[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Thế giới sáng tạo (P7) Đức chế tạo ra robot vỗ cánh...

Thế giới sáng tạo (P7) Đức chế tạo ra robot vỗ cánh bay như chim thật siêu ấn tượng

Lấy cảm hứng từ khả năng bay lượn tuyệt vời của chim én, các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra robot có cánh bay giống hệt chim thật.

Tạo nên một con robot chim bay được với một cặp cánh cố định thì khá đơn giản, nhưng tạo nên một thứ uốn cong và vỗ cánh như một sinh vật thực thụ thì lại cực kỳ khó khăn.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tự động hóa Festo ở Đức đã hé lộ hình ảnh về robot nhẹ có hình dáng và khả năng bắt chước vỗ cánh bay giống như một con chim én thực sự.

Festo chia sẻ trong thập kỷ qua họ thực sự ấn tượng với nhiều loại robot lấy cảm hứng từ hệ động vật của Trái Đất từ kiến, bướm đến chim cánh cụt, sứa, thậm chí cả chuột túi …

Siêu ấn tượng robot vỗ cánh bay như chim thật - Ảnh 2.

Cánh có tạo hình giống như chim én và khối lượng cơ thể khá nhẹ

Họ bắt tay vào chế tạo robot mới nhất có tên Bionic Swift, khá nhẹ bay được có ngoại hình tương tự loài chim én và khả năng bắt chước các thao tác bay của nó với độ chính xác ấn tượng.

Để có thể bắt chước như chim thật, robot có khối lượng khoảng 42 gram, hoặc tương đương một quả bóng golf. Chiều dài cơ thể khoảng hơn 44 cm và sải cánh bay hơn 68 cm.

Chiếc cánh của robot có tạo hình giống như lông chim én, được làm từ công nghệ bọt nhẹ và khả năng hoạt động giống như lông của loài chim nhỏ bay trên trời này.

Siêu ấn tượng robot vỗ cánh bay như chim thật - Ảnh 3.

Robot bay như chim thật: vỗ cánh, cất cánh và di chuyển nhẹ nhàng trong không gian rộng

Những chiếc lông vũ xếp chồng lên nhau, có thể di chuyển để không khi đi xuyên qua, mở ra đóng vào, cho phép Bio Swift thực hiện những thao tác bay ấn tượng.

Bên trong robot có hệ thống định vị GPS giúp nó có thể nhận thức về không gian và có thể bay trên một con đường đã được lập trình sẵn.

Trước đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford, Mỹ đã từng tạo ra robot PigeonBot có đôi cánh như bồ câu thật.

Hay như con robot này được đặt tên Robirds, của các nhà khoa học Hà Lan, có ngoại hình giống hệt loài chim ăn thịt và khi nó vỗ cánh bay trong không trung không khác gì chim thật. Robirds có chiều dài cơ thể 58 cm, sải cánh 120 cm, bay với tốc độ tối đa 80 km/giờ.

Những nghiên cứu mới sẽ mở đường cho việc chế tạo các mẫu máy bay đạt vận tốc nhanh hơn.

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2024): Thánh đường nghệ thuật mộng mơ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.34

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua gần 124 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng tới nay đây vẫn luôn được xem là thánh đường nghệ thuật mộng mơ giữa lòng Sài Gòn.

Apple ra mắt tính năng giúp giảm say xe khi dùng điện thoại

Tín hiệu chuyển động của ô tô sẽ hiển thị các chấm chuyển động trên một số sản phẩm của Apple để giúp giảm chứng say tàu xe.

Động Ngườm Ngao (Cao Bằng) – TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không gian bên trong rộng lớn, đường đi bộ bằng phẳng và sở hữu hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ là những điểm cộng khiến khách du lịch khó có thể bỏ qua động Ngườm Ngao khi đến tỉnh Cao Bằng.

Khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2, xác lập Kỷ lục cho hoạt động quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì

(Kyluc.vn) Ngày 17/5/2024, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực Thế giới” khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.Hồ Chí Minh), thu hút hàng ngàn lượt khách quan tham. Trong khuôn khổ Lễ hội năm nay, Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với hoạt động chế biến và quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.75) Đền Cửa Ông (Quảng Ninh): Ngôi đền linh thiêng nơi đất mỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Xây dựng nền tảng phát triển đại học định hướng đổi mới sáng tạo

Diễn đàn đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 diễn ra ngày 16/5 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn tham dự.