Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Xử lý 3 tạ rác, chỉ cần... 1 lạng giun

Xử lý 3 tạ rác, chỉ cần… 1 lạng giun

Nhân nuôi giun quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm... hay dùng giun đất để xử lý chất thải chăn nuôi không còn là chuyện lạ. Thế nhưng, mới đây các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật còn dùng giun đất để giúp xử lý rác thải hữu cơ.


 “Ý tưởng xuất phát từ việc nhận thấy trong rác thải gia đình, rác thải chợ chiếm 70% là rác hữu cơ có thể tái sử dụng. Chỉ cần từ 1 đến 2 lạng giun là có thể xử lý được không dưới 300 kilogam rác thải hữu cơ, với hiệu suất xử lý đạt 100%”, TS Huỳnh Thị Kim Hối (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam), chủ nhiệm đề tài cho biết.

 

Hiệu quả cao

Nhóm nghiên cứu đã triển khai thí điểm mô hình xử lý rác hữu cơ bằng giun thay thế các phương pháp xử lý truyền thống trước đây như đốt hoặc chôn lấp tại 5 hộ nông dân ở xã Lam Hồng (Đông Anh) và khu chợ Bưởi, chợ Long Biên (Hà Nội). Sau đó, mô hình được tự ứng dụng tại một số địa phương khác như Mê Linh, Từ Liêm, Hoàng Mai.

Theo đó, rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, chợ. Các loại rác hữu cơ như lá cây, rơm rạ, cọng rau, vỏ chuối, vỏ dứa.. được lựa chọn và phân loại riêng, rồi đem ủ. Khi rác thải có dấu hiệu hoai mục thì thả giun vào.

Mỗi năm, cả nước thải ra khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó 80% rác thải sinh hoạt , 17% chất thải công nghiệp, 1% chất thải độc hại và 2% là chất thải khác. Chỉ tính riêng Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ước khoảng 5.000 tấn/ngày đêm, khối lượng rác tăng trung bình 15%/năm. Dự báo đến năm 2015, thành phố sẽ không còn chỗ đổ rác.

Tùy theo diện tích và khối lượng rác thải nhiều hay ít mà thả số lượng giun cho hợp lý. Với bể chứa khoảng 300 kilogam chỉ cần từ 1 đến 2 lạng giun là đủ. Rác thải hữu cơ đã nhanh chóng trở thành thức ăn nuôi giun.

…nhưng khó nhân rộng

Kết quả thử nghiệm cho thấy, rác thải hữu cơ được giun xử lý đạt hiệu suất 100%, không còn mùi hôi thối. Ông Nguyễn Thế Lực, nông dân HTX nông nghiệp Phù Trì, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội cho biết: sử dụng phân từ rác hữu cơ do giun xử lý để bón cho rau xanh đã mang lại hiệu quả tốt đẹp. Không phải tốn tiền mua thuốc trừ sâu, phân hóa học, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, lấy giun nuôi gà, vịt rất nhanh lớn, khỏe mạnh, giảm lượng thức ăn chăn nuôi mua sẵn giá cao, thịt chắc khỏe, ăn ngon mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

 Mặc dù mô hình dùng giun để xử lý rác thải hữu cơ được khẳng định là hiệu quả tốt, thiết thực, nhưng TS Huỳnh Thị Kim Hối cho rằng, hiện mô hình đang có xu hướng dậm chân tại chỗ bởi vấn đề phân loại rác thải. “Rất khó vận động người dân bỏ riêng rau cỏ, nilon, chai lọ… mỗi thứ ra một túi riêng. Thói quen của bà con ta là cứ cho tất cả các loại rác thải vào chung một bao tải rồi vứt ra lề đường cho nhân viên vệ sinh chở đi bãi rác là xong”. TS Hối nói.

Bên cạnh đó, người dân phải nuôi giun, gia đình phải có không gian rộng rãi mới có thể đảm bảo việc dùng giun xử lý rác thải tại nhà. “Nếu không có sự ủng hộ, sự nhiệt tình tham gia của người dân thì mô hình này hay kể cả những mô hình về sau cũng sẽ mau chóng tiêu tan như rất nhiều dự án xử lý rác thải trước đó” TS Huỳnh Thị Kim Hối buồn rầu nhận xét.

Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta trong ngành Annelida. Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp, làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất.

Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm. Hình dạng ngoài cơ thể giun đất gồm nhiều đốt. Đầu gần với đai sinh dục. Xung quanh mỗi đốt có các vòng tơ kết hợp vói sự co dãn cơ thể giúp giun đất di chuyển. Giun đất có rất nhiều giống, trên thế giới có đến 8000 giống giun đất, còn ở Việt Nam đã phát hiện trên 100 giống.

Theo Đất Việt

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đồng Xuân (1889-2024) – Một nét văn hóa Hà Nội – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.29

(nienlich.vn) Nằm trong khu phố cổ, chợ Đồng Xuân gắn liền với quá trình phát triển thương mại của vùng đất Thăng Long. Nơi đây không chỉ là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hoá, tinh thần, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa và nay.

Ra mắt ‘robot mềm’ có thể di chuyển linh hoạt, hứa hẹn nhiều ứng dụng thiết thực

Con “robot mềm” này có thể giúp chúng ta nghiên cứu tự nhiên và môi trường. Tính linh hoạt của chúng hứa hẹn sẽ...

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Vượt bậc về số lượng và chất lượng điểm đầu ra, Apollo English lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam tại lễ trao chứng chỉ Cambridge năm 2024

Chứng chỉ Cambridge là kỳ thi tiếng Anh hướng tới đối tượng học sinh với 6 cấp độ Starters, Movers, Flyers, KET, PET và FCE. Chứng...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.70) Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội): Làng cổ ấp hai vua – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng Bắc Bộ Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, đến nay, ngôi làng vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng... Nét tự nhiên cùng sự cổ kính khiến Đường Lâm trở thành một địa chỉ ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm về du lịch vùng ngoại ô Hà Nội.