Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực.

Từ năm 1950, các cơn bão ở Đại Tây Dương và nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương) được đặt tên nhưng không theo quy tắc cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới sẽ được đặt tên theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái.

Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A – Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B – Bernard.

Danh sách tên các cơn bão khu vực Đại Tây Dương trong năm 2021
Danh sách tên các cơn bão khu vực Đại Tây Dương trong năm 2021. (Ảnh: KOKH).

Với riêng khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.

Các quốc gia ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới từ năm 2020. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.

Quy tắc chung là danh sách đặt tên các cơn bão được đề xuất bởi Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs). Danh sách này được các cơ quan tương ứng phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.

Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam), phần lớn cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm.

Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trung tâm này là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.

Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La.

Bão Sonca đổ bộ vào vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió tối đa 75km/h. Tên gọi của cơn bão này được lấy từ cơ sở dữ liệu do chương trình Xoáy thuận nhiệt đới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) soạn thảo, theo AccuWeather.com.

Một cơn bão hình thành ở Thái Bình Dương.
Một cơn bão hình thành ở Thái Bình Dương. (Ảnh: WMO).

“Các nhà dự báo thời tiết có một danh sách tên gọi đặc biệt cho các cơn bão. Theo định kỳ, một tên gọi sẽ không còn được sử dụng nữa và thay bằng tên mới”, Jim Andrews, nhà khí tượng học cấp cao của chuyên trang dự báo thời tiết AccuWeather.com, cho biết.

Danh sách này gồm 140 tên gọi do các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Campuchia chọn ra. Không có quy định hạn chế số lượng tên gọi có thể được sử dụng trong một năm dương lịch.

Các tên trong danh sách chỉ được đặt cho xoáy thuận nhiệt đới ở cấp bão trở lên và lấy theo trình tự lần lượt từ trên xuống dưới. Ví dụ, nếu cơn bão cuối cùng trong năm tên là Cimaron, cơn bão đầu tiên của năm sau sẽ có tên Jebi.

Theo cách đặt tên trên, sau bão Sonca, cơn bão tiếp theo ở khu vực Thái Bình Dương và Biển Đông sẽ được đặt tên là Nesat.

Danh sách tên bão ở tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.
Danh sách tên bão ở tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông. (Ảnh: WMO).

Philippines cũng là một trong số những quốc gia đưa ra tên bão quốc tế. Tuy nhiên, theo Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), nước này sẽ sử dụng danh sách tên bão riêng của họ gồm 25 tên để đặt cho một xoáy thuận nhiệt đới khi nó đi vào khu vực theo dõi của họ (Philippine Area of Responsibility – PAR). Ví dụ, khi bão lốc Neoguri hình thành vào đầu tháng 7/2014, nó được đổi tên là Florita khi tiến vào PAR.

Nếu danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên bão sẽ được lấy từ một danh sách bổ sung gồm 10 tên gọi và danh sách này sẽ được đưa ra trước khi mùa bão bắt đầu.

Một xoáy thuận nhiệt đới ở tây bắc Thái Bình Dương được xếp là bão nếu có sức gió trong khoảng 73-148km/h. Nếu cơn bão có sức gió từ 149km/h trở lên sẽ được phân loại là siêu bão, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (Joint Typhoon Warning Center – JTWC).

Việc đặt tên bão (xoáy thuận nhiệt đới – tropical cyclone) bắt đầu cách đây nhiều năm để giúp nhận dạng nhanh cơn bão trong các bản tin cảnh báo bởi tên gọi được cho là dễ nhớ hơn nhiều so với sử dụng thuật ngữ và đánh số. Nhiều chuyên gia đồng ý gán tên gọi cho cơn bão giúp các phương tiện truyền thông dễ đưa tin về xoáy thuận nhiệt đới hơn, nâng cao sự quan tâm của cộng đồng đối với cảnh báo bão và tăng cường chuẩn bị sẵn sàng khi bão ập đến.

Kinh nghiệm chỉ ra sử dụng những tên gọi ngắn dễ phân biệt trong khi nói và viết sẽ nhanh hơn và ít mắc lỗi hơn phương pháp xác định bằng kinh độ – vĩ độ trước đây. Những lợi thế này đặc biệt quan trọng trong trao đổi thông tin chi tiết về cơn bão giữa các trạm khí tượng, cơ sở ven biển và tàu thuyền trên biển.

Việc đặt tên cho các cơn bão đã bắt đầu từ lâu, nhằm giúp xác định nhanh các cơn bão trong những thông báo cảnh báo. Những cái tên sẽ giúp người dân dễ nhớ hơn so với các con số và thuật ngữ kỹ thuật.

Nhiều người đồng tình với ý kiến này, đồng thời cho rằng việc đặt tên sẽ giúp các phương tiện truyền thông đưa tin về các cơn bão dễ dàng hơn, giúp người dân để ý các cảnh báo, từ đó tăng cường đối phó khi bão ập đến.

Việc sử dụng tên riêng, ngắn gọn cũng giúp việc thông báo bằng văn bản hoặc giọng nói diễn ra thuận lợi hơn, nhanh hơn và ít bị lỗi hơn so với phương pháp xác định cơn bão bằng kinh độ, vĩ độ khó nhớ, dài dòng. Những điều này tạo ra lợi thế quan trọng trong việc trao đổi thông tin chi tiết về những cơn bão.

Danh sách tên gọi các cơn bão sẽ được tái sử dụng sau mỗi 6 năm. Chẳng hạn danh sách các cơn bão năm 2023 sẽ được sử dụng lại để đặt tên cho các cơn bão vào năm 2029.

Trong trường hợp cơn bão Talim vừa đổ bộ vào nước ta, đây là tên do Philippines đề xuất.

Mỗi năm, Ủy ban Bão sẽ họp một lần. Trong cuộc họp sẽ có nội dung bàn luận về việc các nước đề cử tên mới hoặc loại bỏ tên cũ trong danh sách đặt tên cho bão. Các nước cũng có quyền kiến nghị loại bỏ tên bão do quốc gia khác đặt nếu cảm thấy tên gọi đó không phù hợp vì nhiều lý do khác nhau.

Nếu một con bão gây ra thương vong về người và tài sản quá lớn, tên gọi của nó sẽ bị loại khỏi danh sách và thay bằng tên khác. Những tên bão nổi tiếng bị loại bỏ theo cách này là Haiyan (Philippines, 2013), Sandy (Mỹ, 2012), Katrina (Mỹ, 2005), Mitch (Honduras, 1998) và Tracy (Darwin, 1974).

Chẳng hạn, Việt Nam đã từng đề nghị loại bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì cơn bão đã gây nên hậu quả nghiêm trọng khi đổ bộ vào Việt Nam năm 2006. Ngược lại, Hàn Quốc cũng đã đề nghị loại bỏ tên bão Saomai do Việt Nam đề cử khỏi danh sách tên bão vì cơn bão này cũng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Hàn Quốc trong năm 2006.

Với những cơn bão gây nên thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, WMO sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên bỏ phiếu để quyết định xem có nên loại bỏ tên cơn bão đó hay không để tránh gây nên những ký ức đau thương.

Tổng Hợp

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (1913-2024) – Áo tím, Gia Long, Minh Khai – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.26

(nienlich.vn) Trải qua 111 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy cô giáo của trường vẫn luôn tận tụy, tâm huyết với nghề. Tính tới nay, Trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh ưu tú, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của thành phố và đất nước, khẳng định vị thế của một trong những trường THPT trọng điểm ở TPHCM.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.67) Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Hiện thân của ‘đất và hồn thiêng Thăng Long’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Hoàng thành Thăng Long là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Không kỳ vĩ lớn lao, không đẹp đẽ rực rỡ, song di sản Hoàng Thành Thăng Long có một giá trị đặc biệt mà những di sản khác ở Việt Nam không có. Đó là giá trị văn hoá – lịch sử của chiều dài ngàn năm văn hiến của Thủ đô.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chu Văn An (1908-2024) – Ngôi trường cách mạng xuyên thế kỷ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.25

(nienlich.vn) Trường THPT Chu Văn An (tiền thân là trường Bưởi) được chính quyền Pháp thành lập năm 1908. Tính tới nay, trải qua gần 116 năm hình thành và phát triển, ngôi trường cổ kính này ngày càng phát triển mạnh mẽ, là chiếc nôi đào tạo hàng loạt nhân tài xuất sắc cho đất nước.

Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nổi tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.66) Hải đăng Kê Gà (Bình Thuận): Trăm năm soi lối giữa biển khơi – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng trên hòn đảo cùng tên, được thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỉ 19. Ngọn hải đăng oai nghiêm hàng trăm năm với vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc, trở thành một trong những biểu tượng được nhiều người biết đến