[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sách giáo khoa...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sách giáo khoa hình cho người khiếm thị

Quy trình công nghệ của ĐHQG TPHCM, giúp các đơn vị nuôi dạy học sinh khiếm thị thuận tiện hơn trong việc chế bản sách giáo khoa dạng chữ nổi.
Bản in sách giáo khoa nổi cho người khiếm thị.
Bản in sách giáo khoa nổi cho người khiếm thị.

Quy trình công nghệ của nhà khoa học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) giúp các đơn vị nuôi dạy học sinh khiếm thị thuận tiện hơn trong việc chế bản sách giáo khoa dạng chữ nổi.

Chuyển sách giáo khoa in chữ sang in hình

ThS Phan Nguyễn Ái Nhi, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) cho biết, từ đầu năm học 2020 – 2021, các cơ sở giáo dục, trung tâm và mái ấm nuôi dạy trẻ em khiếm thị tại TPHCM gặp phải nhiều khó khăn trong việc thực hiện các bộ sách giáo khoa hình và chữ nổi trên nền tảng các bộ sách biên soạn theo chương trình mới, đặc biệt đối với các môn học như Toán, Tự nhiên và Xã hội (TNXH), Khoa học và Tự nhiên (KHTN).

Các bộ sách giáo khoa mới được đầu tư biên soạn rất công phu, tích hợp đa dạng nội dung với nhiều hình ảnh sinh động mô tả đặc điểm, tính chất và chuyển động của vật thể. Điều này hỗ trợ tốt cho việc dạy và học theo định hướng giáo dục mới đối với học sinh bình thường, nhưng dẫn đến yêu cầu cao về việc nghiên cứu, thay đổi hình ảnh cho phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến nội dung các môn học cần chế bản để in sách cho học sinh khiếm thị. Đây là thử thách lớn cho đội ngũ chuyển đổi sách giáo khoa ở các trường chuyên biệt nói chung.

Khắc phục khó khăn này, nhóm các nhà khoa học đã xây dựng quy trình thực hiện và hệ thống chế bản in sách giáo khoa hình và chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị. ThS Phan Nguyễn Ái Nhi cho biết, hai lý do chính dẫn đến tình trạng khan hiếm sách chữ nổi là do thiếu nguồn nhân lực có kỹ thuật tốt và chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc chuyên dụng quá cao (5.500 – 7.500 đồng/tờ giấy ép nhiệt và khoảng 700 triệu đồng cho máy ép nhiệt và máy in chữ Braille).

Hệ thống sách giáo khoa được sản xuất vẫn tập trung chủ yếu vào sự mô tả bằng ngôn ngữ hơn là minh họa hình nổi. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tri thức của học sinh khiếm thị, đặc biệt là ở các môn Toán, TNXH, KHTN vốn dĩ luôn đòi hỏi phải có hình ảnh minh họa cho khái niệm, tính chất, nguyên lý và các bài tập ứng dụng.

Về cơ bản, có thể hiểu chế bản in sách giáo khoa hình và chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị là hệ thống các phôi, khuôn hay mẫu in gồm nhiều hình ảnh và chữ nổi được chuyển đổi trực tiếp từ sách giáo khoa, làm cơ sở tạo thành những cuốn sách giáo khoa hình và chữ nổi Braille hỗ trợ việc học cho học sinh khiếm thị qua các quá trình đúc, thổi, in, ép… bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.

Những cuốn sách giáo khoa hình và chữ nổi Braille này sẽ được tạo thành theo công năng của máy ép nhiệt Thermoform (loại máy đặc thù được dùng để sản xuất sách cho học sinh khiếm thị với loại giấy Brailon chuyên dụng) bằng kỹ thuật tạo hình chân không.

Do đó, các nguyên vật liệu được dùng để làm chế bản chủ yếu là giấy carton, bìa cứng và một số loại nguyên vật liệu không nóng chảy khác để đảm bảo độ bền và độ phân lớp rõ nét của hình ảnh trên chế bản.

Xác định đúng nội dung chữ, hình cần thực hiện

Việc có sách giáo khoa hình và chữ nổi Braille kịp thời sẽ giúp quá trình học tập của học sinh khiếm thị tham gia hòa nhập trở nên thuận lợi hơn. Từ đây, thúc đẩy các học sinh khuyết tật nói chung và học sinh khiếm thị nói riêng tiếp tục vươn lên ở những bậc học cao hơn, tích cực khám phá năng lực của bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống ổn định sau này.

ThS Ái Nhi cho hay, việc xác định tư duy, trải nghiệm xúc giác của học sinh khiếm thị nói chung và đặc biệt là năng lực tri giác xúc giác đối với sách giáo khoa ở cấp lớp mà các em chuẩn bị được tiếp cận là rất quan trọng. Từ đây, nhóm nghiên cứu phải xác định những nội dung chữ và hình ảnh nào cần được thực hiện.

Đội ngũ làm sách cần xác định số lượng và phân chia nhân sự phù hợp với kinh nghiệm và năng lực vốn có (chuyển ngữ, thiết kế, kỹ thuật, công nghệ…), trang thiết bị và máy móc bổ trợ cho quá trình làm sách, các nguồn nguyên vật liệu dễ tìm, giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra…

Trước khi bắt tay vào thực hiện chế bản, đội ngũ làm sách sẽ lựa chọn một số hình ảnh từ đơn giản đến phức tạp trong sách giáo khoa để thiết kế và xây dựng mẫu thử.

Nếu thực hiện theo quy trình chuyển đổi sách của Mái ấm Nhật Hồng, ở bước này chỉ cần chọn hình, scan hình và dùng phần mềm PictureBraille để chuyển đổi hình ảnh thành những chấm nổi hỗ trợ nhận diện hình và dùng máy in chữ nổi để đồng thời tập tin chữ và hình ảnh.

Theo cách thông thường của Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TPHCM, Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu TP Hà Nội và nhiều đơn vị làm sách trên thế giới, đội ngũ chuyển đổi sẽ chọn hình và thiết kế thử nghiệm bằng phần mềm CorelDRAW 12 (hoặc một số phần mềm chuyên dụng có cùng chức năng), sau đó cài đặt phần mềm CorelLASER 2013.02 kết nối với máy CNC để cắt và tạo hình trên các nguyên vật liệu khác nhau theo những mẫu thiết kế.

Dán các hình vừa được cắt lên những tờ giấy in liên tục (giấy dùng để dập chữ Braille) tạo thành các tờ chế bản mẫu và sử dụng máy Thermoform cùng giấy in nhiệt Braillon để in thành các bảng mẫu.

Tất cả hình ảnh cùng tập tin dàn trang hoàn thiện sẽ được cắt và in bằng máy cắt CNC và máy in chuyên dụng. Các hình ảnh sẽ được dán lên tập tin dàn trang (ở chỗ những khung hình đang để trống) để tạo thành chế bản mẫu. Sau đó, in và thử nghiệm bản mẫu tại cộng đồng và hiệu chỉnh theo yêu cầu.

Theo nhóm nghiên cứu, việc ứng dụng mô hình dạy học tích hợp STEM thông qua dự án làm sách giáo khoa hình và chữ nổi Braille vào môi trường đại học là cần thiết. Bởi lẽ, nếu như giáo viên tại các đơn vị nuôi dạy học sinh khiếm thị vừa dạy, vừa chuyển đổi sách giáo khoa sẽ tốn nhiều thời gian lẫn công sức, nhưng rốt cuộc chỉ có thể tập trung hỗ trợ cho học sinh tại đơn vị mình.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.