quang học phù hợp, nhóm đã đặt mua ở nước ngoài. Khi có đủ thiết bị, vật liệu, nhóm thiết kế bản vẽ kính với phần khung sườn và ống kính làm bằng gỗ. Chi phí vật liệu để lắp ráp khoảng hơn 2 triệu đồng.

Kính thiên văn tự chế thứ 5 của USAC tại triển lãm trong sân trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM hồi tháng 5. Ảnh: NVCC

Kính thiên văn tự chế thứ 5 của USAC tại triển lãm trong sân trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM hồi tháng 5. Ảnh: NVCC

Theo Pha Lê, công đoạn khó nhất trong thiết kế kính thiên văn là đặt gương cầu lõm và gương phẳng phản xạ sao cho đồng tâm, nằm trên cùng một đường thẳng. Để làm được việc này, nhóm sử dụng đèn laser để kiểm tra đường phản chiếu của đèn có nằm trên một đường thẳng hay không.

“Ở công đoạn này, nếu sai số lớn sẽ thu hẹp chiều nhìn khi quan sát, hình ảnh bị mờ”, Pha Lê nói. Kính được hoàn thiện sau 20 ngày thiết kế và 10 ngày lắp ráp, cân chỉnh các thông số.

Các thành viên USAC tự thiết kế kính từ vật liệu gỗ. Ảnh: NVCC

Các thành viên USAC tự thiết kế kính từ vật liệu gỗ. Ảnh: NVCC

Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn TP HCM (HAAC), hiện trên thị trường có nhiều loại kính thiên văn, giá từ gần một triệu đến hơn 10 triệu đồng, chủ yếu là của các hãng của Mỹ, châu Âu, lắp ráp tại Trung Quốc. Bạn trẻ đam mê và có kiến thức về vật lý hoàn toàn có thể tự mua vật liệu làm kính, tự thiết kế ống kính từ ống nước, dùng chân máy ảnh làm chân đế… Nếu tự làm kính theo cách này, chi phí thấp hơn một nửa.

Các kính tự chế ở mức độ cơ bản là nhìn Mặt Trăng, Mặt Trời và một số hành tinh… “Kính thiên văn cao cấp hơn, giá trị hàng trăm triệu rất khó làm vì thiết kế phức tạp hoặc phải mua tất cả các bộ phận về lắp ráp”, anh Tuấn nói.

Hiện có ba loại kính thiên văn gồm phản xạ, khúc xạ và tổ hợp (phản xạ nâng cao). Riêng kính thiên văn phản xạ, do có cấu tạo mở, nên toàn bộ bề mặt gương và lòng ống kính đều tiếp xúc trực tiếp với không khí, dễ bám bụi sau một thời gian sử dụng, cần được vệ sinh định kỳ. Một kính thiên văn nếu được bảo quản tốt có thể sử dụng 15 – 20 năm.

Hình ảnh sao thổ chụp được từ kính thiên văn tự chế của nhóm. Ảnh: NVCC

Hình ảnh sao thổ chụp được từ kính thiên văn tự chế của nhóm. Ảnh: NVCC

Ngoài yêu cầu kỹ thuật về kính, theo anh Tuấn môi trường quan sát đóng vai trò quan trọng không kém.

Việc quan sát thiên văn nên thực hiện vào mùa khô, khi trời quang đãng không mưa. Theo thang đo 9 cấp Bortle về độ sạch của bầu trời, không gian quan sát tốt nhất ở Việt Nam hiện nay ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và các vùng nông thôn. Khu vực rừng ở Vườn quốc gia Cát Tiên được thang Bortle đánh giá cấp 1, tức cấp quan sát tốt nhất. Tại khu vực trung tâm các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM khó quan sát hơn vì ô nhiễm ánh sáng.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát lớn Hà Nội (1901-2024) – Biểu tượng kiến trúc giữa trái tim Thủ đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.33

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất tại Việt Nam. Trải qua gần 123 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, tính tới nay đây vẫn và đang tiếp tục là biểu tượng kiến trúc đặc sắc giữa lòng Thủ đô, thu hút nhiều du khách đến tham quan và thưởng thức âm nhạc.

Tìm ra cách uốn cong ánh sáng để tạo mạng 6G siêu tốc

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách điều khiển mới đối với tín hiệu terahertz, từ đó mở đường cho mạng 6G cực nhanh.

TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.12) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với những người theo chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp kỳ vĩ và bí ẩn của những hang động luôn tạo ra một sức hút khó lòng cưỡng lại. Càng đắm mình vào không gian của các hang động của Việt Nam, du khách sẽ càng ngỡ ngàng với món quà vô giá từ thiên nhiên.

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.