Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Sản xuất sản phẩm ứng dụng từ bùn thải nhà máy...

[Sáng tạo Việt] Sản xuất sản phẩm ứng dụng từ bùn thải nhà máy giấy

Từ bùn thải nhà máy giấy, PGS.TS Nguyễn Đình Quân đã tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng làm bao bì, giấy, màng bọc, thậm chí cả vải chống đạn…
PGS.TS Nguyễn Đình Quân (bên phải) làm việc cùng nhóm nghiên cứu của mình.PGS.TS Nguyễn Đình Quân (bên phải) làm việc cùng nhóm nghiên cứu của mình.

Công nghệ duy nhất trên thế giới

Chuyển hóa bùn giấy thải thành vật liệu có giá trị cao là đề tài nghiên cứu của nhóm do PGS.TS Nguyễn Đình Quân, Trưởng phòng Thí nghiệm Nhiên liệu sinh học và Biomass, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu.

Chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành cellulose vi khuẩn (BC) và từ BC tạo ra cellulose nano tinh thể (CNC) là công nghệ duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, theo TS Quân.

Chuyên môn sâu về nhiên liệu sinh học, TS Quân nhiều năm trăn trở giải bài toán chất thải nhà máy giấy. Ngành công nghiệp giấy có lượng chất thải và nước thải rất lớn. Được lắng nổi từ nước thải và ép vắt nước, lượng bùn giấy của một nhà máy trung bình lên đến hàng tấn/ngày với thành phần chính là cellulose bột giấy rửa trôi trong quá trình xeo giấy.

Bùn giấy sau ép nước có màu đen xám, không có ứng dụng nào đáng kể. Tuy nhiên, TS Quân nhận thấy những sợi cellulose bột giấy trong nước thải tận dụng được.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu nghĩ bùn thải phù hợp để làm giá thể trồng nấm. Nhưng thử nghiệm xong, TS Quân phát hiện ra vật liệu này có nhiều tạp chất hóa học, đặc biệt là kim loại nặng, không dùng được cho thực phẩm dù khi trồng, nấm vẫn sinh trưởng tốt. Anh chuyển hướng tận dụng làm vật liệu độn bê tông, ép làm vỉ bao bì, vỉ trứng, nhưng cũng không khả quan.

Công việc chuyên môn là nghiên cứu chuyển hóa cellulose thành ethanol, còn gọi là cồn sinh học thế hệ hai, TS Quân cũng nghĩ đến việc thủy phân bùn thải nhà máy giấy cho lên men thành sản phẩm dễ ứng dụng, rẻ tiền.

Các nghiên cứu về chuyển hóa cellulose bùn giấy thành nguyên vật liệu như ethanol, butanol, acid acetic… không mới, nhưng sản phẩm sau chuyển hóa phải trích ly, chưng cất, xử lý phức tạp, tốn dung môi và năng lượng. Do đó anh nghĩ đến việc thủy phân bùn giấy rồi lên men thành màng cellulose vi khuẩn (BC), bản chất tương tự như thạch dừa.

Đây là dạng cellulose tự do, có cấu trúc mạng lưới 3D sợi nano rất dai và bền. Ở giải pháp này, BC có thể dễ dàng thu nhận bằng cách vớt ra khỏi dung dịch và làm sạch sơ chế. BC là loại nguyên liệu sinh học mới mà nhiều nơi trên thế giới dùng sản xuất bao bì, giấy, vải, màng lọc, vật liệu composite, sơn phủ…

Năm 2019, GS Hoàng Mạnh (Đại học Victoria, Australia) là Trưởng phòng R&D của Công ty CP Giấy An Bình (Thành phố Thủ Đức) đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu, tìm đầu ra ứng dụng cho bùn thải của nhà máy. TS Quân đã phối hợp cùng Công ty An Bình nghiên cứu công nghệ chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành cellulose vi khuẩn (BC).

Tận dụng bùn để không có phế thải

Bùn giấy chứa 60 – 70% là cellulose bột giấy đã trải qua quá trình “nấu” nên rất dễ thủy phân. Nhận thấy sự thuận lợi này, nhóm nghiên cứu đã dùng acid loãng để thủy phân thành đường glucose, sau đó dùng vi khuẩn Acetobacter Xylinum (vi khuẩn làm thạch dừa) lên men đường thành màng BC.

Kết quả thủy phân và lên men bùn giấy ép nước của nhà máy giấy An Bình cho thấy, hiệu suất chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành BC lên đến 72%.

Điều thú vị là việc tạo cellulose vi khuẩn từ bùn giấy để rồi có thể dùng chính sản phẩm đó làm nguyên phụ liệu sản xuất giấy giúp làm tăng sự bền vững của quá trình sản xuất, tăng thêm giá trị, giảm gánh nặng xử lý nguồn thải của nhà máy.

Bên cạnh BC, việc thủy phân cellulose để thu các hạt cellulose tinh thể kích thước nano (CNC) được nhóm nghiên cứu tính đến. CNC là vật liêu sinh học cao cấp nhất, nhẹ như gỗ nhưng lại có độ bền cứng gấp hàng chục lần thép, được quân đội Hoa Kỳ nghiên cứu ứng dụng làm áo giáp chống đạn.

Theo TS Quân, quy trình thủy phân BC để thu CNC đơn giản hơn nhiều so với thủy phân cellulose thực vật như các công ty sản xuất CNC trên thế giới thường làm.

“Hầu hết các nhà sản xuất cellulose nano tinh thể hiện nay trên thế giới đều dùng cellulose thực vật. Ví dụ tập đoàn sản xuất giấy Nippon (Nhật Bản) dùng lignocellulose từ gỗ, trải qua các công đoạn tiền xử lý phức tạp mới thu được cellulose để từ cellulose đó mới làm ra nanocellulose tinh thể. Quy trình của chúng tôi có thể đơn giản hơn rất nhiều vì không phải tiền xử lý nguyên liệu cellulose”, TS Quân cho biết.

Ông Mai Văn Phúc, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng, Công ty CP Giấy An Bình cho biết, trước đây, công ty phải chi một khoản tiền khá lớn để xử lý nước thải và bùn thải. Theo giá thị trường, để xử lý 1 tấn bùn thải, mất từ 20.000 – 500.000 đồng.

Lượng bùn thải của công ty mỗi ngày khoảng 35 – 50 tấn. Nếu áp dụng công nghệ này, chi phí xử lý giảm từ 50 – 70%. Thay vì phải xử lý rồi vận chuyển, đổ bỏ, bùn thải đã được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, cao cấp nhất là nguyện liệu sử dụng làm áo chống đạn.

“Lượng cặn bùn không thể tái sử dụng, chúng tôi tận dụng để sản xuất vỉ trứng. Như vậy, bùn thải gần như được tái sử dụng hết, đem lại hiệu quả rất lớn”, ông Phúc nói.

Nghiên cứu này của PGS.TS Phạm Đình Quân và cộng sự vừa nhận giải Ba cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp công nghệ Asian Entrepreneur Award 2021 tổ chức tại Nhật Bản. Nhóm mong muốn được mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp ngành giấy hoặc các đơn vị quan tâm đến ý tưởng giải pháp.

Theo Giáo Dục & Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.