Trang chủ Tin tức Bảo tàng tỉnh Bình Dương: 18 năm lưu giữ tinh hoa...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Bảo tàng tỉnh Bình Dương: 18 năm lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống của người Bình Dương

(WOWTIMES - VIETKINGS) Bảo tàng tỉnh Bình Dương được hình thành từ năm 1976 trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương. Sau thời gian thu thập tư liệu, hiện vật đến tháng 11/1997 được UBND tỉnh quyết định xây dựng. Bảo tàng chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 22/12/2004. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Bình Dương tọa lạc tại số 565 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
NƠI TÁI HIỆN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH DƯƠNG

Bảo tàng có diện tích trưng bày 2.000 m2, hiện tại đang lưu giữ và bảo quản hơn 100.000 tiêu bản là di vật khảo cổ, trong đó đã mã số hóa bảo tàng trên 17.000 hiện vật và nhiều tài liệu khoa học gồm những hiện vật có định dạng, còn lại đa phần là mảnh vụn của đồ gốm và đồ đá. Với 4 không gian trưng bày, nơi đây đã gần như tái hiện một cách sinh động về lịch sử phát triển đất và người Bình Dương trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội,… Các hiện vật trưng bày được thể hiện qua 8 chuyên đề: tự nhiên Bình Dương; Bình Dương thời tiền sử đến thế kỷ thứ 16; Bình Dương thời kỳ khai phá lập làng, cộng đồng văn hóa các dân tộc; Bình Dương thời thuộc Pháp, kháng Pháp, thời kỳ chống Mỹ; Bình Dương trên đường hội nhập và phát triển và các ngành nghề truyền thống. Đây là nơi lưu giữ khối lượng hiện vật rất phong phú, có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học. 

 

Đây là nơi trưng bày toàn bộ tài liệu, hình ảnh về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội của người Bình Dương kể từ khi khai phá lập làng, những chứng tích đầu tiên của nền văn hóa cổ cho đến ngày nay. (Ảnh: VietKings)

 

 

Một số hiện vật trưng bày bên trong bảo tàng. (Ảnh: bdu.edu.vn)

 

Bên cạnh đó, những hiện vật có thể khối lớn được trưng bày ngoài trời như: máy bay trực thăng, xe tăng, súng thần công, … đã bổ sung liên hoàn, hữu ích cho hệ thống trưng bày của bảo tàng. Đó những di sản văn hóa vật thể có giá trị vô cùng quý hiếm từ khi xuất hiện cuộc sống sơ khai của con người như bộ sưu tập Bát Bồng gốm ở di tích Cù Lao Rùa, bộ sưu tập Trống đồng, công cụ dệt vải di tích Phú Chánh, bộ sưu tập rìu đồng, khuôn đúc đồng, bộ rìu đá của di tích Dốc Chùa … hay những hiện vật Dân tộc học đặc sắc: thuyền độc mộc, xe ngựa, cối xay lúa, cối giã gạo, … đến những bộ sưu tập của các ngành nghề thủ công truyền thống tỉnh Bình Dương.

Bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức những cuộc triển lãm theo chuyên đề cung cấp những sự kiện, những thông tin mới. Bên cạnh đó, Bảo tàng còn liên kết phối hợp với các đơn vị cơ sở trưng bày, triển lãm thông qua các nhà truyền thống, đã giúp cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh được tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương mình. Một trong những sự kiện trưng bày hiện vật lớn nhất đã từng diễn ra tại đây là Tinh hoa gốm Việt – Trưng bày bộ sưu tập gốm cổ Việt Nam diễn ra từ 3/9 đến ngày 8/9/2010.

 

Sự kiện trưng bày “Tinh hoa gốm Việt” đã ghi tên Bảo tàng tỉnh Bình Dương vào Sách Kỷ lục Việt Nam là nơi trưng bày bộ sưu tập gốm cổ Việt Nam lớn nhất. (Ảnh: VietKings)

 

Bên cạnh kỷ lục Việt Nam của Bảo tàng tỉnh Bình Dương, tại sự kiện cũng có nhiều hiện vật của các cá nhân, đơn vị khác cũng được xác lập Kỷ lục Việt Nam. Đây là một trong chuỗi hoạt động của Festival gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010. 

 

Lu “Địa Cầu””– Chiếc lu gốm làm bằng phương pháp xoay tay liền khối cao nhất. (Ảnh: VietKings)

 

 

Chiếc đèn mỹ thuật bằng gốm cao nhất. (Ảnh: VietKings)

 

 (Ảnh: VietKings)

 

Sự kiện trưng bày bộ sưu tập gốm cổ Việt Nam tại bảo tàng tỉnh Bình Dương đã quy tụ 720 hiện vật gốm cổ qua các thời kỳ: Đông Sơn, Gò Mun đến thời Đinh – Lê – Lý – Trần – Nguyễn với dòng gốm Phước Tích, Gò Sành, Quảng Đức… cùng những hiện vật gốm khai quật trong các tàu đắm trong vùng biển Việt Nam vào các thế kỷ trước đây.

 

NƠI LƯU GIỮ BA BẢO VẬT QUỐC GIA

Không chỉ là nơi lưu giữ và bảo quản trên 20.000 hiện vật gốc, tài liệu, phim ảnh, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm của nhiều thời đại lịch sử khác nhau, thể hiện tính độc đáo và đặc thù riêng của người Bình Dương, bảo tàng tỉnh Bình Dương còn là nơi lưu giữ ba bảo vật quốc gia thu hút sự chú ý của đông đảo nhà khoa học và du khách tham quan. Ba bảo vật đó là Tượng động vật Dốc Chùa có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm, Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên và Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh.

 

 

Bảo tàng tỉnh Bình Dương hiện đang lưu giữ bảo vật Tượng động vật Dốc Chùa được công nhận vào năm 2013 có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm, được phát hiện tại di tích khảo cổ Dốc Chùa (xã Tân Uyên, Bình Dương) cho tới nay vẫn là độc bản. Tượng cao 5,4cm, dài 6,4cm và còn khá nguyên vẹn, chỉ có một vài chi tiết nhỏ bị gãy vỡ. Tượng được đúc từ chất liệu đồng, có màu xám xanh do bị phong hóa, hoen rỉ. Đây là tượng động vật bốn chân đứng trên bệ hình chữ nhật, có bốn mấu uốn cong vào phía chân. Đầu dài, mồm doãng ra hai bên, trên đỉnh đầu và tai có hai gờ nhọn có vết gãy (có thể là hai sừng), cổ cao và to không cân xứng với thân, trên lưng có quai nhỏ, giữa có lỗ thủng.

Hai bên hông trang trí hoa văn đường nối gấp khúc dạng hình thang, chính giữa có dấu lõm gần tròn xung quanh nhiều rãnh ngắn giống như hình mặt trời. Phần thân còn lại trang trí nhiều dãy chấm lõm từ trên xuống đến khuỷu chân. Đuôi có kích thước khá lớn, đoạn cuối đuôi uốn cong thành ba vòng tròn, có một vòng bị gãy. Bốn chân cao, khuỷu chân lớn. Hai chân trước nhỏ và khá thẳng, hai chân sau lớn và hơi khuỵu ra đằng trước. Giữa đế phía dưới bốn chân có hình một con vật thuộc loại bò sát bị gãy mất đầu. Đầu nhỏ không rõ nét.

Tuy nhiên, Tượng động vật Dốc Chùa chưa thể xác định đây là tượng thú gì. Việc phát hiện một tượng đồng có hình dáng một con vật đứng trên một con vật khác đã là một hiện vật hết sức độc đáo, chưa từng thấy ở bất cứ di tích nào khác trong vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời tượng thú cũng là hiện vật tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng mỹ thuật của người thời tiền sử ở Bình Dương và có giá trị nghiên cứu về đặc trưng văn hóa mộ táng trong thời kỳ tiền sử.

 

Tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai, cách ngày nay khoảng 3.000 năm, khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977. (Ảnh: baodantoc.vn)

 

Ngoài Tượng động vật Dốc Chùa, Bảo tàng tỉnh Bình Dương còn có bảo vật Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh được công nhận vào năm 2018 có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên (gần 2000 năm về trước), là hiện vật gốc còn nguyên vẹn phát hiện trong di tích khảo cổ học. Đây là kiểu mộ táng mới lạ được phát hiện lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam và thế giới. Mộ táng chum gỗ trống đồng được phát hiện vào cuối năm 1998 bởi ông Nguyễn Văn Cường (sống tại ấp 6, xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, Bình Dương) trên một thửa ruộng thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên, ở độ sâu cách mặt ruộng khoảng 1,8m – 2,5m.

 

Công bố quyết định công nhận Bảo vật quốc gia “Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú chánh”. (Ảnh: Hải Âu – TTXVN)

 

Ngay khi được phát hiện, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã đào thám sát tại vị trí phát hiện trống đồng thu được một chum gỗ còn nguyên vẹn và một số di vật khác nằm trong lòng chum theo hình thức tùy táng.

 

Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh – được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013. (Ảnh: baodantoc.vn)

 

Chum gỗ huỳnh đàn (chất liệu sưa, trắc thối) cao khoảng 61cm, đường kính miệng 46-50cm. Chum được đục từ đoạn gỗ theo thớ ngang của một thân cây sưa có đường kính lớn hơn 100cm, có nhiều đường vân gỗ tròn đồng tâm. Chum có miệng tròn đều, vành miệng đục vát xiên, tạo một mặt phẳng hướng tâm. Mặt ngoài chum được gọt đẽo, dáng xiên và nở rộng dần ở phần tiếp xúc giữa thân và đáy.

 

Mộ chum gỗ, khai quật tai di chỉ khảo cổ học Phú Chánh. (Ảnh: Thông Hải/VNP)

 

Trống đồng cao khoảng 40cm, đường kính mặt trống 47,5cm, đường kính chân đế 44cm. Mặt trống đồng tâm có hình ngôi sao 10 cánh nhọn đầu, xen giữa các cánh sao trang trí họa tiết hình lông công cách đều cùng với các họa tiết hình chữ V ngược lồng nhau, trong một hình tròn giới hạn bởi hai đường chỉ chìm nổi. Mặt trống có 7 vành hoa văn chữ N, hình vòng tròn có chấm giữa, những đường song song, hình thoi lồng nhau, hình 6 con chim bay ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống có hoa văn bố cục theo khung, mỗi khung chia làm 2 tổ hợp. Lưng trống trang trí 6 ô cách đều, nằm đối xứng qua tâm.

Tâm mặt trống có hình ngôi sao 10 cánh nhọn đầu, xen giữa các cánh sao trang trí hoạ tiết hình lông công đơn giản. (Ảnh: TTTXVN)

 

Chum gỗ và trống đồng kết hợp với nhau thành một bộ mộ táng chum gỗ trống đồng. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học, đây là kiểu mộ táng mới lạ được phát hiện lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam và thế giới. Việc sử dụng “áo quan” bằng chum gỗ dùng trống đồng làm nắp đậy là tư liệu rất mới trong nghiên cứu hoạt động sống của các cộng đồng cư dân cổ trên địa bàn Đông Nam Bộ.

Mộ chum gỗ nắp trống đồng là cứ liệu nghiên cứu lịch sử của vùng đất Bình Dương nói riêng và Nam Bộ nói chung. Cư dân cổ ở đây đã có kỹ thuật đục đẽo gỗ điêu luyện, cho thấy sự phát triển khá cao của nghề thủ công chế tác gỗ trong cộng đồng này. Việc sử dụng trống đồng làm nắp đậy “quan tài” bằng chum gỗ còn thể hiện sự giàu có và quyền lực của một số cá nhân trong cộng đồng nơi đây trong quá khứ, đồng thời phản ánh sự trù phú của một vùng đất. Qua táng thức phát hiện trong khu di tích Phú Chánh thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, giữa các nền văn hóa cổ đại ở Việt Nam. Mộ chum gỗ có hình thức tương đồng với mộ chum gốm của văn hoá Sa Huỳnh và trống đồng thuộc loại hình trống Đông Sơn.

 

Mộ chum gỗ nắp trống đồng là hiện vật đặc biệt, quý hiếm và tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau Công nguyên của vùng đất Phú Chánh, Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ. (��nh: TTXVN)

 

Cuối năm 2020, thêm một bảo vật được tìm thấy là Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Bảo vật quốc gia được công bố đợt này là bộ dụng cụ dệt bằng gỗ phát hiện tại di chỉ khảo cổ ở ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên, vào năm 1998 và 2001. Bộ dụng cụ có 23 hiện vật, gồm: Trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc. Theo các chuyên gia khảo cổ, bộ dụng cụ dệt bằng gỗ được tìm thấy ở Bình Dương là hiện vật quý hiếm, tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau Công nguyên, cách ngày nay trên 2.000 năm. Hiện nay, kết cấu của loại khung dệt này vẫn được một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên và Đông Nam Á sử dụng.

 

Bộ dụng cụ có tổng cộng 23 hiện vật, gồm: Trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc chưa xác định công dụng. (Ảnh: Internet)

 

Đến với bảo tàng tỉnh Bình Dương, du khách sẽ được nghe giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành của bảo tàng, giới thiệu về các hiện vật hiện đang được trưng bày tại đây cũng như hiểu thêm về đặc điểm tình hình xã hội, văn hóa của tỉnh Bình Dương xưa và nay, …

 

 

 Đoàn sinh viên trường Đại học Bình Dương có buổi tìm hiểu thực tế tại bảo tàng tỉnh Bình Dương. (Ảnh: bdu.edu.vn)

Đến nay, Bảo tàng đã và đang là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Bình Dương và yêu thích sưu tầm những giá trị cổ xưa.

Nhân dịp kỷ niệm 18 năm ngày thành lập Bảo tàng tỉnh Bình Dương (22/12/2004 – 22/12/2022), kính chúc đơn vị luôn thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, luôn là nơi lưu giữ và tôn vinh những tinh hoa văn hóa truyền thống của đất và người Bình Dương. 

 

Nga Võ (tổng hợp và biên tập) – VietKings

CÁC TIN KHÁC

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động...

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại...

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100...

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ...

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.