Trang chủ Cộng đồng sáng tạo PGS Việt phát triển thiết bị giao tiếp cho người mất khả...

PGS Việt phát triển thiết bị giao tiếp cho người mất khả năng nói

PGS Lê Thanh Hà (42 tuổi) cùng cộng sự phát triển hệ thống BLife giúp bệnh nhân dùng mắt điều khiển thiết bị để giao tiếp khi không thể nói và cử động.

Chị Hà Phương (36 tuổi, Ninh Bình) từng chịu 4 năm không thể giao tiếp do mắc hội chứng ALS (xơ cứng cột bên teo cơ). Đến cuối năm 2021, nhờ thiết bị BLife, câu đầu tiên chị có thể nói với con gái: “Mẹ có thể dạy con học rồi”.

Ông Đỗ Nam, bố của Phương cho biết, từ năm 2017 căn bệnh ALS khiến chị bị liệt toàn bộ cơ thể, không nói được. Suốt thời gian dài, con gái ông phải dựa hoàn toàn vào người thân nhưng cũng khó khăn vì mọi người chỉ đoán ý thông qua cử chỉ và hiểu biết về tính cách, thói quen.

Không ít lần những cuộc nói chuyện “cố để cảm nhận” khiến Phương suy sụp bởi chị tỉnh táo nhưng hoàn toàn không có khả năng truyền đạt suy nghĩ của mình. “Do không thể nói ra suy nghĩ, Phương bức xúc, khó chịu và cáu gắt”, ông Nam nói. Mọi thứ thay đổi vào cuối năm 2021, khi Phương lần đầu được tiếp cận thiết bị BLife, giúp chị “nói” khi cần hỗ trợ.

Ông Nam cho biết, nhờ giao tiếp thuận lợi, tinh thần Phương phấn chấn hơn. Sau 5 tháng sử dụng, máy BLife giờ đã gắn chặt với cuộc sống của Phương. “Đợt em bị nhiễm Covid-19, nếu không có máy mọi người không biết em khó thở để hỗ trợ”, Phương kể. Giờ đây, Phương và con gái có thể chuyện trò, chia sẻ. Chị cũng kết nối lại với bạn bè qua mạng xã hội.

Bệnh nhân ALS sử dụng thiết bị BLife. Ảnh: NVCC

Bệnh nhân ALS sử dụng thiết bị BLife. Ảnh: NVCC

Thiết bị chị Phương đang sử dụng được PGS Hà và nhóm nghiên cứu trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội phát triển, là hệ thống giao tiếp người-máy thông minh dựa trên tích hợp các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thực tại ảo (VR) và thực tại ảo tăng cường (AR).

PGS Hà cho biết ý tưởng về hệ thống giao tiếp điều khiển bằng mắt được nhóm theo đuổi từ năm 2019, khi anh chứng kiến người thầy nằm liệt giường cả năm trời. Mọi sinh hoạt cá nhân của thầy đều cần người hỗ trợ và trao đổi qua bảng chữ cái của trẻ nhỏ. Mỗi lần đến thăm, thầy chỉ cố gắng ra hiệu vài ba câu đơn giản. Điều này khiến anh trăn trở phải làm gì đó để giúp thầy giao tiếp dễ dàng hơn và kết quả là sự ra đời của BLife.

Thiết bị được thiết kế gồm xe đẩy và màn hình có thể quay các hướng. Màn hình máy gắn camera chuyên dụng có thể đọc chuyển động mắt và hiển thị tín hiệu trên màn hình, chuyển thành âm thanh ra loa. Thông qua bàn phím ảo, người bệnh có thể dùng mắt để chọn hình ảnh biểu tượng, tổ hợp ký tự tiếng Việt. Máy cũng hỗ trợ người dùng lướt web, tìm kiếm thông tin, tương tác mạng xã hội, xem video, viết email.

Thiết bị BLife được thiết kế có bánh xe để tiện di chuyển. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Thiết bị BLife được thiết kế có bánh xe để tiện di chuyển. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Hệ thống đã được nhóm nghiên cứu phối hợp với Bệnh viện Quân y 103 sử dụng trên một số bệnh nhân. Kết quả cho thấy, người bệnh chức năng mắt khỏe, có thể nhập trung bình 40-50 ký hiệu/phút, người có chức năng mắt yếu hơn, tốc độ nhập 15-20 ký hiệu/phút.

Anh Hà cho biết, cơ chế dùng mắt để điều khiển vốn là một thách thức. Lý do, mắt của con người thường được sử dụng để nhận biết môi trường thông qua ánh sáng, nay lại được sử dụng để điều khiển con trỏ màn hình, làm thay đổi chức năng tự nhiên của mắt. Do đó, nếu thiết kế không khéo sẽ khiến việc tương tác chậm, gây mệt mỏi cho người sử dụng. Chính vì vậy nhóm mất 3 tháng mới tìm ra cơ chế “gõ bằng mắt” tốt nhất, giúp người bệnh sử dụng nhanh và hiệu quả hơn.

Trên thế giới cũng có thiết bị tương tự, giá khoảng 17.000-25.000 USD, dùng ngôn ngữ tiếng Anh nên khó sử dụng cho người Việt. Trên thị trường cũng có một số thiết bị phát hiện chuyển động mắt chuyên dụng nhưng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin rất cao. Vì vậy nhóm của PGS Hà dự định đưa sản phẩm BLife tới người bệnh có nhu cầu với mức chi phí tối thiểu, phù hợp để người Việt có thể chi trả được và dễ sử dụng.

PGS.TS Lê Thanh Hà. Ảnh: NVCC

PGS.TS Lê Thanh Hà bên sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân giao tiếp. Ảnh: NVCC

PGS. TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết nhóm của PGS. TS Lê Thanh Hà đã phát triển ý tưởng và áp dụng thành công cho một bệnh nhân ALS là một tiến sĩ, giảng viên của trường. “Chúng tôi kỳ vọng sản phẩm BLife sẽ hỗ trợ được nhiều người bệnh hơn nữa, đem kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng nâng cao chất lượng cuộc sống”, ông nói.

Đánh giá ở góc độ chuyên môn, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch hội đồng giáo sư ngành CNTT, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, PGS Hà cùng cộng sự đã tiên phong trong nghiên cứu các công nghệ lõi, thiết kế và phát triển các hệ thống giao tiếp người-máy thông minh dựa trên tích hợp các công nghệ AI, VR và AR. Giáo sư đánh giá, giải pháp lướt web, tương tác mạng xã hội có thể dùng chung cho nhóm người bệnh ALS với các ngôn ngữ khác. BLife bước đầu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người bệnh, giúp dễ dàng biểu lộ mong muốn, duy trì kết nối và tiếp tục đóng góp giá trị cho xã hội.

PGS Hà cho biết thêm, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phát triển các phương pháp nhằm khai thác tín hiệu điện não để tăng tốc độ tương tác trong giao tiếp và phát triển các kỹ thuật để người bệnh có thể điều khiển thiết bị nhà thông minh như điều hòa, đèn, quạt, tivi, … nhờ đó giảm sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ của những người xung quanh.

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.