Trang chủ Thế giới ý tưởng Tại sao đôi khi chúng ta thấy thời gian trôi qua thật...

Tại sao đôi khi chúng ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh, và ngược lại?

"Đừng tin tưởng vào cảm giác thời gian của bạn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các kích thích trong khoảng thời gian liên tục. Nó có thể dẫn đến sự mệt mỏi thần kinh của các tế bào nhạy cảm với thời gian trong não và bóp méo thời gian mà bạn cảm thấy".

Thời gian là một thứ gì đó tồn tại thực sự, hay chỉ là một sản phẩm của não bộ? Đó là một chủ đề vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi, không chỉ trong vật lý mà còn cả lĩnh vực khoa học thần kinh.

Nhưng bất chấp nguồn gốc của thời gian, chúng ta vẫn phải cảm nhận nó bên trong não bộ của chính mình. Đó là lý do tại sao đôi khi bạn thấy hai ngày cuối tuần của mình trôi tuột qua rất nhanh, trong khi ngày làm việc đầu tuần lại dài như cả thế kỷ.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã có thể giải thích tại sao đôi khi chúng ta thấy thời gian trôi nhanh hơn và ngược lại.

Hóa ra, con người chùng ta đều có một nhóm tế bào thần kinh nhạy cảm với thời gian nằm trong khu vực não bộ được gọi là supramarginal gyrus (SMG). Đó là một phần của vỏ não phải, từng được biết đến với nhiệm vụ nhận thức không gian và chuyển động.

Cảm nhận thời gian nhanh và chậm xuất phát từ sự mất đồng bộ của các tế bào nhạy cảm với thời gian tại SMG với các tế bào thần kinh khác.

Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã kích thích các tình nguyện viên với các sự kiện lặp đi lặp lại 30 lần trong cùng một khoảng thời gian. Họ phát hiện tế bào nhạy cảm với thời gian trong SMG bị mệt mỏi. Trong khi đó, các tế bào thần kinh khác vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Chính điều này đã tạo ra sự mất cân bằng khiến nhận thức về thời gian của chúng ta bị kéo giãn hoặc đẩy co lại.

Tại sao đôi khi chúng ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh, và ngược lại? - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi Masamichi Hayashi, một nhà khoa học thần kinh tại Đại học Osaka và Đại học California, Berkeley. Hayashi từ lâu đã quan tâm đến cơ chế nhận thức thời gian trong não bộ con người.

Trả lời báo chí, anh nhấn mạnh rằng khám phá này "chỉ là bước đầu tiên" hướng tới việc hiểu đầy đủ các cơ chế thần kinh của trải nghiệm thời gian chủ quan. Nhưng qua nghiên cứu này của mình, Hayashi cũng muốn nhấn mạnh một thông điệp:

"Đừng tin tưởng vào cảm giác thời gian của bạn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các kích thích trong khoảng thời gian liên tục. Nó có thể dẫn đến sự mệt mỏi thần kinh của các tế bào nhạy cảm với thời gian trong não và bóp méo thời gian mà bạn cảm thấy".

Cảm nhận thời gian là một sản phẩm của não bộ

Hayashi giải thích: "Con người có các cơ quan cảm giác được thiết kế riêng để cảm nhận ánh sáng trong tầm nhìn hoặc độ cao trong âm thanh. Nhưng tuyệt nhiên chúng ta không có bất kỳ một cơ quan cụ thể nào để nhận thức về thời gian. Điều đó nghĩa là cảm giác về thời gian có lẽ là một sản phẩm của bản thân hoạt động não bộ".

Để khám phá ra cách não bộ tạo ra trải nghiệm thời gian, Hayashi và nhóm của ông đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để đo hoạt động của não 18 nguyện viên khi họ tham gia vào một thí nghiệm so sánh thời gian.

Những tình nguyện viên này đều là những người trưởng thành khỏe mạnh và fMRI sẽ tiết lộ những thay đổi rất tinh tế của lưu lượng máu trong não bộ họ – một chỉ dấu cho phép chúng ta biết vùng não nào với các khu vực tế bào thần kinh nào đang hoạt động mạnh.

Tại sao đôi khi chúng ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh, và ngược lại? - Ảnh 2.

Trong nhiệm vụ so sánh thời gian, những người tham gia được cho xem một vòng tròn màu xám hiện trên màn hình trong một khoảng thời gian được định trước. Các vòng tròn sẽ lần lượt hiện lên rồi mất đi 30 lần liên tiếp. Giai đoạn này được các nhà khoa học gọi là thời kỳ thích ứng.

Tình nguyện viên được yêu cầu ước tính khoảng thời gian mà họ đã trải qua trong thời kỳ thích ứng này, trước khi chuyển sang một giai đoạn thử nghiệm mới.

Trong giai đoạn mới, họ tiếp tục được cho xem một dấu thập màu xám hoặc một hình ảnh nhiễu trắng trên màn hình. Một lần nữa, các tình nguyện viên được yêu cầu ước tính về khoảng thời gian của giai đoạn, được gọi là thử nghiệm kích thích.

Thiết kế thí nghiệm này cho phép các nhà nghiên cứu có thể điều khiển thời lượng nhận thức (khoảng thời gian tình nguyện viên nhận thức) trong khi giữ thời lượng vật lý (khoảng thời gian theo đồng hồ) không đổi.

Thời gian đã bị bóp méo trong não bộ như thế nào?

Kết quả thí nghiệm mà Hayashi đạt được cho thấy: Khi thời lượng thích ứng (thời gian tiếp xúc với vòng tròn màu xám) càng dài, tình nguyện viên sẽ đánh giá khoảng thời gian kích thích thử nghiệm (nhìn thấy hình chữ thập xám hoặc nhiễm trắng) càng ngắn lại. Ngược lại, nếu thời gian thích ứng ngắn, thời gian kích thích sẽ bị đánh giá cao khiến nó dài ra trong tâm trí.

Trong thí nghiệm hai khoảng thời gian thực ra đã được đồng bộ ở cùng một độ dài. Nhưng hình ảnh fMRI cho thấy sau thời gian thích ứng (với 30 lần nhấp nháy của vòng tròn xám nhấp nháy), hoạt động trong vùng SMG bị suy giảm. Điều này cho thấy các tế bào thần kinh của người tình nguyện đã trở nên mệt mỏi.

Sự biến dạng thời gian trong cảm nhận của họ tương quan với mức độ giảm hoạt động trong vùng SMG của não bộ. Các tế bào thần kinh càng có vẻ mệt mỏi, những người tham gia ước lượng thời gian càng sai so với thực tế.

Tại sao đôi khi chúng ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh, và ngược lại? - Ảnh 3.

"Phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng các tế bào thần kinh nhạy cảm với thời gian trong vỏ não đỉnh trở nên mệt mỏi sau khi tiếp xúc với sự trình bày lặp đi lặp lại của một khoảng thời gian cụ thể, và điều đó dẫn đến nhận thức thời gian bị bóp méo", Hayashi giải thích.

Điều này phản ánh đúng những kinh nghiệm chủ quan mà chúng ta gặp phải trong thực tế về thời gian. Giả sử, bạn đã trải qua một cuối tuần với rất nhiều hoạt động mới mẻ và thú vị, sau một chuyến đi chơi xa chẳng hạn, não bộ của bạn đã được nạp vào rất nhiều ký ức (tương ứng với các vòng tròn xám hiện lên rồi lại tắt đi trong thí nghiệm).

Sau khi bạn đã trở về nhà, nằm xuống giường nhìn lên trần nhà và tưởng tượng lại chuyến du lịch của mình, bạn đang ở trong khoảng thời gian kích thích của thí nghiệm (nơi trần nhà bạn nhìn thấy giống với những nhiễu trắng hoặc dấu thập màu xám).

Lúc này, bạn sẽ thấy thời gian của mình bị co lại, và thấy cuối tuần đã trôi qua rất nhanh do các tế bào nhạy cảm thời gian trong vùng SMG đã bị mệt mỏi sau chuyến đi có quá nhiều kỷ niệm.

Ngược lại, nếu bạn có một cuối tuần nhàm chán, vùng SMG không trải qua nhiều kỷ niệm, sẽ khiến bạn thấy giời gian như đang giãn ra và trôi mãi không hết.

Hayashi cho biết điều thú vị là những tế bào thần kinh nhạy cảm với thời gian hoạt động tương tự như những tế bào thần kinh khác đang giúp con người trải nghiệm không gian một cách chủ quan.

Trong não bộ chúng ta cũng có các tế bào nhạy cảm với không gian và cả những tế bào nhạy cảm với ánh sáng. Đó có thể là lời giải thích cho những bất đồng mang tính chủ quan, chẳng hạn như màu sắc của chiếc váy xanh đen, vàng trắng nổi tiếng.

"Đáng ngạc nhiên là mặc dù có sự khác biệt cơ bản giữa cách chúng ta cảm nhận ánh sáng và thời gian, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng thời gian có thể được mã hóa bởi các tế bào nhạy cảm với thời gian và hoạt động đó có liên quan đến cách con người nhận thức thời gian", Hayashi nói.

Tại sao đôi khi chúng ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh, và ngược lại? - Ảnh 4.

Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học hi vọng một ngày nào đó họ có thể điều khiển cảm giác chủ quan của con người về thời gian bằng cách kích thích các tế bào thần kinh nhạy cảm với nó trong vùng SMG.

Hãy tưởng tượng bạn có thể đội một chiếc mũ để kéo dài cảm nhận về chuyến du lịch của mình, trong khi, cũng chiếc mũ đó có thể khiến thời gian nghe một bài thuyết trình nhàm chán co hẹp lại.

Thế nhưng, cho đến lúc đó, chúng ta vẫn phải tìm một cách khác để tự mình thao túng thời gian của chính mình. Giữ sức khỏe để đầu óc tỉnh táo, giúp các tế bào thần kinh của bạn bớt mệt mỏi là một cách để có nhiều thời gian hơn so với 24 giờ mỗi ngày.

Tham khảo Inverse

Link: https://soha.vn/tai-sao-doi-khi-chung-ta-thay-thoi-gian-troi-qua-that-nhanh-va-nguoc-lai-20201013092909428.htm

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.71) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp): Nơi lưu dấu ‘Người tình’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những ngôi nhà cổ dân dụng được viếng thăm nhiều nhất ở miền Nam. Nhờ vào sự thành công của tiểu thuyết, và sau đó là bộ phim chuyển thể Người Tình, ngôi nhà trở nên nổi tiếng đối với công chúng yêu văn học và điện ảnh trên thế giới. Nằm trong trào lưu chiết trung của thời kỳ đầu thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam, ngôi nhà là một bảng màu tổng hòa các kiểu thức phương Tây và Á Đông, nổi bật là phong cách trang trí hào nhoáng của miền Hoa Nam. Đây là công trình quý giá trong tổng thể di sản tuyệt đẹp của đô thị xưa Sa Đéc, mà nếu được phát triển thành một hệ thống di sản liền mạch, có thể tạo nên một bảo tàng kiến trúc ngoài trời cho vùng đất giàu lịch sử này.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đồng Xuân (1889-2024) – Một nét văn hóa Hà Nội – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.29

(nienlich.vn) Nằm trong khu phố cổ, chợ Đồng Xuân gắn liền với quá trình phát triển thương mại của vùng đất Thăng Long. Nơi đây không chỉ là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hoá, tinh thần, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa và nay.

Ra mắt ‘robot mềm’ có thể di chuyển linh hoạt, hứa hẹn nhiều ứng dụng thiết thực

Con “robot mềm” này có thể giúp chúng ta nghiên cứu tự nhiên và môi trường. Tính linh hoạt của chúng hứa hẹn sẽ...

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.