[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: 40 năm...

[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: 40 năm nỗ lực bảo tồn và phát huy Di sản Văn hóa

(KỶ LỤC - WOWTIMES) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tọa lạc tại số 23 Tống Duy Tân, thành phố Huế, hơn 40 năm qua đã phát huy hiệu quả vai trò to lớn trong công tác bảo tồn di sản Cố đô. Các công trình và di sản phi vật thể trước khi được trùng tu, phục dựng đều trải qua nghiên cứu khoa học, dựa trên nhiều tư liệu chứng minh. Từ đó, giúp công chúng Việt Nam và thế giới hiểu thêm về nền văn hóa thuộc triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước.

 

Cách đây 40 năm, cùng với hậu quả nặng nề của chiến tranh và hoàn cảnh khó khăn của đất nước, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế gặp muôn vàn khó khăn. Cùng với sự giúp sức của cộng đồng trong công tác bảo tồn, tỉnh Thừa Thiên Huế kịp thời đề ra giải pháp để cứu vãn di sản, đầu tiên là quyết định thành lập một đơn vị chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong việc lập kế hoạch cứu vãn và phục hưng di sản Cố đô Huế.

Tháng 6/1982, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế được thành lập, đến năm 1992 đổi tên thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đây cũng chính là bước ngoặt lớn cho công cuộc phục hưng di sản cố đô. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan chủ quản trực tiếp và Bộ Văn Hóa,Thể Thao và Du lịch quản lý về chuyên môn. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Cục Văn thư Lưu trữ và Nhà nước, thuộc Bộ Nội vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 2 Di sản Tư liệu Thế giới khác của triều Nguyễn: Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn.

Đơn vị được hình thành với những chức năng gồm: Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế (được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993), giá trị Nhã nhạc cung đình Huế  Âm nhạc Cung đình Việt Nam (Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại năm 2003), giá trị Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (Di sản Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) và cảnh quan môi trường gắn liền với quần thể di tích.

 

Kinh thành Huế được khởi công xây dựng từ năm 1805, hoàn thành năm 1832, gồm ba tòa thành lồng vào nhau, xung quanh có 10 cửa chính và hệ thống vọng canh, hào nước…Ảnh: website đơn vị

 

Về quần thể kiến trúc Cố đô Huế bao gồm hệ thống các di tích liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, Trai cung, bến thuyền Cung đình, Trấn Bình đài, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn miếu, Võ miếu, Hải Vân quan,…

 

Tử Cấm Thành là chốn cung cấm, dành riêng cho Vua và hoàng gia sinh hoạt thường ngày. Ảnh: Website đơn vị 

 

Về Âm nhạc Cung đình Việt Nam, bao gồm Nhã nhạc cung đình Huế, Múa cung đình và Tuồng cung đình. Mang ý nghĩa ‘‘âm nhạc tao nhã”Nhã nhạc là âm nhạc được trình diễn tại các lễ kỷ niệm, những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ XIII, nhưng chỉ đạt đến độ mức điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn.

 

Một buổi biểu diễn vũ khúc cung đình Lục cúng hoa đăng tại Nhà hát Duyệt Thị Đường. Bài múa được vua Minh Mạng (1820 – 1839) cho viện Hàn Lâm sửa chữa để biểu diễn trong các ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ và lễ cúng mụ của triều đình.

 

Các buổi biểu diễn Nhã nhạc thường xuyên được tổ chức tại Duyệt Thị Đường. Ảnh: Fanpage đơn vị.

 

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh tuyển của các vị hoàng đế triều Nguyễn, bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến thời Khải Định (1916-1925). Công việc chạm khắc lên các công trình được thực hiện bởi những thế hệ nghệ nhân tài ba trên khắp cả nước.Trải qua bao thăng trầm của thời gian, thiên tai, sự tàn phá của chiến tranh, đến nay thành phố Huế vẫn còn bảo tồn được hơn 3000 đơn vị với đầy đủ các loại hình: thơ, văn, câu đối, đại tự…

 

Cổ diềm trang trí men pháp lam ở lăng Thiệu Trị. Ảnh: Website đơn vị

PHÁT HUY VAI TRÒ LƯU GIỮ VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KINH ĐÔ HUẾ

Giai đoạn từ 2001 đến nay, Trung tâm đã bảo tồn, tu bổ trên 170 công trình di tích lớn nhỏ, đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và quốc tế, đồng thời chú trọng công tác nghiên cứu sưu tầm tư liệu khảo cổ học. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, sân vườn của nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng bước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích.

 

Cụm di tích Lăng vua Gia Long tọa lạc tại thôn Định Môn, xã Hương Thọ, thành phố Huế, là nơi yên nghỉ của vua Gia Long cùng hai Hoàng hậu và một số thành viên hoàng tộc, được xây dựng từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được cuộc đất xây dựng cụm lăng này. Các hạng mục trong cụm lăng đã kịp thời được trù tu, vẫn giữ được vẻ đẹp của kiến trúc. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi. Xưởng Sản xuất vật liệu truyền thống của Trung tâm BTDT Cố đô Huế (nay là Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế) đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu truyền thống để phục vụ cho công tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch vồ, gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly; Các ngành nghề truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công của địa phương cũng đã được hỗ trợ, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển theo định hướng bảo tồn, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

 

Ngoài các công tác nghiên cứu khoa học nghệ thuật, vẻ đẹp của di tích được gìn giữ bằng đôi tay của những người lao động hăng say. Ảnh: Fanpage đơn vị.

 

 Người lao động của Trung tâm quét dọn Hoàng cung sau cơn bão.

 

Ngoài ra, Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nỗ lực hết mình trong công cuộc đưa cố vật bị thất lạc trong tiến trình phát triển của lịch sử hồi hương. 

Năm 2014, đại diện Trung tâm đã đấu giá thành công chiếc xe kéo vua Thành Thái tặng mẹ là Hoàng Thái hậu Từ Minh sử dụng với mức giá 55.800 euro (tương đương 1,3 tỉ đồng tại thời điểm đó). Tuy nhiên, Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) tuyên bố nhà nước Pháp đã đề nghị mua lại cổ vật này với “quyền mua ưu tiên” – nguyên tắc đấu giá của nước sở tại. Phía Trung tâm đã có quá trình dài vận động ngoại giao nhằm giữ và đưa cổ vật này về lại quê nhà. Mãi đến tháng 4/2015, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mới chính thức công bố việc đấu giá thành công chiếc xe kéo tay của hoàng thái hậu và đưa về lại Hoàng thành Huế. Tính đến thời điểm Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mua được, chiếc xe đã có hơn 100 năm thất lạc.

 

Chiếc xe có hồ sơ lưu trữ từ năm 1907 – thời điểm vua Thành Thái bán xe, trong đó có giấy bán viết tay bằng chữ Quốc ngữ và đã được các chuyên gia đấu giá cổ vật chứng minh xuất xứ. Ảnh: Website đơn vị

 

Bên cạnh đó,Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn nhận được sự giúp đỡ cộng đồng, rất nhiều cổ vật bị thất lạc đã được các cá nhân, đơn vị mang về Việt Nam bằng hình thức thắng đấu giá và trao tặng. Các hiện vật hồi hương đầy quý giá vì gắn liền với các nhân vật lịch sử, phản ánh giai đoạn lịch sử quan trọng – triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Ngày 17/4/2022, Trung tâm tiếp nhận 02 cổ vật thắng đấu giá tại nhà đấu giá Balclis ở Barcelona (Tây Ban Nha) do Công ty CP Tập đoàn Sunshine trao tặng. Hai món cổ vật triều Nguyễn gồm: Chiếc mũ quan văn chánh nhất phẩm có giá gõ búa hơn 600.000 euro và chiếc áo Nhật Bình cung tần có giá hơn 160.000 euro.

 

Hai Cổ vật được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế – Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 

Công tác gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cũng từng bước được khẳng định. Kể từ khi thành lập (1994), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đến nay đã có hơn 100 diễn viên, nhạc công đã qua đào tạo chuyên ngành; có đội ngũ cán bộ, chuyên viên am hiểu nghệ thuật; có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín và giàu kinh nghiệm…Nhiều năm qua, Nhà hát đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới hàng chục bài nhạc lễ; xây dựng nhiều điệu múa cung đình đặc sắc.

 

Chuỗi các tiết mục nghệ thuật ca múa nhạc, biểu diễn thời trang với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” mở màn Tuần lễ Festival Huế 2022 gây ấn tượng với du khách khi kết hợp công nghệ 3D Mapping trên Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Việc xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Huế cũng được đẩy mạnh bằng các cuộc thi tìm hiểu về di tích Huế trong học đường và cho các đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan nhà nước trong tỉnh, thi thiếu nhi vẽ tranh về di tích Huế, khuyến khích sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan đến di tích, ghi băng hình các nghệ nhân hoặc thu thập thông tin từ các nhân chứng sống đã từng làm việc tại các di tích Huế…

 

Trong khuôn khổ Festival Huế 2022, nhằm tôn vinh di sản tuồng Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Ngàn xưa âm vọng”. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng. Khoác lên mình các loại trang phục truyền thống, cầm các loại cờ xí, lồng đèn, lọng, gánh chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố.  Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Nhà hát Nghệ thuật Hoàng gia Duyệt Thị Đường cũng mở cửa các ngày trong tuần với những chương trình âm nhạc truyền thống đặc sắc do các diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Cung Đình Huế biểu diễn phục vụ cho khách du lịch, góp phần làm phong phú thêm nội dung tham quan. Đặc biệt, trong các kỳ Festival Huế, Trung tâm đã có nhiều hoạt động đóng góp quan trọng vào sự phong phú, đặc sắc của chương trình lễ hội với các loại hình nghệ thuật cung đình như múa cung đình, tuồng cung đình, Nhã nhạc, lễ tế Nam Giao, Lễ Truyền lô.

 

Nhà hát Duyệt Thị Đường cũng là nơi giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước, nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật diễn xướng truyền thống. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

WOWTIMES – NHỮNG THÀNH TÍCH CỦA ĐƠN VỊ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH GIỮ GÌN DI SẢN CỐ ĐÔ 

Năm 1996: Vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương chiến công hạng Ba

Năm 2001: Huân chương lao động hạng Nhì, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 02 tập thể và 01 cá nhân, tại Quyết định số: 857/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2001.

Năm 2002: Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về công tác Thương binh liệt sĩ và người có công Cách mạng từ 1999-2001

Năm 2004: Bộ Văn hóa Thông tin tặng cờ Thi đua xuất sắc về ngành Bảo tồn – Bảo tàng

Năm 2005: Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; giải Quả cầu vàng do Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng

Năm 2006: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất; Giải vàng Toàn quốc về dịch thuật và xuất bản “Bộ Khâm định Đại Nam Hội điển Sử lệ Tục biên”

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục:

– Hoàng thành Huế và các kiến trúc có liên quan – di tích hoàng thành còn nguyên vẹn nhất

– Tháp chuông Chùa Thiên Mụ – Tháp bát giác cổ cao nhất Việt Nam

– Nhã nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới”

Năm 2007: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ Thi đua xuất sắc chuyên ngành Bảo tồn – Bảo tàng; Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tặng “Cúp vàng Thương hiệu Việt Hội nhập WTO”; Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng Giải Nhì (không có Giải Nhất) “Giải thưởng khoa học công nghệ sáng tạo” về bộ hồ sơ: Chương trình quản lý hiện vật trên phần mềm vi tính của Bảo tang Cổ vật Cung đình Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Cờ Thi đua xuất sắc khối Khoa học, Văn hóa, Xã hội.

Năm 2008 – 2009: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao Cúp chứng nhận Thương hiệu Xanh – Bền vững; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2008”

Năm này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings công nhận 4 Kỷ lục tại Festival Huế 2008:

Bộ Cửu đỉnh bằng đồng; Bộ Cửu vị Thần công; Bia đá Lăng vua Tự Đức lớn nhất và nặng nhất; Thuyền rồng Cung đình lớn nhất.

 

Cửu đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì đúc xong và tiếp tục việc hoàn thiện. Trước khi đúc, triều đình tổ chức lễ cáo, đúc xong đưa tới đặt trước sân Thế Tổ Miếu (bên trong Hoàng Thành), làm lễ tạ, và từ đó, Cửu đỉnh còn nguyên ở vị trí này cho đến tận ngày nay. Ảnh: Website đơn vị

 

– UBND tỉnh tặng Bằng khen và cúp Doanh nghiệp xuất sắc năm 2008 góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng 4 Bằng khen cho Tuần Văn hóa Huế và ngày hội về nguồn tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm ngày DI sản Văn hóa Việt Nam 23/11 và kỷ niệm 15 năm Quần thể Di tích Cố đô HUế và 5 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là DI sản Văn hóa Thế giới.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ Thi đua xuất sắc chuyên ngành Bảo tồn – Bảo tàng năm 2008.

Năm 2010: Xác lập Kỷ lục: Đơn vị tổ chức các chương trình lễ hội truyền thống cung đình Huế nhiều nhất trong các kỳ Festival Huế

Ngày 19/7/2022, với thành những tích đạt được trong quá trình 40 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

 

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhận bằng khen của Chính phủ. Website đơn vị

Tồn tại trong suốt hơn 143 năm với 13 đời Vua, triều Nguyễn đã để lại trên mảnh đất xứ Huế một khối lượng di sản khổng lồ bao gồm hệ thống thành quách, lăng tẩm, đền đài với nhiều loại hình kiến trúc gỗ độc đáo cả về giá trị lịch sử và văn hóa. Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế cũng từng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, phục hưng Di sản trong thời đại mới. Số lượng công trình di tích cần được bảo tồn, tu bổ, phục hồi; các loại hình nghệ thuật thuộc hệ thống Di sản phi vật thể đòi hỏi nhiều biện pháp bảo vệ và cần huy động sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng vào công cuộc bảo tồn và phát huy di sản. 

 

Kim Huệ – WOWTIMES (tổng hợp, nguồn hình Internet)

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.76): Tháp đá Cẩm Duệ (Hà Tĩnh): Dấu ấn bàn tay tài hoa của người Việt – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp đá cổ Cẩm Duệ xây dựng vào thế kỷ 16 và được ghép từ những tấm đá nguyên khối, đây như là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên địa bàn Hà Tĩnh.

Hai ‘gã khổng lồ’ công nghệ Reddit và OpenAI hợp tác về AI

Mạng xã hội Reddit sẽ cho phép OpenAI, nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT, truy cập vào kho dữ liệu của diễn đàn này để đào tạo các mô hình AI, trong đó có ChatGPT.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2024): Thánh đường nghệ thuật mộng mơ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.34

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua gần 124 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng tới nay đây vẫn luôn được xem là thánh đường nghệ thuật mộng mơ giữa lòng Sài Gòn.

Apple ra mắt tính năng giúp giảm say xe khi dùng điện thoại

Tín hiệu chuyển động của ô tô sẽ hiển thị các chấm chuyển động trên một số sản phẩm của Apple để giúp giảm chứng say tàu xe.

Động Ngườm Ngao (Cao Bằng) – TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không gian bên trong rộng lớn, đường đi bộ bằng phẳng và sở hữu hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ là những điểm cộng khiến khách du lịch khó có thể bỏ qua động Ngườm Ngao khi đến tỉnh Cao Bằng.

Khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2, xác lập Kỷ lục cho hoạt động quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì

(Kyluc.vn) Ngày 17/5/2024, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực Thế giới” khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.Hồ Chí Minh), thu hút hàng ngàn lượt khách quan tham. Trong khuôn khổ Lễ hội năm nay, Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với hoạt động chế biến và quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì.