Trang chủ Cộng đồng sáng tạo 40 năm “sản xuất” mô hình máy bay

40 năm “sản xuất” mô hình máy bay

Với đôi bàn tay điêu luyện, hơn 40 năm nay, ông Bùi Xuân Thành (TP Đà Nẵng) đã “biến” những khối nhôm tưởng như vô tri vô giác thành những mô hình máy bay chiến đấu với màu sơn, vũ khí đi kèm giống như thật.
“Xưởng” sản xuất mô hình máy bay chiến đấu của ông Thành.“Xưởng” sản xuất mô hình máy bay chiến đấu của ông Thành.

Miệt mài với mô hình

Trong căn nhà nhỏ của mình tại đường Lê Trọng Tấn (phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), ông Bùi Xuân Thành – nguyên là công nhân viên quốc phòng Nhà máy A32 (thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân) vẫn đều đặn tự tay mình “cho ra lò” những mô hình máy bay chiến đấu để làm quà tặng.

Chúng tôi gặp ông Thành lúc ông đang chăm chú chỉnh sửa mô hình chiếc chiến đấu cơ Su-22. Vừa làm ông Thành vừa kể, năm 1975, sau thời gian huấn luyện, ông được Quân chủng Phòng không – Không quân tạo điều kiện về làm việc ở Nhà máy A32. Đến tháng 7/1978, ông chuyển vào Đà Nẵng và gắn bó với TP Đà Nẵng cho đến bây giờ.

Vốn là công nhân chuyên sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, vũ khí… phục vụ quân chủng, trong khoảng thời gian làm công nhân sửa chữa máy bay tại đây, ông có dịp thực hiện sửa chữa nhiều máy bay chiến đấu.

Thấy ông Thành vừa có “hoa tay” lại có tính cẩn thận, lãnh đạo đơn vị đã giao thêm nhiệm vụ làm mô hình chiến đấu cơ làm quà lưu niệm cho đơn vị.

“Nhận nhiệm vụ” ngay sau đó, ông bắt tay vào việc sản xuất mô hình máy bay chiến đấu.

Để làm những mô hình này, ông đã bắt đầu mày mò, tìm hiểu từng chi tiết nhỏ nhất của những chiếc máy bay chiến đấu.

“Những chiếc tôi làm ban đầu nhận được nhiều lời khen, từ những lời khen động viên khích lệ đó, giúp tôi mày mò thêm mẫu mã và chuyển sang làm bằng chất liệu nhôm vì bền và đẹp”, ông Thành tâm sự.

Theo quan sát, những mô hình máy bay chiến đấu do ông Thành làm ra hết sức sinh động. Các chi tiết của mô hình từ màu sơn, cánh, mũi, đuôi… máy bay đều được làm giống như bản gốc.

Theo ông Thành, để làm ra mô hình máy bay, thì việc đầu tiên là phải làm thô. Mỗi loại máy bay, mỗi chi tiết là một khuôn riêng. Sau khi có đầy đủ các bộ phận, ông dùng loại khoan cỡ nhỏ, keo dính… bắt đầu lắp ráp hoàn thiện phần thô.

Sau đó lấy dấu và khoan các lỗ lắp ráp các giá tên lửa, giá ăng-ten… Sau khi khoan xong, các mô hình sẽ được ông chà giấy nhám, rồi tiến hành công đoạn sơn.

Nói đến phần sơn trên mô hình, ông Thành cho biết, ông đã dày công nghiên cứu cách xịt sơn để vẻ bề ngoài mô hình giống như thật. Sau khi gia công nhẵn, mịn bề mặt, ông Thành tiến hành sơn lên mô hình nhiều lớp sơn với nhiều màu khác nhau. Quá trình này kéo dài khoảng 5 – 6 ngày.

“Đặc biệt, quá trình sơn phải trải qua 5 công đoạn, mất 5 – 6 ngày với nhiều lớp sơn khác nhau. Đây là bước rất quan trọng thể hiện cái hồn của chiếc máy bay”, ông Thành bật mí.

Các chi tiết trên máy bay được ông làm giống như thật.

 

Lưu giữ kỷ niệm của lính không quân

Ông Thành cho biết, mỗi loại máy bay chiến đấu đều khác nhau nên khi làm mô hình cũng sẽ có độ phức tạp khác nhau. Chẳng hạn, nếu như MiG-17, MiG-21 thì đơn giản nhưng bắt đầu từ Su-22 thì phức tạp. Tính năng phức tạp vì vũ khí nhiều. Nếu MiG-21 chỉ có 4 quả tên lửa thì Su-22 có 10 giá có thể đeo bom, đeo tên lửa. MiG-21 dao chỉnh dòng ít nhưng từ Su-22 trở đi thì dao chỉnh dòng nhiều thế nên phức tạp.

Theo ông Thành, các thế hệ máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam càng về sau càng khó mô hình hóa. Chẳng hạn, Su-22, MiG-21 thân tròn thì dễ nhưng bắt đầu từ Su-27, Su-30 MK2 thì càng phức tạp.

Thế nên không chỉ cố gắng làm mô hình đúng với các thông số, ông Thành còn nghiên cứu các loại mô hình tên lửa đi kèm cho mỗi máy bay. Rồi thiết kế giống hệt từ kiểu dáng cho đến màu sơn…

Hơn nửa đời người làm mô hình máy bay chiến đấu, ông Thành chẳng thể nhớ hết đã chế tạo ra bao nhiêu chiếc máy bay. Với ông Thành, số lượng không quan trọng bằng việc từng mô hình máy bay chiến đấu dù là để làm quà hay để làm vật kỉ niệm phải mang lại cảm xúc cho người được tặng.

Hiện, những mô hình máy bay chiến đấu ông làm chủ yếu là các loại máy bay: MiG-17, MiG-21, Su-22, Su-27, Su-30 và có làm thêm Su-35…

Về hưu hơn 6 năm nay, nhưng ông Thành vẫn miệt mài bên công việc chế tạo mô hình máy bay. Một phần vì nhớ nghề cũ, một phần làm theo mong muốn của nhiều đồng đội, đồng chí… “Những mô hình máy bay này lưu giữ kỷ niệm của người lính Không quân trong những năm tháng bay lượn trên bầu trời”, ông Thành bộc bạch.

Cứ như vậy, hơn 40 năm nay, ông Thành vẫn tỉ mỉ “biến” những khối nhôm vô tri vô giác thành những mô hình máy bay chiến đấu với màu sơn, vũ khí đi kèm giống như thật. Đó không chỉ là tình yêu nghề, mà còn gợi nhớ lại cho ông nhiều cảm xúc về những năm tháng trong quân ngũ đã qua. 

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/40-nam-san-xuat-mo-hinh-may-bay-jQkeRZeMg.html

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.