[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức Chiêm bái chùa Đại Lộc (Sarnath, Ấn Độ) – ngôi chùa Nam...

Chiêm bái chùa Đại Lộc (Sarnath, Ấn Độ) – ngôi chùa Nam tông Việt Nam đầu tiên trên đất Phật

(kyluc.vn) Sáng ngày 6/4/2024 (nhằm 26/2 năm Giáp Thìn), tại chùa Pháp Luân (TP.HCM, Việt Nam) đã diễn ra sự kiện trao Kỷ lục đến chùa Đại Lộc (Sarnath, Ấn Độ với nội dung "Ngôi chùa Nam tông Việt Nam tại Ấn Độ".

Nằm tại Sarnath (Ấn Độ) – một trong tứ thánh địa của Phật giáo, chùa Đại Lộc (The Sivali Vietnamese Theravada Trust) có diện tích 5.170m², được Thượng tọa Thích Thiện Minh và Thượng tọa Thích Tường Quang vận động Phật tử trong nước và nước ngoài mua đất thành lập vào năm 2009. Chùa tổ chức Lễ động thổ vào ngày 06/12/2009. Sau 5 năm xây dựng, chùa chính thức làm lễ Kiết giới Sima vào ngày 05/12/2014 và đại lễ khánh thành vào ngày 06/12/2014.

Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo chính phủ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, chính quyền thành phố Varanasi, cùng khoảng 10.000 phật tử, tăng, ni sinh cùng khách mời trong và ngoài nước đã hoan hỉ dự lễ khánh thành chùa Đại Lộc vào ngày 06/12/2014.

Chùa Đại Lộc là công trình văn hóa lớn, không chỉ cống hiến cho cộng đồng Phật tử Việt Nam trên toàn cầu, mà còn góp phần phát triển các công trình tâm linh Phật giáo tại Ấn Độ. Đây chính là ngôi chùa Nam Tông đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên đất Ấn Độ. 

Chùa Đại Lộc được xây dựng tại Sarnath – nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi giác ngộ, mang trong mình giá trị tâm linh vô giá

Cổng chùa Đại Lộc được xây dựng bằng đá sa thạch hồng, cao 9m, ngang 6m, xây dựng theo kiến trúc cổ của Ấn Độ truyền thống Sanchi. Trên cổng có 64 bức phù điêu đá và tượng miêu tả cuộc đời đức Phật; Ngài thực hành Pháp độ; Ngài quán duyên chúng sanh; cảnh Tứ Động Tâm; cảnh khổ ở địa nguc… Cổng đặt bánh xe Pháp ở giữa tầng trên cùng; các tầng ngang có nhiều tượng sư tử, voi, ngựa và bò đực là “tứ linh” của người Ấn. 

Bước vào cổng chùa Đại Lộc, chúng ta sẽ thấy bên tay phải là Chùa Một Cột (Gác Chuông), biểu tượng cho tinh thần Phật giáo Việt Nam, và bên trái là Quốc Tử giám (gác trong),  biểu tượng cho tinh thần văn hóa và dân tộc Việt Nam.

Công trình mô phỏng Chùa Một Cột (Gác Chuông) và Quốc Tử giám mang dấu ấn nét văn hóa Việt trên đất Phật Ấn Độ. (Ảnh: KLG, NAG Võ Văn Tường)

Điểm nhấn của chùa phải kể đến pho tượng đức Phật Chuyển Pháp Luân được tạo tác bằng đá sa thạch. Phía dưới đài sen, mặt trước có khắc bài kinh Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Pali và tiếng Việt. Bản dịch tiếng Việt của Đại lão Hòa thượng Hộ Tông. Dưới bài kinh là phù điêu đắp nổi tượng năm anh em ông Kiều Trần Như là: Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama và Asaji cùng 2 biểu tượng bánh xe Pháp. Hai bên đại tượng, chùa tôn trí tượng đá hai đại thí chủ thời đức Phật là: trưởng giả Cấp Cô Độc (Maha Upasaka Anathapindika); nữ cư sĩ Tỳ Xá Khư (Maha Upasika Mata Visakha); và tượng đá bốn đầu sư tử của vua Asoka. Nguyên trụ đá có bốn đầu sư tử được vua Asoka cho khắc dựng tại thánh địa Chuyển Pháp Luân ở Sarnath cao 15m, có khắc chỉ dụ của vua: “Không ai được gây chia rẽ trong Tăng đoàn”. Dưới bốn con sư tử có bốn bánh xe Pháp 24 căm xen kẻ với bốn linh thú: voi, bò đực, ngựa và sư tử. 

Pho tượng nặng 1.200 tấn (đúc từ 660 khối đá, khối nặng nhất là 5 tấn, nhẹ nhất là 1,2 tấn), cao 24m. 

Điện Phật được thiết kế trong lòng pho tượng đức Phật Chuyển Pháp Luân. Hương án giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thành đạo; án thờ hai bên tôn trí tượng Thánh Tăng Tài Lộc và tượng cố Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Sơ Tổ Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam cùng các vị hữu công.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm (Ảnh: KLG, NAG Võ Văn Tường)

Sân trước chùa có tôn trí một số tượng: Tượng vua Asoka (A Dục), tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng Trưởng lão Hòa thượng Trì Giới (Guttasilo Mahathero), tượng đức Phật Chuyển Pháp Luân làm mẫu để tạo tác pho đại tượng và một số tấm bia lưu niệm.

Các bức tượng được tôn trí trong sân chùa (Ảnh: KLG, NAG Võ Văn Tường)

Thượng tọa Thích Tường Quang, trụ trì chùa Đại Lộc cho biết mục đích khi xây chùa Đại Lộc là chùa sẽ trở thành nơi lưu trú của sinh viên đang theo học chương trình thạc sỹ, tiến sỹ của Đại học Varanasi và Đại học quốc tế Theravada, đáp ứng yêu cầu hành hương của Phật tử đến vùng thánh địa Chuyển Pháp Luân, mở phân khoa Phật học của Đại học Varanasi, mở khóa thiền Tứ Niệm Xứ và buổi thuyết giảng Phật pháp dành cho Phật tử Việt Nam, dâng Pháp y Kathina đến tăng sinh hàng năm, lập quỹ từ thiện chùa Đại Lộc giúp người nghèo Ấn Độ, Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn kiều bào, tăng ni sinh Việt Nam tại Ấn Độ hướng về quê hương, đất nước.

Thượng tọa Thích Tường Quang mong muốn chùa Đại Lộc không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của các phật tử, mà còn góp phần thắt chặt hơn nữa tình cảm hữu nghị, truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt – Ấn.

Nhiều năm qua, chùa Đại Lộc trở thành điểm đến quen thuộc của các tăng ni, phật tử và du khách hành hương đến miền đất Phật

Với những giá trị đặc biệt đó, Chùa Đại Lộc tọa lạc tại Sarnath, Ấn Độ đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung: “Ngôi chùa Nam tông Việt Nam tại Ấn Độ”. Sáng ngày 6/4/2024, buổi lễ trao bằng xác lập Kỷ lục đến chùa Đại Lộc đã diễn ra tại chùa Pháp Luân (Quận Gò Vấp, TP.HCM, Việt Nam).

Các đại biểu, quý chư tôn đức tăng ni cùng có mặt tại sự kiện trao Kỷ lục tại chùa Pháp Luân (Tp.HCM, Việt Nam) (Ảnh: VietKings)

Buổi lễ có sự tham gia của Thượng tọa Thích Tường Quang – Trụ trì chùa Đại Lộc (Ấn Độ), quý chư tôn đức tăng ni đến từ các chùa Tứ Phương Tăng, Tổ đình Bửu Quang, chùa Pháp Luân và chùa Asoka… cùng quý phật tử gần xa. Tại sự kiện, về phía đại diện Ban lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có sự hiện diện của Kỷ lục gia Võ Văn Tường – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu (VietWorld), đại diện VietKings và bà Võ Lưu Lan Uyên – Phó Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings). 

Đại diện Ban lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục tại sự kiện (Ảnh: VietKings) 

Thượng tọa Thích Tường Quang (Trụ trì chù Đại Lộc – Sarnath, Ấn Độ) chia sẻ tại buổi lễ (Ảnh: VietKings)

 

KLG Võ Văn Tường – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld), đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và bà Võ Lưu Lan Uyên trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam đến Thượng tọa Thích Thường Quang (Ảnh: VietKings) 

Thượng tọa Thích Tường Quang gửi tặng những món quà mang từ miền đất Phật cho đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Ảnh: VietKings)

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ buổi lễ, đại diện chùa Đại Lộc cũng đón nhận bằng Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld) với nội dung “Ngôi chùa Việt Nam tại Ấn Độ có cổng bằng đá sa thạch hồng lớn nhất, điêu khắc 4 Thánh tích Phật giáo, 32 phù điêu về cuộc đời đức Phật Thích Ca”.  Tham sự dự kiê

Đại diện chùa Đại Lộc đón nhận bằng xác lập Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld) tại sự kiện (Ảnh: VietKings)

Với uy tín, đạo hạnh của sư trụ trì cũng như nỗ lực không ngừng của các chư tăng, phật tử, hoạt động Phật giáo của chùa Đại Lộc trong 10 năm qua luôn phát triển. Chùa cũng được chú trọng duy tu bảo dưỡng để lúc nào cũng đẹp đẽ dưới hào quang của Đức Phật, tỏ rõ giá trị văn hóa của Phật giáo Việt Nam, trở thành một điểm đến của khách hành hương Việt Nam khi đặt chân đến miền đất Phật.

 

Diệu Phi (VietKings)

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát lớn Hà Nội (1901-2024) – Biểu tượng kiến trúc giữa trái tim Thủ đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.33

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất tại Việt Nam. Trải qua gần 123 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, tính tới nay đây vẫn và đang tiếp tục là biểu tượng kiến trúc đặc sắc giữa lòng Thủ đô, thu hút nhiều du khách đến tham quan và thưởng thức âm nhạc.

Tìm ra cách uốn cong ánh sáng để tạo mạng 6G siêu tốc

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách điều khiển mới đối với tín hiệu terahertz, từ đó mở đường cho mạng 6G cực nhanh.

TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.12) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với những người theo chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp kỳ vĩ và bí ẩn của những hang động luôn tạo ra một sức hút khó lòng cưỡng lại. Càng đắm mình vào không gian của các hang động của Việt Nam, du khách sẽ càng ngỡ ngàng với món quà vô giá từ thiên nhiên.

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.