Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Thầy giáo vùng cao giúp học trò bớt lạnh với bếp...

[Sáng tạo Việt] Thầy giáo vùng cao giúp học trò bớt lạnh với bếp ủ trấu

Thầy giáo Bùi Huy Sơn sinh ra và lớn lên tại vùng núi Sa Pa (Lào Cai). Hơn 20 năm qua, với tình yêu nghề, yêu trò thầy Sơn vừa trao truyền kiến thức vừa giúp đỡ để sinh hoạt, học tập của học trò bớt vất vả.

 

Thầy Bùi Huy Sơn đã học hỏi, cải biến nâng cao hiệu quả bếp ủ trấu.Thầy Bùi Huy Sơn đã học hỏi, cải biến nâng cao hiệu quả bếp ủ trấu.

 

Thấu hiểu học trò

Do sống trong thời tiết khắc nghiệt lạnh giá của vùng cao Sa Pa từ nhỏ tới khi trưởng thành nên thầy Sơn thấu hiểu khó khăn của học sinh bán trú xa nhà trong sinh hoạt, học tập. Do đó thầy luôn mong muốn tạo ra những giá trị để hỗ trợ, tạo điều kiện giúp học sinh bớt vất vả.

Cái lạnh mùa đông của Sa Pa “cắt da cắt thịt”, giá rét, sương muối và không ít ngày nhiệt độ xuống dưới mức 0°C, xuất hiện băng tuyết… Vì vậy, khi học sinh không được giữ ấm, thiếu nước nóng sinh hoạt sẽ hại cho sức khỏe, hạn chế nhiều hoạt động hàng ngày.

Tại Trường PTDTBT TH&THCS Hầu Thào  và nhiều trường học khác trên địa bàn (Sa Pa, Lào Cai) – nơi thầy Sơn công tác chưa có nước ấm để sử dụng thường xuyên. Sau mỗi buổi học, nếu muốn có nước tắm, vệ sinh cá nhân, các em phải đun bằng bếp củi với lượng nước nóng hạn chế.

Sáng sớm khi nhiệt độ xuống thấp, các em không có nước nóng để đánh răng, rửa mặt. Do đó vệ sinh cá nhân của học sinh bán trú vào mùa đông khó đảm bảo. Việc cung cấp nước nóng cho học trò vào mùa lạnh là vấn đề lớn của hầu hết trường vùng cao Sa Pa nhưng chưa tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

“Tôi thương học trò vùng cao, nhiều em áo ấm để mặc còn thiếu mà còn phải sử dụng nước sinh hoạt lạnh buốt. Sinh hoạt, học tập, sức khỏe… bị ảnh hưởng rất nhiều. Hiểu và chứng kiến hàng ngày cuộc sống sinh hoạt của học sinh Sa Pa tôi xót xa và luôn mong muốn mình sẽ làm nhiều điều để giúp các em đỡ vất vả khi mùa đông về…”, thầy Sơn bày tỏ.  

Thầy Bùi Huy Sơn bên bếp ủ trấu đã học hỏi và cải biến. 

Do đó khi được cử học hỏi dự án bếp ủ nước nóng bằng trấu, thầy Sơn không chỉ tiếp thu những kĩ thuật tiền đề mà còn tiếp tục nghiên cứu cải tiến thêm để phù hợp hơn với điều kiện chung, nâng cao chất lượng hiệu quả của lò.

Khi lò được lắp đặt ứng dụng tại trường đã giúp hàng trăm học sinh bớt lạnh trong mùa đông giá rét. Một số trường học đang đề nghị thầy Sơn hỗ trợ kĩ thuật để tiếp tục đưa sản phẩm vào ứng dụng.

Học hỏi và sáng tạo vì học trò

Luôn đau đáu giúp đỡ học trò vùng cao nên khi được lãnh đạo Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa và Hiệu trưởng cử đi tham quan học tập xây dựng, thiết kế lò ủ nước nóng cho học sinh thầy Sơn rất khởi.

Trở về trường không chỉ với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi, thầy Bùi Huy Sơn tiếp tục nghiên cứu thêm trên điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương. Từ đó lên phương án tối ưu nhất thực hiện ý tưởng xây dựng lò ủ nước nóng cho học sinh bán trú.

Thầy Sơn đã bàn bạc thêm với đồng nghiệp tại trường để trực tiếp lên kế hoạch xây dựng, dự trù nguồn kinh phí, vật liệu xây dựng, vật tư lắp đặt, nhân công kỹ thuật, vị trí xây dựng, nguồn nhiên liệu, khối lượng nước nóng trong ngày, thời gian ủ nóng, lượng hao tốn nguyên liệu…

Học sinh được sử dụng nước nóng hàng ngày khi lắp đặt bếp ủ trấu

Thầy Sơn đã nâng cấp thêm cửa gió từ mô hình đã học cho hẹp lại để nhiên liệu tiêu hao giảm. Cùng đó việc xây lò được tiến hành 2 lớp cách nhiệt để giữ nhiệt giữa lò luôn ở 300 độ C, giúp cho lượng nước nóng tuần hoàn liên tục. Cùng đó đường dẫn nước cũng được cải tiến để bơm một chiều từ bể lạnh qua hệ thống may so của bếp ủ…

Cuối năm 2021, hệ thống đun, ủ nước nóng công suất lớn với 1 bếp lò ủ trấu được cải tiến của thầy Sơn đã được đưa vào sử dụng tại trường.

Đánh giá về ưu điểm của sản phẩm Phòng GD&ĐT Sa Pa và đồng nghiệp cho rằng hệ thống sau cải biến đã giúp hạn chế tối đa việc thất thoát nhiệt lượng khi đun bếp…

Bếp ủ trấu sẽ không phải bố trí người trông coi trực tiếp trong suốt quá trình đun nước, có thể đun nước nóng 24/24 giờ. Và mỗi ngày lượng nước nóng từ hệ thống có thể đạt từ 4 -5 khối, nhiệt độ bình quân từ 50 – 70 độ C. Học sinh bán trú có nước nóng sử dụng mọi lúc.

Cùng đó, nhiên liệu để sử dụng cho lò ủ nước được tận dụng từ rất nhiều loại như trấu, củi rác, lõi ngô… nên giá thành rẻ, dễ kiếm từ chính địa phương, gia đình học trò. Học sinh không còn phải lên rừng kiếm củi hay vất vả trông bếp đun nước như trước sau mỗi buổi học như trước.

Việc lắp đặt sử dụng lò ủ nước nóng bằng trấu giúp nhà trường có thể tiết kiệm được trên 300.000 đồng tiền điện mỗi ngày để đun nước nóng cho sinh hoạt của học sinh. Hiện nay trên 300 học sinh bán trú của Trường PTDTBT TH&THCS Hầu Thào có thể sử dụng nước nóng thoải mái.

Học sinh Má Thị Sao, lớp 9A chia sẻ: Kể từ đưa hệ thống đun nước nóng bằng trấu của thầy Sơn vào sử dụng chúng em thấy sinh hoạt tiện dụng hơn, không ngại hoạt động liên quan tới nước. Trước đây, khi phải đun nước tắm có khi mỗi tuần chỉ tắm 1 lần nhưng bây giờ có thể tắm hàng ngày.

Nguyên liệu chất đốt của bếp là trấu, ván ốp cốt pha nên chi phí sử dụng tiết kiệm so với đun điện.

Không những thế, việc vận hành hệ thống đun nước khá dễ dàng, 2 lần/ngày (sáng và chiều, mỗi lần kiểm tra và ủ thêm trấu mất 15 phút). Việc vận hành được chia đều cho các lớp nên không mất thời gian, học sinh yên tâm học tập cả ngày mà vẫn có nước ấm sinh hoạt. Hệ thống nước nóng tại trường đảm bảo, thuận tiện hơn ở gia đình nên học sinh rất phấn khởi, thêm yêu và gắn bó với trường lớp.

Thầy Liễu Tiến Sơn, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi: Thầy Bùi Huy Sơn có chuyên môn vững vàng. Yêu thương và gần gũi với học trò, nhân dân trong khu vực. Công trình lò ủ nước nóng bằng trấu đầy ý nghĩa và thiết thực. Đã giải quyết những khó khăn của đời sống học sinh vùng cao trong mùa đông giá rét.

Mặt khác, với sự gần gũi với người dân nên thầy Sơn có thể huy động sự ủng hộ về nguyện vật liệu, ngày công từ phụ huynh giúp cho hệ thống bếp ủ nước nóng bằng trấu có giá thành lắp đặt thấp, phụ huynh yên tâm khi gửi con tới trường. Nhiều trường cùng điều kiện có thể ứng dụng lắp đặt hệ thống bếp để phục vụ tốt hơn cho đời sống, sinh hoạt của học trò.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.