Trang chủ Sống bằng sáng tạo Dịch vụ - Thiết kế Bệnh viện Herlev - Kiến trúc chữa trị

Bệnh viện Herlev – Kiến trúc chữa trị

Một dự án táo bạo sẽ biến bệnh viện Herlev (Đan Mạch) thành một khách sạn cao cấp dành cho bệnh nhân. Bệnh viện khách sạn Herlev có kiểu kiến trúc kết hợp giác quan với nghệ thuật và các yếu tố tự nhiên sẽ giảm đáng kể áp lực cho bác sĩ và cả bệnh nhân, thân nhân trong quá trình điều trị.

Các tòa nhà hình tròn trên nền móng hình chữ nhật

 Thực ra, tòa nhà bệnh viện Herlev, tọa lạc gần thủ đô Copenhagen (Đan Mạch), được xây dựng trong 10 năm (từ 1965 đến 1975) và đi vào hoạt động năm 1976. Với độ cao 120 m với 25 tầng, đây là bệnh viện cao nhất Đan Mạch và cao thứ 5 trên thế giới.

Để hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất cũng như nâng cao hiệu quả chữa bệnh, sắp tới đây bệnh viện sẽ mở rộng thêm 54.000 m2, xây dựng thêm một khoa cấp cứu, trung tâm dịch vụ sản khoa và khoa nhi.

Dự án mở rộng bao gồm ba khối toà nhà hình tròn trên nền móng hình chữ nhật, kết hợp với toà nhà bệnh viện cũ tạo thành khối tổng thể hài hoà về hình học. Chịu trách nhiệm chính cho công trình là công ty kiến trúc Henning Larsen và các cộng sự.

Phối cảnh toàn khu bệnh viện

Trước dự án lớn này, kiến trúc sư Henning Larsen cho rằng, tòa nhà bệnh viện hiện hành điển hình cho kiểu kiến trúc thực dụng thập niên 1960. Ngày nay, kỹ thuật điều trị cùng với sự hỗ trợ của máy móc chỉ là một trong những yếu tố trị liệu.

Một yếu tố quan trọng là kiểu kiến trúc đặc thù dành riêng cho bệnh viện. Trong tương lai, bệnh viện không những là môi trường làm việc của các bác sĩ và nhân viên, mà còn là môi trường thân thiện đối với bệnh nhân và thân nhân của họ.

Dự án là sự kết hợp hài hoà giữa thiết kế nội thất với quang cảnh xung quanh với thông điệp mỗi cá nhân là đều trung tâm.

Thiết kế chú trọng đến môi trường xung quanh
Khu vườn rộng lớn trong bệnh viện tạo cảm giác khỏe khoắn cho bệnh nhân
Hành lang tràn ngập ánh nắng với các loài cây tươi mát và tiếng chim hót khá thư thái

Không gian kiến trúc – một phương pháp chữa trị hiệu quả

Hiện nay, ngoài những thiết bị hỗ trợ y học, phong cách kiến trúc, thiết kế đặc thù, hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe đối với bệnh nhân.

Hiệu quả của việc chữa trị bằng các yếu tố tự nhiên cùng với lối kiến trúc dành riêng cho bệnh viện đã được chứng nghiệm và thừa nhận. Bệnh viện Herlev là một trong những bệnh viện đầu tiên ứng dụng phương pháp này.

Không gian xanh trong bệnh viện với mục tiêu là phòng bệnh thay vì chữa bệnh

Để không gian chữa bệnh phát huy tác dụng, đòi hỏi sự kết hợp giữa các chi tiết trong trang trí nội thất và bố cục đồ dùng nội thất theo một quy tắc nhất định. Điều này ngụ ý nhắc nhở bệnh nhân nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc hợp tác với bác sĩ chống lại bệnh tật. Ví dụ, xây dựng một trung tâm chăm sóc sức khỏe với mục tiêu là phòng bệnh thay vì chữa bệnh.

Kiểu kiến trúc này còn kết hợp với giác quan như âm thanh réo rắc của nước, mùi hương, màu sắc, và cả nghệ thuật với các yếu tố tự nhiên gồm không khí trong lành, ánh nắng tự nhiên, nhiệt độ dễ chịu. Sự kết hợp này sẽ giảm đáng kể áp lực cho bác sĩ và cả bệnh nhân, thân nhân.

Sảnh trước đi bộ rộng thênh thang dành cho bệnh nhân

Đối với người bệnh cao tuổi, ngoài việc trị liệu, họ còn được chăm sóc về tinh thần qua việc bố trí ở các phòng ở đặc biệt riêng tư và thân thiện như đang ở nhà, có cả nơi cất album gia đình, vật dụng cá nhân. Bên ngoài cửa sổ nơi đặt giường bệnh là khu vườn tràn ngập ánh nắng với tiếng chim hót.

Ngoài ra, phần mở rộng cũng được thiết kế thêm các khu nghệ thuật phục vụ người bệnh như phòng nhạc, thể thao, văn học, cắm hoa và cả khiêu vũ.

Các kiến trúc sư còn thiết kế những dãy ghế chờ thuận tiện và hiện đại nhất dành riêng cho người già và phụ nữ mang thai.

Công trình sẽ được khởi công vào tháng 5-2014 và đưa vào sử dụng vào năm 2017. Giai đoạn tiếp theo của dự án mở rộng là xây dựng khách sạn dành cho bệnh nhân.

 

MINH PHƯƠNG (Theo Designboom, E-architect)

Theo TTO

 

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.