Trang chủ Tin tức Vườn Quốc gia Côn Đảo: Dấu ấn 30 năm hành trình...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2023] Vườn Quốc gia Côn Đảo: Dấu ấn 30 năm hành trình bảo tồn hệ sinh thái, duy trì quần đảo xanh

(Kyluc - WowTimes) Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức được thành lập vào ngày 31/3/1993 trên cơ sở Khu rừng cấm Côn Đảo. Trong suốt hành trình 30 xây dựng và phát triển, Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đã nỗ lực không ngừng để giữ gìn, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học rừng, biển, đất ngập nước, được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Đảo nằm ngoài khơi cách bờ biển Nam Việt Nam khoảng 80km, quần đảo gồm 16 đảo nhỏ, đảo lớn nhất là Côn Sơn. Địa hình đảo Côn Sơn là vùng đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía Tây Nam đến Đông Bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Những điểm cao nhất trên đảo là đỉnh Núi Thánh Giá và Núi Chúa, có độ cao 577m và 515m. Điểm cao nhất trên các đảo nhỏ là 350m. Tuy nhiên, phần lớn vùng nước biển xung quanh các đảo chỉ sâu không quá 30m.

 

Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Đảo với tổng diện tích tự nhiên là 19.883,15 ha, gồm: Phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo: 5.883,15 ha; Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha;  Vùng đệm trên biển là: 20.500 ha. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Vườn Quốc gia Côn đảo thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao là bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, sự đa dạng sinh học và các loài động vật, thực vật bản địa quý hiếm, các sinh vật cảnh tự nhiên độc đáo của Côn Đảo. Hiện nay, Vườn quốc gia Côn Đảo là một trong sáu vườn Quốc gia của Việt Nam vừa thực hiện bảo tồn rừng, vừa thực hiện bảo tồn biển.

 

Hoạt động phục hồi san hô tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Thảm thực rừng của Vườn Quốc gia Côn Đảo mang tính đặc trưng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hải đảo thể hiện qua các sinh cảnh rừng là rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng tre và rừng ngập mặn ven biển. Sự phong phú của các sinh cảnh rừng của Vườn Quốc gia Côn Đảo là điều kiện thuận lợi để các loài động vật rừng, động vật hoang dã cư trú, sinh sống và phát triển. Về thành phần thực vật rừng, hiện Vườn Quốc gia Công Đảo được ghi nhận có 1.077 loài thực vật thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc cao có mạch, trong 6 ngành thực vật. Về động vật rừng, gồm có 155 loài thuộc 64 họ, 26 bộ gồm 25 loài thú, 85 loài chim, 32 loài bò sát và 13 loài ếch nhái.

 

Thảm thực vật đa dạng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Vùng biển Côn Đảo có sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san hô còn mang tính nguyên thủy cao, các cuộc khảo sát về sinh vật biển gần đây các chuyên gia hàng đầu thế giới về chuyên ngành luôn tìm ra các loài sinh vật mới cho thế giới và Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trước đây chỉ ra sự đa dạng loài khá cao của vùng biển Côn Đảo, đã ghi nhận 1.725 loài sinh vật biển với 46 loài thực vật ngập mặn, 133 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 226 loài thực vật phù du, 143 loài động vật phù du, 360 loài san hô, 130 loài giun nhiều tơ, 116 loài giáp xác, 187 thân mềm, 115 loài da gai, 205 loài cá rạn san hô, 9 loài bò sát biển, 37 loài chim biển và 7 loài thú biển.

 

Vườn Quốc gia Côn Đảo nổi tiếng với những rặng san hô đẹp và nguồn đa dạng sinh vật biển, từ các động vật sống dưới nước đến các loài chim biển, thú biển. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Hệ sinh thái biển Côn Đảo là nơi cư trú của 7 loài rất nguy cấp, 67 loài nguy cấp và sẽ nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007) và trên 300 loài san hô cứng thuộc danh mục CITES. Các loài rất nguy cấp (CR) là: Ốc Đụng cái Tectusniloticus, Ốc Tù và và Charonia tritonis, Ốc Sứ mắt trĩ Cypraea argus, Ốc Anh vũ Nautilus pompilius, Cá Bống bớp Bostrichthys sinensis, Bò biển Dugong dugon.

 

Đa dạng sinh vật tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

Ngày 01/3/1984, Khu rừng cấm Côn Đảo thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo với quy mô diện tích bao gồm 6043ha rừng và khu đệm là hành lang biển rộng 4km bao quanh các hòn đảo có rừng cấm.

Ngày 31/3/1993, Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức được thành lập với tổng diện tích là 15043ha bao gồm: phần đất trên đảo 6043ha và phần mặt biển 9000 ha.

Ngày 18/6/2013, Vườn Quốc gia Côn Đảo được ban thư ký công ước Ramsar cấp chứng nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2203 trên thế giới.

Ngày 15/3/2018, Hiệp Hội bảo vệ thiên nhiên Việt Nam đã công nhận 2 cây Nhội và 1 cây Cóc Đỏ tại Vườn quốc gia Côn Đảo là Cây Di sản Việt Nam.

 

Lễ cắt băng khánh thành cây Di sản Việt Nam tại Vườn quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Tháng 11/2020, Vườn Quốc gia Côn Đảo chính thức là thành viên Mạng lưới khu bảo tồn rùa biển quan trọng ở Ấn Độ Dương – Khu vực Đông Nam Á của IOSEA.

 

Vườn Quốc gia Côn Đảo chính thức là thành viên Mạng lưới khu bảo tồn rùa biển quan trọng ở Ấn Độ Dương – Khu vực Đông Nam Á của IOSEA. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

DẤU ẤN THÀNH TỰU 30 NĂM BẢO VỆ MÀU XANH CÔN ĐẢO

Số liệu thống kê về công tác bảo tồn Rùa biển ở Vườn quốc gia Côn Đảo qua 30 năm cho thấy, những năm gần đây, nhờ tiến hành các biện pháp quản lý, bảo vệ và bảo tồn mà số lượng Rùa biển về lại các bãi đẻ ở Vườn quốc gia Côn Đảo có chiều hướng gia tăng, đặc biệt nhờ thực hiện giải pháp quản lý, bảo vệ và đầu tư hệ thống hồ ấp, trại ấp, công tác theo dõi, cứu hộ, trang thiết bị phục vụ cho việc di dời và ấp trứng rùa, quản lý kiểm soát và thả Rùa con về biển hằng năm nên số lượng đàn Rùa con được thả về biển hằng năm đều gia tăng. Năm 1993 số lượng Rùa con nở và thả về biển là 15.312 con, năm 2003 Rùa con nở và thả về biển là 29.260 con, năm 2013 Rùa con nở và thả về biển là 108.716 con và năm 2022 Rùa con nở và thả về biển là 207.237 con.

Năm 2009, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục đến Vườn quốc gia Côn Đảo là “Nơi nuôi ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam”.

 

 Vườn quốc gia Côn Đảo – “Nơi nuôi ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam”. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Về công tác tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng, biển, với hơn 60 biên chế công chức, viên chức Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo được bố trí 12 trạm, tổ ngày đêm bám trụ xuyên suốt từ đảo Côn Sơn đến các đảo nhỏ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học biển, góp phần cùng các chiến sỹ Biên phòng, Công an, Bộ đội trên huyện Côn Đảo… canh gác bảo vệ vùng biển, vùng trời, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền trong những năm qua. Trong suốt 30 năm qua Côn Đảo không có vụ phá rừng, cháy rừng nào xảy ra nghiêm trọng, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

 

Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đến thăm và tặng quà cho cán bộ, nhân viên tại các trạm kiểm lâm. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Bên cạnh hoạt động bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên Côn Đảo, Vườn Quốc gia Côn đảo còn có những đóng góp tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Nhiều năm qua, Vườn quốc gia Côn Đảo đã đồng hành cùng nhiều đơn vị thực hiện thành công một số chương trình, dự án bảo tồn, nghiên cứu tiêu biểu như: Dự án Cứu hộ Rùa biển từ 1995 đến năm 2000 do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) hỗ trợ, hàng năm đã bảo vệ, ấp và thả về biển hàng trăm ngàn Rùa con, sinh cảnh sống và làm tổ của Rùa mẹ được bảo vệ an toàn; Dự án nghiên cứu phục hồi và bảo tồn rừng, bảo tồn phục hồi hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái thảm cỏ biển bị tàn phá, gãy đổ sau cơn bão Linda (bão số 5 năm 1997) được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ triển khai trong những năm 2000 – 2003 góp phần thực hiện thành công mục tiêu khôi phục hệ sinh thái rừng, biển, rạn san hô Côn Đảo và giữ vững tiêu chí xanh, đẹp, đa dạng, phong phú cho đến ngày nay.

 

Các hoạt động phục hồi, bảo vệ môi trường tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Hiện nay, mỗi năm Vườn Quốc gia Côn Đảo đón khoảng 27.000 lượt khách du lịch. Trong đó khoảng 1/6 là du khách nước ngoài, doanh thu đạt được là 5,277 tỷ đồng, lợi nhuận của hoạt động du lịch đã góp phần xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho đơn vị. Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đã chia sẽ lợi ích cho cộng đồng dân cư, người dân đã có nghề nghiệp và thu nhập ổn định từ vận chuyển khách tham quan, hướng dẫn viên, kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Thời gian gần đây, Vườn Quốc gia Côn đảo đã tổ chức nhiều tour du lịch độc đáo thu hút khách du lịch, có thể kể đến như tour xem rùa đẻ trứng tại Hòn Tre Lớn, Hòn Cau, Hòn Bảy Cạnh,…

 

Tour xem rùa đẻ trứng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: internet)

 

Hàng năm đơn vị đều phối hợp tổ chức chương trình giáo dục môi trường cho học sinh các cấp ở địa phương, các đơn vị Bộ đội, nhân dân ở các khu dân cư, du khách, ngư dân các tỉnh… với nội dung, hình thức tuyên truyền vận động phong phú đa dạng. Công tác giáo dục môi trường đã làm cho cộng đồng nhận thức đầy đủ, tôn trọng thiên nhiên và có hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó còn thực hiện Dự án cho dân nghèo, ngư dân đánh bắt thủy sản được vay vốn lãi suất thấp từ Quỹ Bảo tồn và Phát triển tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo để hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng, góp phần giảm áp lực xâm hại tài nguyên thiên nhiên. Từ năm 2010 đến nay Quỹ đã giải quyết cho 57 hộ gia đình vay với tổng số vốn giải ngân 2,1 tỷ đồng.

 

Vườn Quốc gia Côn Đảo đã trở thành mái nhà xanh của hàng ngàn loài động, thực vật sinh sống. ​(Ảnh: condaopark.com.vn)

 

Từ khi thành lập đến nay, Vườn quốc gia Côn Đảo đang không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Dù làm việc trong hoàn cảnh địa bàn hẻo lánh, đi lại khó khăn cách trở, đời sống còn thiếu thốn nhưng tập thể cán bộ, công nhân viên chức Vườn Quốc gia Côn Đảo vẫn bền bỉ, kiên cường bám trụ xuyên suốt từ đảo Côn Sơn đến các đảo nhỏ để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ màu xanh cho hệ sinh thái nơi đây.  

 

 

Quyên Nguyễn – kyluc.vn

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.