Trang chủ Tin tức 14 Kỷ lục Thế giới đặc sắc trong lĩnh vực ẩm thực...

14 Kỷ lục Thế giới đặc sắc trong lĩnh vực ẩm thực của người Việt (P.8): Việt Nam – Đất nước có nhiều Món ăn Gia đình đặc trưng và hấp dẫn nhất Thế giới

(kyluc.vn-VietKings) – Bữa cơm gia đình của người Việt từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa với rất nhiều ý nghĩa đối với mỗi con người. Đó là biểu tượng của sự gắn kết, yêu thương, đoàn viên và sum họp. Những món ăn gia đình vì vậy luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người.

Ý nghĩa và vai trò của “Bữa cơm gia đình” trong văn hóa người Việt Nam.

Bữa cơm gia đình là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

Từ rất lâu đời, “bữa cơm gia đình” của người Việt đã trở thành một nét đẹp văn hóa với rất nhiều ý nghĩa đối với mỗi con người. Đó là biểu tượng của sự gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc cùng nhau dùng bữa và trò chuyện. Đó cũng là biểu tượng của sự đoàn viên – sum họp khi tất cả mọi người cùng quây quần lại bên nhau.

“Bữa cơm gia đình” thường được dọn chung trong một “mâm” và thương được gọi là “mâm cơm” với tất cả các món ăn được dọn cùng lúc và mọi người cùng ngồi xuống thưởng thức với nhau. Một bữa ăn gia đình nhìn sơ qua chỉ là một bữa ăn nhưng đi sâu hơn ta sẽ thấy trong đó có rất nhiều bài học ý nghĩa mà ông cha để lại qua bao đời.

Bữa cơm gia đình của người Việt luôn chưa đựng nhiều bài học ý nghĩa cho mỗi con người.

Bài học thứ nhất chính là sự: kính trên nhường dưới. Trong mỗi bữa cơm, con cháu sẽ mời cơm ông bà, cha mẹ. Cả nhà cùng chờ nhau tề tựu đông đủ thì mới bắt đầu bữa cơm. Những miếng ngon sẽ được dành cho ông bà và trẻ nhỏ trong nhà, đó như một sự tôn kính bề trên và sự bao bọc trẻ nhỏ và là tình yêu thương của các thành viên dành cho nhau.

Bài học thứ hai chính là: tình yêu và lòng biết ơn dành cho Mẹ. Phần lớn, những bữa ăn gia đình người Việt đều do bàn tay người Mẹ chăm lo chu toàn. Hình ảnh người Mẹ trong gian bếp sự nức mùi thơm thật sự là một hình ảnh ấm áp mà bất kỳ ai cũng không thể phai mờ trong ký ức. Những món ăn dù không phải cao lương mỹ vị nhưng luôn phù hợp với khẩu vị người trong gia đình, vì không ai khác chính người Mẹ là người hiểu rõ nhất những khẩu vị đó. Những món ăn không quan trọng ở sự thịnh soạn mà quan trọng nhất là tấm lòng người nấu. Không những thế, Mẹ còn luôn tìm tòi và khám phá ra những món ăn mới để tạo sự bất ngờ cho các thành viên cũng như làm phong phú thêm cho những bữa cơm gia đình. Tình yêu dành cho những món ăn Mẹ nấu sẽ theo mãi mỗi người. Dù cho có đi đâu, có thưởng thức được những thức ngon vật lạ khắp thế giới thì món ăn của mẹ chính là món ăn ngon nhất trong miền ký ức mỗi người.

Bài học thứ ba chính là: kỹ năng sống với những công việc làm bếp. Việc chuẩn bị và chế biến các món ăn cũng là một trong những kỹ năng sống rất quan trọng dành cho các em nhỏ trong gia đình dù là trai hay gái. Khi con biết tự quan sát và nhận biết những nguyên vật liệu, biết dùng các dụng cụ nấu ăn, biết canh chỉnh thời gian cũng như nêm nếm món ăn là lúc cha mẹ có thể yên tâm về khả năng tự chăm sóc bản thân trong tương lai của con cái khi không có cha mẹ ở bên cạnh.

Bài học thứ tư chính là: sự chia sẻ công việc. Hầu như trong các bữa cơm, người mẹ là người thực hiện phần lớn mọi công đoạn. Tuy nhiên ngày nay, trong xã hội ngày càng văn minh, người phụ nữ dần được giải phóng khỏi những lề thói khắt khe của lễ giáo phong kiến, các thành viên khác trong gia đình cũng phải có trách nhiệm san sẻ và phụ giúp người Mẹ trong mỗi bữa cơm gia đình. Ví dụ như sơ chế nguyên liệu, dọn dẹp bàn ghế, rửa chén bát, lau dọn nhà cửa,… Khi cả gia đình cùng nhau san sẻ công việc sẽ góp phần vun đắp tình cảm và gia đình sẽ ngày càng gắn kết với nhau hơn.

Những bữa cơm đầy đủ các thành viên với những tiếng cười vui vẻ luôn hiện hữu trong mỗi gia đình Việt Nam.

Có thể nói những “bữa cơm gia đình” là linh hồn của hạnh phúc, sự yêu thương, gắn bó và nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình người Việt Nam. Bữa cơm gia đình Việt Nam là nơi các thành viên sum họp, cùng chia sẻ để hiểu nhau hơn và gắn kết hơn với nhau. Đây là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống lâu đời mà người Việt Nam luôn muốn gìn giữ và truyền lại cho con cháu sau này.

 

Về những “món ăn gia đình” đặc trưng của người Việt

Với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước ngàn năm, “cơm trắng” là loại tinh bột chủ yếu được dùng trong bữa cơm gia đình truyền thống của người Việt Nam. Người Việt có thể ăn cơm gần như tất cả các buổi trong ngày, nhưng thường là buổi trưa và buổi tối; đặc biệt là buổi tối được xem là thời gian cả gia đình quây quần sum họp bên mâm cơm sau một ngày dài học tập và làm việc. Các món ăn kèm với cơm khá đa dạng và được chế biến từ đơn giản cho tới cầu kỳ và hương vị cũng phong phú tùy vào nguyên liệu đặc trưng của vùng miền.

 

“Cơm trắng” luôn là loại tinh bột chủ yếu được dùng trong bữa cơm gia đình truyền thống của người Việt Nam.

 

Một bữa ăn trong mâm cơm người Việt Nam sẽ có 3 đến 4 món ăn kèm với cơm. Các món ăn kèm bao gồm 1 hoặc 2 món mặn (thịt, cá, tôm, mực, trứng,… thuộc nhóm chất đạm), 1 hoặc 2 món rau xào hoặc luộc (thuộc nhóm chất xơ), 1 món canh, và đặc biệt luôn có nước chấm (được làm từ các loại mắm đặc trưng riêng của từng vùng miền) đi kèm bữa cơm. Nhìn chung mâm cơm của người Việt ít dầu mỡ, nhiều rau xanh, rất đa dạng về hình thức, hương vị hài hòa, đặc biệt cân bằng về dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.

Trong một mâm cơm của người Việt Nam thường sẽ có 3 đến 4 món ăn kèm với cơm trắng.

 

Nét độc đáo của mâm cơm gia đình Việt Nam ngoài các món ăn chiên, xào, hấp, luộc,… phải kể đến “bát canh” và “chén nước chấm”. Không nơi nào trên thế giới lại có hàng trăm món canh độc đáo như của người Việt, và cũng không đất nước nào ăn cơm chan với canh như người Việt Nam ta. Riêng nói về “chén nước chấm”, đây được xem là điểm nhấn hương vị trong mỗi bữa cơm gia đình người Việt. Mỗi món ăn khác nhau sẽ có một chén nước chấm khác nhau, như: nước mắm tỏi ớt thì dùng chấm các món luộc, chiên, hoặc món cuốn; nước mắm gừng thì chấm với thịt vịt; mắm nêm thì chấm bò nhúng dấm; muối tiêu chanh thì dành cho các món hải sản hấp, luộc; nước chấm chao thì chấm rau củ hoặc đậu hủ chiên;… Gần như trong tất cả các bữa cơm đều có sự hiện diện của bát nước chấm, mà phổ biến nhất là nước mắm. Ngoài ra còn có các món rau củ ngâm chua hoặc muối chua để ăn kèm bữa ăn như dưa cải chua ngọt. đu đủ ngâm chua, dưa cà muối,… cũng thường xuyên xuất hiện trong các món ăn gia đình của người Việt.

Ngoài các món thịt, cá và rau thì “bát canh”,…

 

… chén nước chấm,…..

 

và những loại rau củ ngâm/muối chua,…

 

… là những món ăn đặc trưng và mang đậm nét độc đáo trong mâm cơm của người Việt Nam.

Những món ăn trong mâm cơm truyền thống của người Việt thường rất bình dị, đa phần đều từ những thực phẩm nuôi – trồng tại nhà hoặc là đánh bắt từ thiên nhiên.

Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam lại có những nguyên liệu và gia vị khác nhau để tạo nên những món ăn gia đình độc đáo với hương vị riêng biệt mà không đâu có được.

Các món ăn trong mâm cơm gia đình người miền Bắc thường có hương vị vừa phải, không quá cay nồng hay béo ngọt. Người miền Bắc chuộng vị chua thanh tinh tế và mâm cơm có nhiều màu sắc. Đó là vị chua của trái me, trái sấu trong bát nước luộc rau muống; là chua của trái cà chua cắt làm tư trong tô bún sườn; là vị thanh tao của mẻ trong nồi canh cá nấu dọc mùng;… Cách chế biến món ăn của người miền Bắc cũng khá cầu kỳ và tỉ mỉ, nước dùng từ xương được hầm và vớt bọt thật kỹ để luôn trong vắt và vị ngọt thật thanh tao, nhẹ nhàng. Với bản tính thâm trầm kính đáo, những món ăn gia đình của người miền Bắc cũng hài hòa và nhẹ nhàng vừa đủ để đẩy đưa vị giác của người thưởng thức.

Đối với người miền Trung chất phát hồn hậu thì món ăn gia đình cũng thiên về sự mặm mà và cay nồng. Bữa ăn miền Trung luôn có những món kho rim đậm đà với hành, tiêu, nước mắm hay những chén nước chấm với thật nhiều ớt, tỏi đậm đà. Các món ăn nồng đậm của người miền Trung khiến ai thưởng thức cũng phải xuýt xoa và lưu luyến mãi như lưu luyến chính tâm hồn của con người nơi đây.

Đặc điểm nổi bật của khẩu vị người miền Nam là chua – cay – ngọt. Các món ăn gia đình vì vậy thường dùng ớt, me và đường. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái với nguồn lương thực đa dạng và phong phú, những cánh đồng cò bay thẳng cánh, những loại thủy hải sản tươi ngon, những loại rau đồng, rau rừng đa dạng,… Tất cả đã làm nên những món ăn miền Nam vô cùng đặc sắc. Các món ăn trong bữa cơm của người miền Nam luôn được sáng tạo với phong thái riêng của một vùng đất trù phú.

Nhìn chung, những món ăn gia đình tại các vùng miền của người Việt Nam khá đa dạng và phong phú từ hương vị cho đến cách chế biến. Tuy nhiên tất cả đều có chung một cấu trúc cơ bản với cơm trắng và các món ăn kèm.

 

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao, bữa cơm gia đình cũng dần mở rộng hơn về mặt ý nghĩa khi không còn chỉ là những bữa ăn đơn thuần với “cơm” và các món ăn khác. Mọi người cũng có thể thưởng thức những món như: bún, mì, phở, cháo, xôi, lẩu,… Tất cả đều mang ý nghĩa là một bữa cơm gia đình khi tất cả mọi người cùng nhau quay quần gắn kết, cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, sau một ngày dài làm việc và học tập. Những món ăn gia đình vì vậy ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn mỗi ngày nhờ bàn tay chăm sóc của người Mẹ thân yêu. Chính những món ăn gia đình đã ngày càng làm dày thêm kho tàng ẩm thực Việt và góp phần gìn giữ các hương vị truyền thống lâu đời của người Việt Nam qua các căn bếp gia đình.

Để thưởng thức mẹt bún đậu thơm ngon này tại nhà với bàn tay khéo léo của những người mẹ trong một bữa cơm gia đình mà không cần phải đi ra ngoài hàng quán. 

Dù trải qua nhiều biến động lịch sử, kinh tế xã hội nhưng những bữa cơm gia đình trong văn hóa người Việt với các món ăn đa dạng và thơm ngon vẫn luôn là một nét đẹp văn hóa được bảo tồn và giữ nguyên giá trị tinh thần to lớn trong xã hội ngày nay. Dù có bận rộn với những công việc hàng ngày nhưng mọi người trong gia đình đều dành thời gian cho nhau bên mâm cơm, cùng nhau sẻ chia và lan tỏa yêu thương. Trong tâm thức người Việt, những món ăn gia đình chính là sợi dây gắn kết giữa các thành viên và là nơi tình yêu thương được nuôi dưỡng mỗi ngày. Từ đó nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp và làm tính cách của mỗi người được chan hòa hơn.

 

Với những giá trị tuyệt vời của văn hóa ẩm thực đường phố Việt Nam, giai đoạn 2021-2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Tổ chức Kỷ luc Người Việt Toàn cầu (VietWorld) đã hoàn thiện hồ sơ đề cử Kỷ lục Thế giới gửi đến Liên Minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) và chính thức công nhận Việt Nam là đất nước có nhiều Món ăn Gia đình đặc trưng và hấp dẫn nhất Thế giới.

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại...

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100...

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ...

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế...

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên...

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.