Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Nhà khoa học biến cây gia vị thành thuốc chữa bệnh nhận...

Nhà khoa học biến cây gia vị thành thuốc chữa bệnh nhận giải Kovalevskaia

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) là một trong hai nữ nhà khoa học được vinh danh Giải thưởng Kovalevskaia năm nay.

Sáng 16/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nhà khoa học biến cây gia vị thành thuốc chữa bệnh nhận giải Kovalevskaia - Ảnh 2.

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai hiện là Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM)

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 được trao cho GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai và GS.TS. NGƯT Nguyễn Minh Thủy. GS Thủy là giảng viên cao cấp Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Hai GS được trao giải vì những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học tự nhiên nói riêng.

Tại lễ trao giải GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai chia sẻ, con đường nghiên cứu của bà gặp nhiều khó khăn, gần như bắt đầu từ con số 0 khi từ Nhật Bản về nước sau thời gian học tiến sĩ. Dù vậy, bà chia sẻ, sự cố gắng và nghị lực vượt khó đã giúp bà đạt được thành tựu ngày hôm nay.

Ngày 8/1/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trao bằng sáng chế cho GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự với công trình nghiên cứu cao thảo dược hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và phương pháp chế tạo cao thảo dược này.

Trước đó, GS Mai cùng cộng sự thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình chiết xuất cao định chuẩn từ củ Ngải bún và đánh giá tác dụng dược lý theo định hướng sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày”. Kết quả của nghiên cứu đã định hướng cho việc sản xuất các chế phẩm hoặc thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày từ dược liệu trong nước.

Theo Ban tổ chức, Giải thưởng Kovalevskaia là Giải thưởng mang tên nhà toán học Nga Sophia Kovalevskaia bắt đầu trao tại Việt Nam năm 1985, là giải thưởng quốc tế đầu tiên dành cho các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đến nay, Giải thưởng đã được trao cho 21 tập thể và 50 cá nhân nhà khoa học nữ xuất sắc trên các lĩnh vực: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Nông nghiệp, Y học, Công nghệ thông tin… Giải thưởng Kovalevskaia đã trở thành giải thưởng danh giá cấp quốc gia dành cho các nhà khoa học nữ với những thành quả nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.

Với định hướng nghiên cứu hóa dược và phát triển thuốc, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai xây dựng được một nhóm nghiên cứu mạnh, triển khai thành công nhiều nghiên cứu như chiết xuất nano hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp từ cây Cà gai leo.

Nhà khoa học biến cây gia vị thành thuốc chữa bệnh nhận giải Kovalevskaia - Ảnh 4.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (áo vàng), chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Nguyễn Thị Doan (áo đen) và Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga trao giải thưởng Kovalevskaia cho GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai (áo đỏ) và GS.TS.NGƯT Nguyễn Minh Thủy

Đề tài hoàn thành giai đoạn nghiên cứu cơ bản trong việc phát hiện các hoạt chất có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase, xanthine oxidase và tyrosinase, làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ chiết xuất, tiền lâm sàng và lâm sàng để có thể phát triển thuốc điều trị các bệnh đái tháo đường, gout và sạm nám da.

Sinh năm 1974, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai hiện là Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM), Hiệu Trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TPHCM. Bà là người mở đường và hiện là Trưởng Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hóa Dược và Phát triển thuốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

GS Mai sở hữu thành tích nghiên cứu gồm chủ trì và hoàn thành 14 đề tài NCKH các cấp, trong đó có 10 đề tài cấp Bộ, 4 đề tài cấp Tỉnh, công bố 135 bài báo khoa học, trong đó 75 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế và 66 bài báo quốc gia.

Tại lễ trao giải, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga khẳng định Kovalevskaia là giải thưởng ghi nhận các nhà khoa học nữ đóng góp cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên – một lĩnh vực có vai trò then chốt trong nền kinh tế tri thức.

“Sau khi nhận giải thưởng, các nhà khoa học nữ sẽ tiếp tục nghiên cứu cống hiến cho khoa học, đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ các nhà khoa học nữ trên con đường khoa học vinh quang nhưng cũng không ít thách thức, chông gai”, bà Nga kỳ vọng.

GS.TS.NGƯT Nguyễn Minh Thủy là một trong hai nhà khoa học được vinh danh năm nay. Bà sinh năm 1961, là Giảng viên cao cấp Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với hướng nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật xử lý, tồn trữ và chế biến đa dạng sản phẩm thực phẩm có giá trị chất lượng cao và an toàn từ các loại nông sản nhiệt đới sau thu hoạch, nhiều sản vật địa phương, qua nghiên cứu của bà trở thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Những nghiên cứu nổi bật của bà như “Đánh giá chất lượng mía cây tỉnh Hậu Giang và giải pháp làm giảm tổn thất hàm lượng đường sau thu hoạch”, “Sản xuất rượu vang thốt nốt từ các giống men thuần chủng phân lập từ thốt nốt tự hiên ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên An Giang”, “Nghiên cứu chế biến đa dạng các sản phẩm từ khóm Cầu Đúc Hậu Giang và tận dụng phế liệu cho quá trình trích ly enzyme bromelin”, “Nghiên cứu mô hình chế biến một số sản phẩm từ hành tím an toàn và đảm bảo khả năng tiêu thụ”. Nhờ những nghiên cứu của bà, nhiều công nghệ đã được chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp như “Công nghệ sản xuất rượu vang Sim rừng”, “Công nghệ lọc và làm trong rượu vang Sim”, “Công nghệ sản xuất Sữa hạt sen”.

Theo Sức Khỏe Đời Sống

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.