Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Tiến sĩ Việt...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tiến sĩ Việt nhận dạng nhanh độc tố trong nông sản

Sử dụng phổ Raman, TS Nguyễn Thành Dương và cộng sự có thể nhận diện nhanh một số độc tố trong nông sản xuất khẩu.
Quy trình chế tạo đế tăng cường bề mặt từ cánh ve và ứng dụng trong xác định quang phổ Raman.
Quy trình chế tạo đế tăng cường bề mặt từ cánh ve và ứng dụng trong xác định quang phổ Raman.

Sử dụng phổ Raman, TS Nguyễn Thành Dương và cộng sự – Viện Hóa học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có thể nhận diện nhanh một số độc tố trong nông sản xuất khẩu.

Xác định nhanh dư lượng độc tố

Tiến sĩ Việt nhận dạng nhanh độc tố trong nông sản ảnh 1

Chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Thành Dương.

Với mục tiêu phát triển phương pháp nhận dạng nhanh giúp phát hiện các độc tố trong nông sản với chi phí thấp, TS Nguyễn Thành Dương và nhóm nghiên cứu Viện Hóa học đã tiến hành đề tài: “Phát triển phương pháp nhận dạng nhanh một số độc tố bằng phổ Raman trong nông sản xuất khẩu của Việt Nam”, mã số: TĐNDTP.04/19-21. Đề tài được xếp loại xuất sắc.

Raman là phổ dao động nên có liên quan đến phổ hồng ngoại (IR) và cận hồng ngoại hay hồng ngoại gần (NIR). Hiệu ứng Raman là kết quả sự thay đổi độ phân cực của các liên kết phân tử trong một kiểu dao động xác định và được đo dưới dạng tia tán xạ không đàn hồi.

Kỹ thuật phổ Raman có ưu điểm là thường cho kết quả đúng và nhanh mà không cần phải phá hủy mẫu, không cần chuẩn bị mẫu hoặc chỉ cần chuẩn bị tối thiểu. Mẫu có thể là chất rắn, nửa rắn, lỏng và đôi khi là chất khí.

Phổ Raman cung cấp thông tin về các kiểu dao động cơ bản của phân tử trong mẫu thử mà nhờ đó ta có thể hiểu thêm cả về mẫu thử lẫn quá trình chế biến.

TS Nguyễn Thành Dương cho biết, thực tế việc xác định dư lượng (lượng vết) hóa chất độc hại còn tồn dư trong các sản phẩm từ nông nghiệp và thực phẩm là vô cùng khó khăn.

Mặc dù có một số phương pháp được sử dụng có tính chính xác cao nhưng chi phí thường đắt đỏ, tốn nhiều thời gian. Không những thế, nó còn đòi hỏi người sử dụng có chuyên môn cao và máy móc thiết bị phức tạp…

Trong khoảng chục năm trở lại đây, quang phổ Raman dần trở thành ứng viên sáng giá cho việc nhận biết các phân tử hữu cơ do cho ra kết quả nhanh, chi phí thấp và có khả năng bảo toàn mẫu thử. Tuy nhiên, hạn chế của quang phổ Raman vẫn là độ nhạy của phương pháp.

Để khắc phục vấn đề này, phổ Raman tăng cường bề mặt (SERS) được đưa ra và phát triển để phát hiện vết (với hàm lượng nằm trong vùng từ phần triệu đến phần tỷ (ppm-ppb)) của nhiều chất (đặc biệt là các chất hữu cơ) trên các nền chất khác nhau.

Việc phát triển các đế SERS có độ nhạy cao, ứng dụng phổ Raman tăng cường bề mặt để xác định các độc tố trong nông sản xuất khẩu là một việc rất cần thiết, đem lại lợi ích to lớn và lâu dài.

Phát hiện được cả nấm mốc

Tiến sĩ Việt nhận dạng nhanh độc tố trong nông sản ảnh 2

Quy trình chế tạo đế tăng cường bề mặt từ cánh hoa hồng và ứng dụng trong xác định quang phổ Raman.

TS Nguyễn Thành Dương cho biết, trong nghiên cứu này, nhóm đã bước đầu xây dựng dữ liệu phổ của 23 hợp chất. Trong đó có 10 hoá chất bảo vệ thực vật, 6 hợp chất kích thích tăng trưởng, 2 hợp chất ức chế sinh trưởng, 5 hợp chất nấm mốc bằng quang phổ Raman.

Đây là những hợp chất tiêu biểu, làm tiền đề để mở rộng cơ sở dữ liệu cho việc phân tích các hợp chất khác trong nông sản xuất khẩu trong tương lai.

Đề tài cũng đã thành công trong việc chế tạo đế SERS từ cánh ve có phủ nano bạc và đế PDMS/Ag-AgNPs mô phỏng cấu trúc cánh hoa hồng với quy trình ổn định, chi phí thấp những vẫn mang lại hiệu quả mong muốn. Khả năng tăng cường tín hiệu của đế SERS lên tới 4,7 x 107.

Từ đó, các đế SERS này được sử dụng để phát hiện các hợp chất bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng và ức chế sinh trưởng cũng như nấm mốc trên mẫu chuẩn và trên nông sản.

Nhóm đã phân tích permethrin, paraquat trong dưa hấu, difenoconazole trong khoai tây, imidacloprid, acephat và carbaryl trong xoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã thành công trong việc phân tích đồng thời cả ba chất imidacloprid, acephat và carbaryl trong xoài.

Kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng để nhân rộng quy mô áp dụng phương pháp SERS nhằm phát hiện đồng thời nhiều độc tố trong nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Mục tiêu của nhóm nghiên cứu, không chỉ kiểm soát tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản xuất khẩu mà có thể kiểm tra nhanh các loại chất độc này ở nông sản trong nước. Đồng thời, phát triển phương pháp thành một công cụ kiểm soát chất lượng nông sản rộng rãi.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có thể phát triển thư viện quang phổ Raman của các hợp chất, độc tố trong nông sản để ứng dụng phát hiện nhanh những hợp chất này trong nông sản ở nước ta. Nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị phát triển mô hình quang phổ Raman cầm tay để triển khai rộng rãi phương pháp này trong thời gian tới.

Nhiều loại chất độc có mặt trong thực phẩm ở Việt Nam, có thể kể đến Bisphenol A (BPA), chì, clenbuterol, diêm tiêu (muối nitrat, nitrit), dehp và các phthalate, ethephon (thành phần chính của các thuốc ép chín)… Ngoài ra còn có formol, chất này được xếp vào nhóm chất gây ung thư hay hàn the, salbutanol, thạch tín, thủy ngân, ure, xyanua, aflatoxin…

Để xuất khẩu, nông sản phải vượt qua các kiểm tra về độ an toàn và đánh giá theo quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) hay thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Có 4 mối nguy quan trọng mà các mặt hàng thực phẩm, nông sản của Việt Nam thường gặp là: Sinh học (bao gồm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh); hóa học (phóng xạ, thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc, độc tố tự nhiên, phân hủy thực phẩm, phụ gia, chất tạo màu không được sử dụng, các chất gây dị ứng thực phẩm); vật lý (nhiễm bẩn thủy tinh hoặc kim loại); vô tình hoặc cố ý để đạt được lợi ích kinh tế (làm giả, làm nhái…).

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn và tồn tại lâu đời nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khu chợ Đồng Xuân này có tuổi lâu đời tại mảnh đất thủ đô, trải qua hàng trăm năm lịch sử có từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Không chỉ là một trong những ngôi chợ diễn ra hoạt động giao thương sầm uất, mà chợ Đồng Xuân đã trở thành nét văn hóa đậm chất Hà Nội và trở thành địa điểm ngôi chợ đáng đến trong chuyến tham quan du lịch

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.63) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Quốc học huế (1896-2024) – Địa chỉ đỏ về đào tạo – Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam – P22

(nienlich.vn) Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường cấp 3 có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Đây không chỉ được xem là địa điểm chứng nhân của lịch sử mà còn là chiếc nôi đào tạo hàng ngàn học sinh xuất sắc, trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.