[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Rượu whisky - nhiên liệu sinh học tiềm năng cho ô tô

Rượu whisky – nhiên liệu sinh học tiềm năng cho ô tô

Công ty Celtic Renewables của Scotland đã sử dụng quy trình lên men để biến đổi các sản phẩm phụ của rượu whisky thành các chất hóa sinh có thể thay thế xăng và dầu diesel.

Nhà khoa học Martin Tangney với sản phẩm nhiên liệu sinh học từ wishky. Ảnh: CNN

Cứ mỗi giây lại có khoảng 44 chai rượu whisky xuất ra khỏi xứ Scotland và được vận chuyển đến các quốc gia khác. Whisky trở thành loại rượu được giao dịch quốc tế nhiều nhất trên thế giới và tạo ra doanh thu xuất khẩu 5,9 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm ngoái.

Tuy nhiên, mỗi lít rượu whisky lại có một lượng lớn chất thải: khoảng 2,5 kg phụ phẩm rắn, 8 lít chất lỏng bã rượu, và 10 lít nước thải đã qua sử dụng. Theo thống kê của Zero Waste Scotland, con số này lên tới 684.000 tấn phụ phẩm rắn và hơn 2,3 tỷ lít bã rượu mỗi năm. Một phần chất thải được sử dụng làm thức ăn gia súc, số còn lại đem đi chôn lấp hoặc đổ ra sông và đại dương.

Mới đây, một nhà khoa học về nhiên liệu sinh học đã nảy ra một ý tưởng sáng tạo tái chế loại chất thải này. Ông Martin Tangney, người sáng lập Celtic Renewables, đã sử dụng quy trình lên men để biến đổi các sản phẩm phụ của rượu whisky thành các chất hóa sinh có thể thay thế xăng và dầu diesel sử dụng cho ô tô cũng như thay thế các sản phẩm từ dầu khác.

Nhiên liệu sinh học không phải là ý tưởng mới. Vào cuối những năm 1800, Rudolph Diesel đã thử nghiệm dầu đậu nành làm nhiên liệu cho động cơ cùng tên. Vào những năm 1930, người sáng lập công ty ô tô Ford – Henry Ford – coi ethanol từ thực vật là “nhiên liệu của tương lai”. Nhưng việc trồng cây tương đối tốn kém trong khi dầu lại là một giải pháp thay thế rẻ tiền.

Mục tiêu của Tangney là tìm ra một loại vật liệu rẻ để làm nhiên liệu sinh học trở nên khả thi hơn về mặt thương mại cũng như bền vững hơn.

Năm 2011, Tangney thành lập công ty khởi nghiệp Celtic Renewables. Celtic Renewables sử dụng một quy trình lên men gọi là axeton-butanol-etanol (ABE), trong đó vi khuẩn phân hủy đường trong bã rượu whisky thành axit. Sau đó, chúng tiếp tục được phân hủy tiếp thành dung môi như butanol và etanol, hai chất có thể được thêm vào xăng hoặc dầu diesel. Celtic Renewables đã thử nghiệm loại nhiên liệu với một chiếc Ford sử dụng xăng có 15% biobutanol làm từ whisky.

Tangney cho biết công nghệ lên men của ông không chỉ giới hạn ở các sản phẩm phụ từ whisky mà còn có thể sử dụng chất thải từ các ngành thực phẩm khác. Nhà sáng chế chỉ ra dung môi từ quá trình lên men thể được sử dụng thay thế cho dầu trong nhựa, mỹ phẩm, dược phẩm, quần áo và thiết bị điện tử.

Nhiên liệu sinh học được làm từ các nguyên liệu hữu cơ tái tạo như ngô, đậu nành hoặc mía, thường được quảng bá như một giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, để sản xuất chúng thường đòi hỏi một lượng lớn đất và điều này có thể tước đi lợi ích của việc giảm phát thải khí nhà kính.

Bà Alison Smith, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Cải cách trường thuộc Đại học Oxford, cảnh báo khi hàng không và các ngành công nghiệp khác coi nhiên liệu sinh học như một giải pháp nhanh chóng để trung hòa carbon, sẽ là một “sự đánh đổi và tác động rất lớn đến đa dạng sinh học, lưu trữ carbon và an ninh lương thực” tùy thuộc vào nguyên liệu thô. Trong khi đó, nhiên liệu được làm từ “chất thải gốc” như phụ phẩm rượu whisky là “loại nhiên liệu sinh học tốt nhất” vì không gặp phải các vấn đề trên.

Hiện trên thế giới đã có những phương tiện chạy bằng whisky quanh Scotland. Nhà máy chưng cất Glenfiddich của công ty William Grant & Sons sử dụng xăng sinh học được sản xuất tại chỗ từ các sản phẩm phụ rượu whisky để cung cấp nhiên liệu cho một số xe tải của mình, giảm 90% lượng khí thải carbon của xe tải.

Celtic Renewables đã huy động vốn được hơn 52 triệu USD, với sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư tư nhân, tài trợ của chính phủ và tài trợ của cộng đồng.

Năm ngoái, công ty đã xây dựng nhà máy lọc sinh học đầu tiên của Scotland, với công suất chuyển đổi 50.000 tấn phụ phẩm rượu whisky thành các chất hóa sinh. Tangney cho biết nhà máy sẽ đi vào hoạt động 100% công suất vào cuối năm nay sau khi quá trình thử nghiệm hoàn tất.

Theo Baotintuc

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát lớn Hà Nội (1901-2024) – Biểu tượng kiến trúc giữa trái tim Thủ đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.33

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất tại Việt Nam. Trải qua gần 123 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, tính tới nay đây vẫn và đang tiếp tục là biểu tượng kiến trúc đặc sắc giữa lòng Thủ đô, thu hút nhiều du khách đến tham quan và thưởng thức âm nhạc.

Tìm ra cách uốn cong ánh sáng để tạo mạng 6G siêu tốc

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách điều khiển mới đối với tín hiệu terahertz, từ đó mở đường cho mạng 6G cực nhanh.

TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.12) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với những người theo chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp kỳ vĩ và bí ẩn của những hang động luôn tạo ra một sức hút khó lòng cưỡng lại. Càng đắm mình vào không gian của các hang động của Việt Nam, du khách sẽ càng ngỡ ngàng với món quà vô giá từ thiên nhiên.

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.