[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức Di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) – TOP 10 khu di...

Di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly. Thành được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397). Cùng năm đó Hồ Quý Ly cho di chuyển kinh đô từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá). Khu di tích Thành Nhà Hồ bao gồm một phức hợp các thành phần kiến trúc được xây dựng có tính toán, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên, để đảm bảo chức năng làm một kinh đô mới thay cho kinh đô Thăng Long.

Thành Nhà Hồ là tên thường gọi của tòa thành bằng đá còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền Bắc Việt Nam. Thành còn có tên gọi khác như: thành An Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn; thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nước Đại Việt (1397 – 1400) và Đại Ngu (1400 – 1407); thành Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long); Thạch Thành vì thành được xây toàn bằng đá; thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai.

 

 

Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài. Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam còn là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Thành Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành. Tường thành cao trung bình 8m, được cấu tạo bởi hai lớp: Lớp ngoài đá, bên trong là đất.

Thành Nhà Hồ rộng 155,5ha, bao gồm Thành nội (rộng 142,2ha), La thành (9,0ha) và Đàn tế Nam Giao (4,3ha), nằm trong vùng đệm với diện tích 5.078,5ha. Thành được kiến thiết trong khu vực có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giữa hai dòng sông Mã và sông Bưởi (thuộc huyện Vĩnh Lộc).

 

 

La thành là vòng thành ngoài bảo vệ toàn bộ kiến trúc và cư dân trong Kinh thành, được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào tháng 9-1399, dài khoảng 10km. La thành cách Hoàng thành khoảng 2-3km về các hướng.

Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới. 

Phía trước Hào thành là La thành. La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m, bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m, một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố. Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và phòng chống lũ lụt.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu. Cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học, sử học chưa thể lý giải về quá trình xây dựng tòa thành đá này.

Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 năm với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay Thành Nhà Hồ vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất về cảnh quan cũng như quy mô kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á.

Giới hạn từ khu vực tường thành đá vào trong là khu vực Hoàng thành. Đây là nơi sinh sống, làm việc của quan lại và hoàng tộc trong triều đình. Cũng theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như Điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Khu vực Hoàng thành có bình đồ gần vuông, mặt chính quay về hướng Đông Nam, với mỗi bức tường có chiều dài gần 900m. Trong Hoàng thành có cung Nhân Thọ (nơi ở của Hồ Quý Ly), điện Hoàng Nguyên (nơi Vua thiết triều), cung Phù Cực, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu… Thành nội có 4 cổng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cửa Nam được xây dựng lớn nhất, mở ba vòm cửa, các cửa còn lại chỉ có 1 vòm. Phía trên cửa Nam và cửa Bắc là vọng lâu. Vọng lâu ngoài chức năng là lầu canh còn là nơi Vua ngự duyệt quân trước khi xuất chinh và chủ trì các nghi lễ quan trọng khác.

 

Thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc – Nam và 883,5m chiều Đông – Tây. Bốn cổng thành Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là tiền – hậu – tả – hữu. Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặc biệt lớn. 

Đàn tế nằm ở xã Cao Mật xưa, nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía đông nam, cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km về phía tây bắc theo quốc lộ 45. Hàng năm, nhà Hồ lễ tế trời đất, cầu cho quốc thái dân an hoặc những dịp đại xá thiên hạ tại đàn Nam Giao. Chữ “Giao” có nghĩa là lễ tế trời ở phía nam kinh thành, nghi lễ này thường gọi là lễ tế Nam Giao, nơi thực hiện gọi là đàn Nam Giao.

 

Đàn Nam Giao rộng hơn 2 ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án là cánh đồng Nam Giao, gồm nhiều cấp nền bao, thu hẹp dần từ thấp đến cao. Dẫn vào trung tâm của đàn tế là con đường thần đạo (hay linh đạo) được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn, xếp ngay ngắn. Con đường này xưa kia là lối đi dẫn nhà vua cùng quần thần tiến về nơi linh thiêng nhất đàn tế để hành lễ.

 

Ở vị trí cao nhất, chính giữa đàn tế là khối đá lớn hình tròn (viên đàn), đường kính 4,75 m, bao quanh bằng những bức tường đá hình vuông, theo quan niệm trời tròn, đất vuông. Tại đây còn lưu giữ nhiều dấu tích kiến trúc của các cấp nền bao như nền thượng, nền trung, nền hạ.

 

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm ra một công trình đặc biệt khác là giếng vua, còn gọi Ngự dục, Ngự duyên. Giếng còn khá nguyên vẹn, gồm 9 thành bậc, sâu 5,6 m và cũng có kết cấu ngoài vuông, giữa tròn. Giếng được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng. Ở độ sâu khoảng 10 m so với nền đàn trung tâm, các nhà khảo cổ đã tìm ra mạch nước của giếng cổ. Giếng vua nhằm phục vụ cho việc tế gia và trai giới trước khi hành lễ.

 

Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ trở thành một công trình mang giá trị nổi bật toàn cầu với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừa là một pháo đài quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên.

 

Hiện vật khai quật được trong Thành Nhà Hồ

 

Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 năm với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay Thành Nhà Hồ vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất về cảnh quan cũng như quy mô kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á.

 

———————————————————————–

Hành trình TOP Việt Nam – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Trung tâm TOP Việt Nam triển khai từ và công bố dưới tiêu chí và góc nhìn của Ban quản lý hành trình Top với mục tiêu quảng bá các giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời kích cầu du lịch.

Mỗi tuần, các bài công bố sẽ được công bố rộng rãi trên hệ thống trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings. Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

Mọi thông tin liên hệ xin gửi về:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – TRUNG TÂM TOP VIỆT NAM (TOPPLUS)

Địa chỉ: 1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Phi – 0333 108 555

Email: noidungtopplus@gmail.com

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

CÁC TIN KHÁC

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2024): Thánh đường nghệ thuật mộng mơ – Top 100 đơn vị trên 100...

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua gần 124 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng tới nay đây vẫn luôn được xem là thánh đường nghệ thuật mộng mơ giữa lòng Sài Gòn.

Động Ngườm Ngao (Cao Bằng) – TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình...

(kyluc.vn) Không gian bên trong rộng lớn, đường đi bộ bằng phẳng và sở hữu hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ là những điểm cộng khiến khách du lịch khó có thể bỏ qua động Ngườm Ngao khi đến tỉnh Cao Bằng.

Khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2, xác lập Kỷ lục cho hoạt động quảng diễn 150 loại nhân và món...

(Kyluc.vn) Ngày 17/5/2024, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực Thế giới” khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.Hồ Chí Minh), thu hút hàng ngàn lượt khách quan tham. Trong khuôn khổ Lễ hội năm nay, Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với hoạt động chế biến và quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.75) Đền Cửa Ông (Quảng Ninh): Ngôi đền linh thiêng nơi đất mỏ...

(kyluc.vn) Thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Xây dựng nền tảng phát triển đại học định hướng đổi mới sáng tạo

Diễn đàn đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 diễn ra ngày 16/5 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn tham dự.

Google trình làng các mô hình AI mạnh nhất ngay sau khi OpenAI ra mắt GPT-4o

Google đã ra mắt 2 mô hình AI thuộc dòng Gemini, trong đó có Gemini 1.5 Pro mà Giám đốc điều hành Sundar Pichai cho biết 'có thể xâu chuỗi thông tin trong một khoảng thời gian dài nhất so với bất kỳ mô hình AI nào'.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2024): Thánh đường nghệ thuật mộng mơ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.34

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua gần 124 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng tới nay đây vẫn luôn được xem là thánh đường nghệ thuật mộng mơ giữa lòng Sài Gòn.

Apple ra mắt tính năng giúp giảm say xe khi dùng điện thoại

Tín hiệu chuyển động của ô tô sẽ hiển thị các chấm chuyển động trên một số sản phẩm của Apple để giúp giảm chứng say tàu xe.

Động Ngườm Ngao (Cao Bằng) – TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không gian bên trong rộng lớn, đường đi bộ bằng phẳng và sở hữu hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ là những điểm cộng khiến khách du lịch khó có thể bỏ qua động Ngườm Ngao khi đến tỉnh Cao Bằng.

Khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2, xác lập Kỷ lục cho hoạt động quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì

(Kyluc.vn) Ngày 17/5/2024, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực Thế giới” khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.Hồ Chí Minh), thu hút hàng ngàn lượt khách quan tham. Trong khuôn khổ Lễ hội năm nay, Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với hoạt động chế biến và quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.75) Đền Cửa Ông (Quảng Ninh): Ngôi đền linh thiêng nơi đất mỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Xây dựng nền tảng phát triển đại học định hướng đổi mới sáng tạo

Diễn đàn đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 diễn ra ngày 16/5 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn tham dự.