[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.44)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.44) Thành nhà Hồ (Thanh Hóa): Kiến trúc thành lũy bằng đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thành nhà Hồ (còn gọi là Thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là Kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới Triều Hồ. Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, tòa thành vẫn hiện diện uy nghi, mang trong mình các giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa.

 

Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, nằm trên các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long ( thuộc tỉnh Thanh Hoá ngày nay). Thành nhà Hồ nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ còn được biết đến với 4 tên gọi khác nữa là thành Tây Đô, Tây Kinh, An Tôn và Tây Giai. 

 

Thành Nhà Hồ Thanh Hóa gồm 3 bộ phận chính là La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng phía ngoài cùng có chu vi lên đến 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành và nằm cách chân thành khoảng 50 mét, làm nhiệm vụ bảo vệ nội thành bên trong.

Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới. 

Phía trước Hào thành là La thành. La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m, bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m, một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố. Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và phòng chống lũ lụt.

Thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc – Nam và 883,5m chiều Đông – Tây. Bốn cổng thành Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là tiền – hậu – tả – hữu. Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặc biệt lớn. 

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu. Cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học, sử học chưa thể lý giải về quá trình xây dựng tòa thành đá này.

Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 năm với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay Thành Nhà Hồ vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất về cảnh quan cũng như quy mô kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á.

Cũng theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như Điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

Đàn Nam Giao với tổng diện tích trên 43.000m2, là một kiến trúc khá hoành tráng trong tổng thể Khu Di sản Thành nhà Hồ. Đây là nơi hàng năm Triều nhà Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ. Tháng 10-2007, Đàn Nam Giao được công nhận là Di tích Khảo cổ cấp quốc gia. Từ năm 2004 đến năm 2016, Đàn Nam Giao đã qua 4 lần nghiên cứu khai quật với tổng diện tích 18.000m2. 

Đàn Nam Giao rộng hơn 2 ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án là cánh đồng Nam Giao, gồm nhiều cấp nền bao, thu hẹp dần từ thấp đến cao. Dẫn vào trung tâm của đàn tế là con đường thần đạo (hay linh đạo) được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn, xếp ngay ngắn. Con đường này xưa kia là lối đi dẫn nhà vua cùng quần thần tiến về nơi linh thiêng nhất đàn tế để hành lễ.

 

Ở vị trí cao nhất, chính giữa đàn tế là khối đá lớn hình tròn (viên đàn), đường kính 4,75 m, bao quanh bằng những bức tường đá hình vuông, theo quan niệm trời tròn, đất vuông. Tại đây còn lưu giữ nhiều dấu tích kiến trúc của các cấp nền bao như nền thượng, nền trung, nền hạ.

 

 

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm ra một công trình đặc biệt khác là giếng vua, còn gọi Ngự dục, Ngự duyên. Giếng còn khá nguyên vẹn, gồm 9 thành bậc, sâu 5,6 m và cũng có kết cấu ngoài vuông, giữa tròn. Giếng được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng. Ở độ sâu khoảng 10 m so với nền đàn trung tâm, các nhà khảo cổ đã tìm ra mạch nước của giếng cổ. Giếng vua nhằm phục vụ cho việc tế gia và trai giới trước khi hành lễ.

 

 

Nhằm phát huy giá trị di sản thế giới Thành nhà Hồ, trong những năm qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức nhiều đợt khai quật. Qua những đợt khai quật này, nhiều dấu tích, cứ liệu quý đã được phát lộ, giúp các nhà sử học, các nhà nghiên cứu có thêm những tư liệu quý làm rõ thêm sự tồn tại, phát triển của một triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27-6-2011, Thành nhà Hồ chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

——————————————

 

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.