Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng thiên văn Hàn...

Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng thiên văn Hàn Quốc

PGS.TS Hoàng Chí Thiêm được Hội thiên văn Hàn Quốc trao giải thưởng cho nhà khoa học có thành tựu nghiên cứu xuất sắc nhất trong 10 năm qua.

Hiệp hội Thiên văn học Hàn Quốc hôm 13/10 trao tặng “Giải thưởng Khoa học” cho PGS.TS Hoàng Chí Thiêm (43 tuổi), Viện nghiên cứu khoa học thiên văn và vũ trụ Hàn Quốc, Đại học khoa học và công nghệ Hàn Quốc. Đây là giải thưởng hàng năm vinh danh một nhà khoa học (đang làm việc tại Hàn Quốc) có thành tựu nghiên cứu xuất sắc và được chứng minh qua những công trình nghiên cứu có ý nghĩa cao, được ghi nhận bởi cộng đồng quốc tế. Hiệp hội gồm 1.000 thành viên, là các nhà thiên văn chuyên nghiệp, nghiên cứu sau tiến sĩ, nghiên cứu sinh tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu ở Hàn Quốc.

PGS.TS Hoàng Chí Thiêm. Ảnh: NVCC

PGS.TS Hoàng Chí Thiêm. Ảnh: NVCC

PGS Thiêm được trao giải với công trình nghiên cứu chính về quá trình định hướng của các hạt bụi trong vũ trụ. Ông cùng các cộng sự xây dựng được mô hình lý thuyết hoàn chỉnh để giải thích và định lượng sự định hướng của các hạt bụi trong vũ trụ do sự tác động của mômen xoắn bức xạ. Nghiên cứu khám phá ra các hiệu ứng vật lý mới như hiệu ứng phân mảnh do lực ly tâm bởi xoắn bức xạ và xoắn cơ học. Các kết quả này được kiểm nghiệm bằng quan sát thiên văn và trở thành nền tảng lý thuyết để giải thích hiện tượng phân cực của ánh sáng, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng của kỹ thuật phân cực vào việc đo đạc từ trường trong vũ trụ dùng các kính thiên văn lớn nhất thế giới như ALMA.

Ông cũng nghiên cứu các tính toán lý thuyết tiên phong cho việc du hành liên sao dùng áp suất bức xạ. Đây là hướng nghiên cứu mới nhưng nhiều hứa hẹn cho tương lai. Công trình của PGS Thiêm làm sáng tỏ bản chất của vật thể đầu tiên viếng thăm hệ Mặt Trời, tên “Oumuamua” có nguồn gốc từ môi trường liên sao. Các nghiên cứu của ông được cộng đồng thiên văn thế giới chú ý, trong đó các công trình này được chọn làm highlight của năm bởi Hiệp hội Thiên văn Mỹ (năm 2020), công bố trên ấn phẩm hàng đầu như Scientific American, The Astrophysical Journal Letters…

GS Abraham (Avi) Loeb, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Harvard (Mỹ) đánh giá, PGS Thiêm là người đầu tiên chứng minh sự thiệt hại nghiêm trọng của tàu vũ trụ có tốc độ bởi va chạm với khí và bụi trong môi trường giữa các vì sao, đồng thời đưa ra đề xuất một thiết kế tối ưu để bảo vệ tàu vũ trụ. Ông cũng nghiên cứu sự tích điện và động lực học của tàu nano tương đối trong môi trường giữa các vì sao và đánh giá ảnh hưởng của từ trường giữa các vì sao lên quỹ đạo của tàu nano. “Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với thiết kế, điều khiển và bảo vệ tàu vũ trụ”, GS Abraham nói.

Theo GS Alex Lazarian, Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), quá trình vật lý gây ra hiện tượng định hướng của bụi trong vũ trụ rất phức tạp. Các nhà vật lý thiên văn lớn như Lyman Spitzer, Edward Purcell (người từng được giải Nobel về Vật lý) đã dành nhiều tâm sức để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên họ vẫn chưa giải quyết hoàn toàn bài toán này. “Mô hình lý thuyết do PGS Thiêm và cộng sự đề xuất năm 2007 đã mang đến bước đột phá trong tìm hiểu bản chất của hiện tượng định hướng của bụi”, ông nói.

PGS Hoàng Chí Thiêm hiện là nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Khoa học vũ trụ và Thiên văn Hàn Quốc (KASI), đồng thời là Phó giáo sư tại Đại học khoa học và công nghệ Hàn Quốc. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ năm 2012, sau đó được giải thưởng dành cho nghiên cứu sau tiến sĩ của Viện Vật lý thiên văn lý thuyết Canada và Quỹ Humboldt (Đức). Hướng nghiên cứu chính của ông là về bụi và từ trường trong vũ trụ, nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc các ngôi sao, hành tinh và sự tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Hồi tháng 7, PGS Thiêm cùng hai nhà khoa học là TS Nguyễn Trọng Hiền (NASA, Mỹ, trưởng nhóm) và TS Nguyễn Lương Quang (American University, tại Paris, Pháp) thành lập Nhóm Vật lý Thiên văn (SAGI). Nhóm hoạt động dưới sự quản lý của Viện nghiên cứu khoa học và giáo dục liên ngành IFIRSE, trực thuộc ICISE (Quy Nhơn, Bình Định), nơi GS Trần Thanh Vân chủ trì xây dựng mong muốn trở thành ngôi nhà chung của các nhà khoa học. SAGI thành lập với mục tiêu đóng góp cho sự phát triển vật lý thiên văn tại Việt Nam. “Tôi mong muốn được tạo điều kiện tốt hơn nữa để tập trung phát triển hướng nghiên cứu và được làm việc nhiều hơn với các bạn trẻ đam mê thiên văn, đặc biệt từ Việt Nam”, ông nói.

Giải thưởng Khoa học được Hiệp hội Thiên văn học Hàn Quốc trao từ năm 2010, đến nay có 12 nhà khoa học được vinh danh. PGS Thiêm là nước ngoài thứ hai được nhận giải thưởng này, đồng thời là người trẻ nhất. Ông cũng là người Việt duy nhất có tên trong danh sách. Giải thưởng xem xét thành tựu cả quá trình 10 năm, dựa trên đánh giá của các chuyên gia trong uỷ ban giải theo hồ sơ đề cử của bên thứ 3 là chuyên gia trong lĩnh vực.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.