Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Cuộc đua đưa phụ nữ lên vũ trụ Mặt trăng

Cuộc đua đưa phụ nữ lên vũ trụ Mặt trăng

Vào năm 2025, NASA dự định đưa người phụ nữ đầu tiên lên thăm "chị Hằng" để đi bộ trên bề mặt Mặt trăng. Nhưng người phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ lại là của Liên Xô. Câu chuyện lớn hơn đó là thân phận người phụ nữ liên quan đến chủ đề vũ trụ.

Artemis 1, tên lửa lớn nhất từng được chế tạo – được xây dựng bởi Hệ thống Phóng Không gian (SLS) của NASA (Mỹ), đã đi vòng quanh Mặt trăng vào năm 2022 và quay trở lại Trái đất thành công. Artemis 2 – chuyến bay thử nghiệm vòng quanh Mặt trăng với nhiều tham vọng hơn, sẽ khởi hành vào năm 2024. Và Artemis 3, dự kiến vào năm sau đó, sẽ đưa các phi hành gia trở lại bề mặt Mặt trăng, hơn 50 năm kể từ lần cuối cùng con người đặt chân lên đó.

Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, Chương trình Apollo (Mỹ) đã đưa 12 người – tất cả đều là đàn ông da trắng – lên Mặt trăng và quay trở lại. Lần này, với Artemis 3 phi hành đoàn sẽ có một người phụ nữ và một người da màu bước đi trên Mặt trăng. Và đó có thể là một người (phụ nữ da màu).


Helen Sharman, nữ phi hành gia đầu tiên lên vũ trụ của Anh.

Trở lại ngày 5/10/2022, Nicole Aunapu Mann trở thành người phụ nữ Mỹ bản địa đầu tiên bay vào vũ trụ khi bà bắt đầu sứ mệnh kéo dài 5 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Bà Mann là người bộ tộc Wailaki ở vùng tây bắc California ngày nay, cho biết: “Tôi sinh năm 1977 và trong suy nghĩ của tôi vào thời bấy giờ, trở thành phi hành gia là điều không thể”, bà nói khi đề cập đến chủng tộc và giới tính của mình.

Bà Mann gia nhập Thủy quân lục chiến Mỹ khi vào Học viện Hải quân ở Annapolis, sau đó lái máy bay chiến đấu ở Iraq và Afghanistan. Năm 2013, bà được chọn vào chương trình đào tạo phi hành gia của NASA. Bà đã tham gia chương trình nghiên cứu phát triển cả SLS lẫn khoang tàu Orion (mà SLS sẽ sử dụng để đưa con người lên Mặt trăng). Sau khi trở về từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS (dự kiến vào tháng 3/2023), bà sẽ là ứng cử viên cho cuộc đổ bộ lên Mặt trăng 2025.

Nhưng bà Mann còn phải cạnh tranh gay gắt để trở thành người phụ nữ đầu tiên đi bộ trên Mặt trăng. NASA đã công bố 18 thành viên đầu tiên của Đội Artemis 3, nhóm các phi hành gia chuẩn bị trở lại Mặt trăng. Chín người trong số họ là phụ nữ, bao gồm cả bà Mann. Trong đội này có bà Christina Koch, người đã tham gia ba chuyến đi bộ ngoài không gian (toàn nữ) đầu tiên; bà Anne McClain, người đã ở 204 ngày ngoài không gian; và cựu cầu thủ bóng bầu dục quốc tế Jessica Watkins – người đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm việc trên ISS vào tháng 4 năm 2022.

Tất cả phụ nữ trong Đội Artemis 3 đều có bằng cấp cao trong lĩnh vực khoa học.
Tất cả phụ nữ trong Đội Artemis 3 đều có bằng cấp cao trong lĩnh vực khoa học.

“Chúng tôi vẫn chưa biết danh tính của người phụ nữ đầu tiên sẽ bước đi trên Mặt trăng”, bà Emily Margolis – người phụ trách lịch sử phụ nữ Mỹ cho Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ ở Washington và cả Phòng thí nghiệm Vật lý Thiên văn Smithsonian ở Massachusetts, cho biết.

“Nhưng chúng tôi biết rằng cô ấy phải có kỹ năng và thành tích đáng kinh ngạc. Tất cả phụ nữ trong Đội Artemis 3 đều có bằng cấp cao trong lĩnh vực khoa học. Họ là phi hành gia, chỉ huy phi hành đoàn thương mại hoặc phi công quân sự”.

Bà Margolis cho biết thêm: “NASA chấp nhận đưa phụ nữ vào phi hành đoàn năm 1978, 20 năm sau khi cơ quan này thành lập. Mặc dù trước đó NASA không cấm phụ nữ nộp đơn vào phi hành đoàn, nhưng các yêu cầu đã ngầm loại trừ sự tham gia của họ.

Vào thời điểm đó, chỉ phi công quân sự mới đủ điều kiện đầu vào, nhưng quân đội lại đang cấm phụ nữ làm công việc này. Nhưng các yêu cầu đã thay đổi theo thời gian”. Người phụ nữ Mỹ đầu tiên nhưng là người phụ nữ thứ ba trên thế giới bay vào vũ trụ là Sally Ride, trên tàu con thoi Challenger vào ngày 18/6/1983.

Hai thập kỷ trước khi bà Ride được phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của bang Florida (Mỹ), bà Valentina Tereshkova, một trung úy trong Lực lượng Không quân Liên Xô, đã được đưa vào quỹ đạo trên tàu Vostok 6, trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ. Chuyến đi của Valentina Tereshkova diễn ra vào ngày 16/6/1963, chỉ hai năm sau khi Yuri Gagarin làm được điều đó.

Giở lại lịch sử, có một sự thật là Liên Xô hồi đó chưa có ý định đưa phụ nữ vào vũ trụ. Nhưng vào năm 1961, ông Nikolai Kamanin, giám đốc đào tạo phi hành gia Liên Xô, nghe nói rằng Mỹ đang xem xét điều đó. Ông cho rằng đó là: “một sự xúc phạm đến tình yêu nước của phụ nữ Liên Xô” và đã quyết định hành động. Cho dù thông tin của ông Kamanin là sai, Mỹ lúc đó không có kế hoạch đưa phụ nữ vào không gian.

Tháng 1 năm 1962, 400 ứng viên đã được chọn, tất cả đều là lính nhảy dù. Một tháng sau, con số đó chỉ còn 5 để chọn lấy một người được bay vào vũ trụ.


Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên của thế giới ra ngoài không gian (Liên Xô, 1963).

“Đó là cuộc chạy đua với Mỹ để giành vị trí đầu tiên: tàu vũ trụ đầu tiên quay quanh Trái đất, người đầu tiên bay vào không gian, người phụ nữ đầu tiên trong không gian, người đi bộ ngoài không gian đầu tiên,…”, bà Helen Sharman, người Anh đầu tiên bay vào vũ trụ (và đã tới trạm vũ trụ Mir của Liên Xô vào năm 1991), cho biết: “Các giá trị truyền thống vẫn ưu tiên phụ nữ với vai trò là những người mẹ và nội trợ”.

Lịch sử cũng ghi lại: “Ông Kamanin, giám đốc đào tạo phi hành gia Liên Xô, đã trịch thượng gọi các nữ phi hành gia là “Gagarin mặc váy”. Ông Kamanin cũng được cho là nguồn gốc của tin đồn rằng, bởi vì đổ bệnh trong chuyến bay, bà Tereshkova đã không thể hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào của mình; và “sự cố” đó được lấy làm cớ để không gửi thêm các nữ phi hành gia (Liên Xô) vào vũ trụ. Bà Tereshkova luôn phủ nhận câu chuyện này, và các nhà sử học giờ đây đã chấp chận rằng nó không đúng sự thật”.

Thành tích của bà Tereshkova vẫn tỏa sáng. Bà phải học tập, huấn luyện và bay mô phỏng ở trình độ giống như mọi nam phi hành gia khác – nhiều người trong số họ không đạt yêu cầu. Cần lưu ý rằng vào thời điểm này, sự an toàn không phải ưu tiên tối quan trọng. Bà đã được trao tặng Huân chương Lênin và trở thành Anh hùng Liên Xô.

“Khi tôi được đào tạo ở Thành phố Ngôi Sao của Liên Xô phía bắc Moscow, tôi luôn ngưỡng mộ những nhà du hành vũ trụ đầu tiên, đặc biệt là bà Valentina”, bà Sharman (nhà du hành người Anh) nói.

“Tôi được gặp bà ấy khi bà đến dự bữa sáng tiễn đoàn của tôi, trước khi chúng tôi khởi hành ở Kazakhstan. Bà luôn muốn thể hiện sự ủng hộ đối với những nữ phi hành gia. Chúng tôi vẫn gặp nhau tại nhiều sự kiện khác nhau trên khắp thế giới, và bà Valentina luôn tập hợp tất cả các nữ phi hành gia có mặt lại để chụp ảnh cùng nhau”.

Và bây giờ Mỹ có cơ hội tìm ra người kế nhiệm bà Valentina Tereshkova. Người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng sẽ được ca ngợi nồng nhiệt như người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ.

Theo Báo Tiền Phong

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn và tồn tại lâu đời nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khu chợ Đồng Xuân này có tuổi lâu đời tại mảnh đất thủ đô, trải qua hàng trăm năm lịch sử có từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Không chỉ là một trong những ngôi chợ diễn ra hoạt động giao thương sầm uất, mà chợ Đồng Xuân đã trở thành nét văn hóa đậm chất Hà Nội và trở thành địa điểm ngôi chợ đáng đến trong chuyến tham quan du lịch

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.63) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Quốc học huế (1896-2024) – Địa chỉ đỏ về đào tạo – Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam – P22

(nienlich.vn) Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường cấp 3 có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Đây không chỉ được xem là địa điểm chứng nhân của lịch sử mà còn là chiếc nôi đào tạo hàng ngàn học sinh xuất sắc, trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga lập 02 kỷ lục Việt Nam trong phẫu thuật bệnh lý về mắt vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập

(Kyluc.vn) Vào tối 4.5.2024, lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga diễn ra tại Hà Nội. Cũng trong dịp này. Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 02 Kỷ lục Việt Nam tới Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga với số lượng ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể với kính đa tiêu Zeiss và điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile nhiều nhất tại Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.