[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Sống bằng sáng tạo Dịch vụ - Thiết kế Đồ ăn nhanh, ý tưởng thay đổi cách chúng ta ăn uống

Đồ ăn nhanh, ý tưởng thay đổi cách chúng ta ăn uống

(YT) - Ở bất kỳ thành phố lớn nào, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy những nhà hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới như McDonald’s hay KFC, với những sản phẩm quen thuộc của họ là hamburger và gà nướng. Thượng hiệu McDonald’s trở thành một trong những biểu tượng mạnh nhất của toàn cầu hóa, đại diện cho một ý tưởng tiện lợi đã lan tỏa mãnh liệt trên khắp thế giới. Nhưng ít ai biết rằng, sức lan tỏa đó không chỉ dựa vào sự hữu ích thật sự của sản phẩm, mà còn nhờ những chiến lược marketing vô cùng khôn ngoan.

Lịch sử đồ ăn nhanh 

Nhưng hiện tượng đồ ăn nhanh chỉ thật sự hình thành từ những tiệm ăn drive-in ở phía nam California cho phép khách hàng lái xe qua mua đồ ăn vào đầu thập kỷ 40. Với sự thịnh hành của xe hơi, những chủ tiệm ăn bắt đầu nghĩ ra ý tưởng thiết kế một nhà hàng cho phép mọi người gọi đồ ăn và ăn mà không cần rời khỏi xe hơi. Mô hình nhà hàng drive-in trở nên vô cùng đông đúc và thành công. Tuy nhiên, vì sử dụng kiểu chuẩn bị đồ ăn giống như những nhà hàng thông thường nên dịch vụ không nhanh, và khi đồ ăn được mang ra phục vụ thì không còn nóng nữa.

Hai anh em Richard và Maurice McDonald sở hữu một nhà hàng drive-in như thế. Sau khi vận hành nó thành công trong 11 năm, họ quyết định sẽ cải tiến. Họ muốn làm thức ăn nhanh hơn, bán rẻ hơn và bớt phải suy nghĩ về việc thay thế những đầu bếp hay cô phục vụ mang đồ ăn ra xe. Hai anh em đóng cửa hàng và tái thiết kế khu vực chuẩn bị thức ăn để nó vận hành bớt giống nhà hàng mà giống một dây chuyền sản xuất ô tô hơn.

 

Hai anh em McDonald mở cửa hàng tái thiết kế của mình vào năm 1948, với tên gọi McDonald’s. Thượng hiệu này đã làm họ nổi tiếng và giờ đây đã trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới. Những người mở cửa hàng từ khắp nơi trên nước Mỹ tới để học tập mô hình này, được gọi là Dịch Vụ Siêu Tốc.

 

Trước khi hai anh em McDonald phát minh ra hệ thống đồ ăn nhanh, một vài nhà hàng cũng đã có thể chuẩn bị đồ ăn khá nhanh bằng cách thuê những đầu bếp chuyên nấu những món ăn không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, để trở thành những đầu bếp này đòi hỏi nhiều kỹ năng và đào tạo, những đầu bếp giỏi khá khan hiếm. Hệ thống Siêu Tốc của hai anh em McDonald lại hoàn toàn khác. Thay vì sử dụng một đầu bếp lành nghề để chuẩn bị đồ ăn nhanh chóng, họ dùng rất nhiều những nhân công không nhiều kỹ năng, mỗi người chỉ phụ trách một bước cụ thể, đơn giản trong quá trình chuẩn bị đồ ăn.

 

Hai anh em McDonald còn thay đổi thiết kế của bếp ăn nhà hàng. Thay vì có rất nhiều thiết bị khác nhau để chuẩn bị nhiều loại món ăn, bếp ăn Siêu Tốc chỉ cần có một lò nướng lớn để một người có thể nướng nhiều burger cùng một lúc, một mặt bàn để nêm những gia vị giống nhau vào từng chiếc burger, một chảo dầu nóng với một người chiên khoai tây, một máy phục vụ nước ngọt và đồ tráng miệng, và một quầy tính tiền để khách hàng gọi và nhận đồ ăn.

Thay vì thiết kế để chuẩn bị nhiều loại thức ăn nhanh chóng, mục đích của bếp ăn là để tạo ra một số lượng lớn chỉ một vài món ăn. Những bản copy của hệ thống siêu tốc này nhanh chóng lan tỏa ra khắp California và những bang khác của nước Mỹ. Tuy một số nhà hàng phục vụ những món ăn khác nhau, chúng đều có một vài điều căn bản chung: khi đi vào bên trong, bạn sẽ luôn gọi và nhận món ăn ở quầy tính tiền, khi bạn lái xe qua, bạn có thể gọi đồ ăn rồi ai đó sẽ đưa đồ ăn qua cửa sổ, đồ ăn được gói trong túi hoặc khay, đồ ăn khá rẻ tiền, bạn có thể ăn trong xe và không cần dao nĩa, và khi tới những nhà hàng khác nhau của cùng một hãng, thực đơn và thức ăn gần như hoàn toàn giống nhau. Đó là đặc tính đồng nhất của đồ ăn nhanh, hay còn gọi là đồ ăn sản xuất hàng loạt.

 

Những vùng khác nhau có thể có một vài món ăn đặc biệt trên thực đơn, và những quốc gia khác nhau có thể có những món và công thức nấu ăn khác nhau dựa trên văn hóa địa phương. Nhưng nhìn chung, đồ ăn của cùng một thương hiệu thường có mùi vị giống hệt nhau cho dù bạn ở đâu. Lý do của điều này là: Đồ ăn được sản xuất hàng loạt trong một nhà máy và được cho thêm những hương vị nhân tạo để đảm bảo chúng có hương vị giống hệt nhau. Ngoài ra, các thiết bị trong bếp nấu tất cả thức ăn trong cùng một khoảng thời gian và nhân viên của các cửa hàng cùng làm theo những chỉ dẫn nấu ăn giống nhau.

 

 

Để tạo ra sức hút, những cửa hàng đồ ăn nhanh đã làm hoàn hảo những món ăn của mình với tiêu chí tiện lợi và ngon miệng. Hàm lượng chất béo, đường và dầu cao là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho đồ ăn nhanh, chúng luôn kích thích sự thèm thuồng của mọi người. Họ còn tạo ra một hình ảnh thân thiện bằng cách đáp ứng tất cả những nhu cầu của người tiêu dùng: tạo ra những không gian vui chơi và phục vụ những bữa tiệc sinh nhật cho trẻ em, phục vụ những suất ăn gia đình, trở thành nơi gặp gỡ của giới trẻ, hay phục vụ những bữa ăn cực kỳ tiện lợi trong xe hơi cho những người bận rộn. Từ những tiệm hamburger khiêm tốn của thập kỷ 1940, đồ ăn nhanh giờ đây trở thành một lựa chọn phổ biến khắp nơi trên thế giới, với doanh thu khổng lồ, ước tính 150 tỷ đô la hàng năm chỉ riêng ở nước Mỹ. Đồ ăn nhanh thay đổi cách mà rất nhiều người ăn uống, giờ đây sự chú trọng không còn ở dinh dưỡng, hay những khoảng thời gian nhâm nhi bên bàn ăn cùng nhau, mà là sự tiện lợi, rẻ tiền, nhanh chóng tối đa với những món ăn nhiều calo.

   

 

 

Khi mới ra đời, đồ ăn nhanh được ca ngợi bởi sự tiện dụng của nó, nhưng giờ đây có rất nhiều quan ngại về ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Những món ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo, đường và muối, tăng nguy cơ bị bệnh tim và béo phì. Nhiều người cho rằng vấn nạn béo phì ở nước Mỹ một phần là do sự phổ biến và rẻ tiền của đồ ăn nhanh. Ngoài ra, còn có nhiều quan ngại về hàm lượng dinh dưỡng thấp, độ an toàn thực phẩm không đảm bảo và tình trạng bóc lột nhân công. Dù đồ ăn nhanh về tổng thể có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực với chúng ta, đây cũng là một ý tưởng đã âm thầm thay đổi cả thế giới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khương Linh

(Theo Howstuffworks)

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.