[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức Thế giới Tiêm vaccine ngừa COVID-19 như thế nào để đem lại hiệu quả...

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất?

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ giúp việc chống lại sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đạt hiệu quả cao nhất.

 

Nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Anh đã cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm cả hai liều vaccine COVID-19 (loại hai liều). Sau khi được tiêm chủng đầy đủ, những người đã tiêm sẽ được bảo vệ mạnh mẽ khỏi bị nhiễm SARS-CoV-2 và các biến thể hiện đang lưu hành…

Cụ thể, các nhà khoa học làm việc tại Tổ chức Y tế công cộng Anh (PHE) đã phân tích dữ liệu từ các nhóm tuổi và một số sắc tộc từ ngày 5/4/2021. Nhóm này bao gồm hơn 1.000 người đã nhiễm biến thể COVID-19.

Kết quả cho thấy, cả hai loại vaccine (của Pfizer và AstraZeneca) chỉ có hiệu quả khoảng 33% đối với bệnh nhân có triệu chứng của biến thể B.1.617.2 và chỉ 50% hiệu quả đối với biến thể phổ biến hơn được phát hiện lần đầu tiên ở Vương quốc Anh (B.1.1.7) sau một liều duy nhất.

Tuy nhiên, sau hai liều, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, vaccine Pfizer có hiệu quả 88% đối với bệnh nhân có triệu chứng từ biến thể B.1.617.2 và 93% hiệu quả đối với biến thể B.1.1.7. Các tỷ lệ phần trăm này được ghi lại 2 tuần sau liều thứ hai. Họ cũng phát hiện ra rằng hai liều vaccine AstraZeneca có hiệu quả 60% đối với bệnh có triệu chứng từ biến thể B.1.617.2 và 66% hiệu quả đối với biến thể B.1.1.7.

Hiệu quả thấp hơn của vaccine AstraZeneca sau hai liều, khi so sánh với Pfizer, có thể là do chủ yếu được tiêm cho người lớn tuổi, một nhóm có xu hướng phản ứng miễn dịch yếu hơn. Các chuyên gia khẳng định, vaccine cung cấp khả năng bảo vệ hơn 90% chống lại COVID-19.

Các nhà khoa học giải thích, sau khi tiêm một liều vaccine (loại hai liều), cơ thể sẽ chỉ có phản ứng miễn dịch tương đối yếu chống lại SARS-CoV-2. Việc tiêm liều thứ hai không chỉ bảo vệ con người khỏi nhiễm trùng SARS-CoV-2 mà còn giúp chống lại các biến thể của virus này. Trong đó, có biến thể được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ (B.1.617.2). “Chúng tôi hy vọng vaccine sẽ hiệu quả hơn nữa trong việc ngăn ngừa các ca phải nhập viện và tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiêm cả hai liều để đạt được sự bảo vệ tối đa chống lại các biến thể của COVID-19", TS. Mary Ramsay cho hay.

 

Được biết, hiện có ba kiểu phụ của biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, mỗi kiểu có cấu tạo gen khác nhau: B.1.617.1 (bản gốc B.1.617), B.1.617.2, B.1.617.3.

Biến thể B.1.617.2 có các đột biến được gọi là 452R và 478K, cả hai đều liên quan đến việc tăng khả năng truyền nhiễm. Không có đột biến nào trong bất kỳ kiểu nào của biến thể B.1.617 có liên quan đến việc gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các nhà khoa học cho biết, có khả năng B.1.617.2 dễ lây truyền hơn 50% so với B.1.1.7. và các loại vaccine hiện tại có hiệu quả chống lại các biến thể này.

Theo TS David Hirschwerk, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Northwell Health (New York), mặc dù các loại vaccine hiện có vẫn rất hiệu quả đối với các biến thể mới nổi, nhưng không có gì đảm bảo rằng sẽ không phát sinh ra các biến thể có thể chống lại tác dụng của vaccine.

Cách tốt nhất để giảm khả năng chống lại các biến thể mới là hạn chế sự nhân lên của virus đang diễn ra trên toàn thế giới. Vì vậy, cần nhiều người hơn được tiêm vaccine ở khắp mọi nơi. Các nhà khoa học nhấn mạnh, việc tiêm vaccine cho những người trẻ tuổi cũng rất quan trọng. Bởi họ có xu hướng di chuyển nhiều hơn trong cộng đồng. Những người trẻ tuổi chưa được tiêm chủng có nguy cơ mắc và truyền vi rút cao hơn.

Nguồn: http://vietq.vn/tiem-vaccine-ngua-covid-19-nhu-the-nao-moi-dem-lai-hieu-qua-cao-nhat-d187770.html

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền...

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người...

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên...

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.