Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Thức uống lên men từ gừng “made in” Việt Nam

[Sáng tạo Việt] Thức uống lên men từ gừng “made in” Việt Nam

Không chỉ là cây gia vị, gừng có thể được lên men để tạo ra loại bia thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu này của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh, Viện Công nghiệp Thực phẩm.

Nâng cao giá trị cho củ gừng

Gừng là cây gia vị, cây dược liệu truyền thống ở vùng nhiệt đới, được chế biến thành các loại thực phẩm như trà gừng, kim chi gừng, bột gừng, mứt gừng… Tại Việt Nam, gừng được sử dụng làm gia vị, mứt, làm thuốc và một phần nhỏ cho sản xuất bánh kẹo, rượu, chè và chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nguyên củ, thái lát hoặc bột gừng.

Nhận thấy tiềm năng chế biến gừng thành những sản phẩm đồ uống, lên men hấp dẫn có giá trị cao trên thế giới, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghiệp Thực phẩm do PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh làm chủ nhiệm đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm lên men từ củ gừng Việt Nam”. Đây là đề tài thuộc Đề án Phát triển và Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì.

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh cho biết, công nghệ chế biến gừng chủ yếu là sản xuất dầu gừng, tinh dầu gừng ở quy mô nhỏ. Thực tế, Việt Nam phải xuất khẩu gừng thô nguyên liệu và tốn hàng chục triệu đô la nhập khẩu dầu gừng cho các ngành sản xuất thực phẩm và dược phẩm.

Việc chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm từ gừng tươi hiện còn chưa xứng tầm với nguồn nguyên liệu dồi dào và thị trường tiêu thụ của Việt Nam, đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống và lên men.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh, mục tiêu của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ và mô hình thiết bị, triển khai sản xuất được 2 loại sản phẩm gồm bia gừng và gừng tươi lên men đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần giúp địa phương, đơn vị sản xuất phát triển bền vững.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất bia gừng với quy mô 2.000 lít/mẻ, sau đó tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm bia gừng tại Công ty CP Bia Sài Gòn Phú Thọ.

“Trong quá trình sản xuất, chúng tôi nhận thấy công nghệ khi triển khai lên quy mô lớn khá ổn định, về cơ bản là hoàn toàn có thể áp dụng trong sản xuất đại trà mà gần như không cần hiệu chỉnh các thông số công nghệ”, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh thông tin thêm.

Về mặt cảm quan, sản phẩm bia thực nghiệm tại Công ty CP Bia Sài Gòn Phú Thọ có màu vàng sáng và có hương vị đặc trưng của gừng. Sản phẩm bia gừng cũng có chỉ tiêu hóa lý phù hợp với bia thông thường, thành phần nhựa dầu gừng đảm bảo hương vị đặc trưng cho bia, các chỉ tiêu vi sinh trong giới hạn cho phép, phù hợp quy định hiện hành.

Bia gừng là một loại thức uống tự nhiên nổi tiếng trên thế giới được chế biến bằng cách lên men gừng để chiết xuất ra những tinh chất bổ dưỡng nhất có trong gừng.

Bia gừng có rất nhiều công dụng như chữa bệnh khớp, giảm đau, sưng, chống tràn dịch trong mô và trị căng cơ. Ngoài ra, bia gừng còn chứa các men sống và lợi khuẩn giúp điều hòa cơ thể và cải thiện hệ tiêu hóa.

Giá thành phải chăng

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh cho biết, theo tính toán các chi phí, dự kiến giá thành bia gừng ước tính là 15.000 đồng/lít (dạng bia tươi), rẻ hơn so với giá bia gừng thủ công nhập công nghệ nước ngoài là 30.000 đồng/lít.

Mức giá này hoàn toàn phù hợp với thị trường bia Việt Nam. Do đó, sản phẩm bia gừng được cho là sẽ có thị trường tiềm năng tốt, đặc biệt là vào mùa đông khi bia truyền thống không được ưa chuộng.

Ngoài sản phẩm bia gừng, nhóm thực hiện đề tài cũng xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất gừng tươi lên men và tiến hành sản xuất thử nghiệm gừng muối chua lên men tại Công ty TNHH Sen.

Sản phẩm gừng muối chua thái lát ăn giòn, không nhũn, vàng sáng không sẫm màu, có mùi thơm đặc trưng, vị chua dịu, hài hòa. Dự kiến, giá thành sản phẩm gừng muối chua lên men đề tài sản xuất vào khoảng 90.000 đồng/kg, rẻ hơn so với gừng muối chua nhập khẩu là 150.000 đồng/kg.

“Sản phẩm gừng tươi lên men do đề tài sản xuất đã được Công ty CP Thương mại Capitalinks đưa vào quảng bá giới thiệu, thử thị hiếu trên hệ thống thực phẩm sạch của công ty và được phản hồi tốt, chất lượng tương đương sản phẩm gừng chua của Nhật, hoàn toàn phù hợp đưa vào thị trường tiêu thụ và có tính cạnh tranh về giá. Đây sẽ là một sản phẩm ăn kèm có lợi cho sức khỏe và có tính cạnh tranh thị trường cao”, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh nhận định.

Cây gừng được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, là cây gia vị giá rẻ. Cây gừng sinh trưởng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trên 20 độ C. Thời vụ trồng gừng tốt nhất đối với các tỉnh miền Bắc là từ tháng 2 – 3 dương lịch.

Cây gừng không kén đất, tuy nhiên để cây phát triển tốt, nên trồng trên đất có hàm lượng mùn cao, thành phần cơ giới nhẹ; thoát nước tốt; tránh nắng. Có thể tận dụng trồng xen dưới bóng của các cây trồng khác, tuy nhiên trồng ở những ruộng này năng suất sẽ giảm.

Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm lên men từ củ gừng Việt Nam” do Viện Công nghiệp Thực phẩm thực hiện là công trình đầu tiên nghiên cứu quy trình sản xuất bia gừng và gừng muối chua theo mô hình công nghiệp.

Việc nghiên cứu thành công công nghệ chế biến gừng thành những sản phẩm đồ uống, lên men sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm, giúp giải quyết đầu ra cho người nông dân, nâng cao giá trị cây gừng, đồng thời tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, giảm việc nhập khẩu các sản phẩm từ gừng vào Việt Nam. 

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.