Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Những điều thú vị về cha đẻ của phương pháp thụ tinh...

Những điều thú vị về cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Phát minh ra công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, Robert Geoffrey Edwards mang đến sự sống cho 5 triệu đứa trẻ, giúp đỡ hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn và đóng góp cho sự phồn thịnh của nhân loại.

Cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 – 10/4/2013) là một bác sĩ, nhà bác học, giảng viên công tác tại Đại học Cambridge, Anh. Ông từng tham gia phục vụ quân đội và chiến đấu chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi giải ngũ, Edwards theo học tại Đại học Edinburg. Tốt nghiệp xong, ông làm công tác nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Bangor, phía Bắc xứ Walles.

Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 - 10/4/2013) cùng một em bé được sinh ra từ ống nghiệm.

Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 – 10/4/2013) cùng một em bé được sinh ra từ ống nghiệm.

Năm 1955, Edwards bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài sự phát triển của phôi chuột. Ngay từ lúc đó ông đã tạo ra được vài con chuột từ ống nghiệm. Ba năm sau, tại Viện nghiên cứu y học quốc gia London, bác sĩ bắt đầu tìm hiểu quá trình thụ thai của con người. Khi đào sâu về những thành tựu của nhà khoa học Patrick Steptoe (1913 – 1988) – bác sĩ sản phụ khoa người Anh, Edwards đã đề nghị được cùng hợp tác nghiên cứu về thụ tinh con người từ ống nghiệm. Từ đó hai nhà khoa học làm việc bên nhau đến khi về hưu.

Cùng với Patrick Steptoe, Edwards đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và đã dẫn đến việc ra đời đứa bé đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm Louise Brown vào ngày 25/7/1978.

Edwards cùng các cộng sự đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Edwards cùng các cộng sự đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Thụ tinh trong ống nghiệm tức là trứng được thụ tinh với tinh trùng bên ngoài cơ thể (ở đây là trong ống nghiệm). Phương pháp này ra đời sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thất bại. Nó được áp dụng cho những cặp vợ chồng hay phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản muốn có con nhưng vì lý do nào đó tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên.

Những nỗ lực cho thụ tinh trong ống nghiệm của họ đã vấp phải không ít sự phản đối lẫn thái độ thù địch từ những người chống đối.

Năm 1978, cô bé “từ ống nghiệm” chính thức ra đời

Năm 1968, Edwards và Steptoe đã thành công khi tiến hành ca thụ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên mãi 10 năm sau, ngày 25/6/1978, một cô bé “từ ống nghiệm” mới chính thức ra đời, đó là Louise Brown, nay đã 38 tuổi. Lịch sử y học thế giới đã ghi nhận Louise Joy Brown ở Oldham, Greater Manchester, Anh là em bé đầu tiên sinh ra nhờ kỹ thuật. Năm 2007, người phụ nữ này cũng sinh con bằng phương pháp mà chính cô được sinh ra.

Vừa chào đời, Louise Brown đã lên trang nhất hàng loạt tờ báo.

Vừa chào đời, Louise Brown đã lên trang nhất hàng loạt tờ báo.

Louise Brown là con của Lesley và John Brown, hai vợ chồng đã cố gắng thụ thai trong 9 năm nhưng không thành công vì ống dẫn trứng của Lesley bị tắc nghẽn. Người mẹ đã trải qua quy trình thụ tinh ống nghiệm được phát triển bởi Patrick Steptoe và Robert Edwards. Em bé Brown sinh ra vào lúc 11h47 đêm 25/7/1978 tại Bệnh viện Đa khoa Oldham, Anh bằng phương pháp sinh mổ. Đứa trẻ cân nặng 2,6 kg.

Bốn năm sau, em gái của Louise Brown là Natalie Brown cũng chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm và trở thành trường hợp thứ 40 trên thế giới sinh ra nhờ kỹ thuật. Cô gái được ghi vào lịch sử là người đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm và sinh ra tự nhiên vào năm 1999.

Louise Brown bên cạnh chiếc bình mà từ đó bác sĩ chuyển phôi vào tử cung người mẹ để sinh ra cô.

Louise Brown bên cạnh chiếc bình mà từ đó bác sĩ chuyển phôi vào tử cung người mẹ để sinh ra cô.

Năm 2010, được trao giải Nobel Y học

Năm 2010, Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được xem là mang tính cách mạng trong lĩnh vực y học sinh sản. Rất tiếc, người đồng phát minh là nhà bác học Patrick Steptoe không được nhận giải vì đã qua đời hai năm trước đó.

Năm 2011 Edwards được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ. Số người ra đời bằng phương pháp của hai ông đã lên tới 5 triệu thời điểm ấy. Hàng năm, trên thế giới, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã mang đến cơ hội làm người cho 350.000 em bé. Robert Edwards qua đời ngày 10/4/2013 ở tuổi 87.

Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm.

Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm.

Với công nghệ tiên tiến, ngày nay tỷ lệ mang thai của người được thụ tinh trong ống nghệm đã được nâng lên đáng kể so với trước đây. Năm 2006, các báo cáo y khoa của Canada cho thấy tỷ lệ mang thai là 35%.

Một nghiên cứu của Pháp ước tính có 66% bệnh nhân bắt đầu áp dụng phương pháp thụ tinh này và cuối cùng đã sinh con (40% trong quá trình điều trị bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm và 26% sau khi gián đoạn thụ tinh trong ống nghiệm). Việc có con sau khi ngừng điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm chủ yếu là nhận con nuôi (46%) hoặc mang thai tự nhiên (42%).

Theo Sức Khỏe Đời Sống

CÁC TIN KHÁC

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.

Kính viễn vọng không gian: Mắt thần của loài người

Những bước phát triển mới của kính viễn vọng không gian có vai trò to lớn giúp đẩy nhanh thành tựu nghiên cứu vũ trụ của các nhà thiên văn học.

Trái Đất nặng bao nhiêu kg và làm cách nào để cân được nó?

Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời, hình thành cách đây 4,6 tỷ năm và là hành tinh duy nhất có sự sống. Nhưng làm thế nào để đo đạc kích thước của Trái đất?

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.