[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức Việt Nam có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực y sinh

Việt Nam có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực y sinh

“Cứ 1 đô la chi cho nghiên cứu y sinh, ta sẽ tạo ra giá trị 5 đô la trong lĩnh vực tim mạch, 1.7 đô la trong ung thư. Đầu tư cho y sinh không bao giờ lỗ”, GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ.

Nhận thức được sự cần thiết cho việc phát triển lĩnh vực y sinh cũng như những tiềm năng to lớn mà nó mang lại, buổi tọa đàm về Khởi nghiệp trong lĩnh vực y sinh đã được diễn ra vào tối 29/7/2016. Sự kiện do Vietnam Journal of Science (VJS) tổ chức tại Trần Hưng Đạo, Quận 1.

Dấn thân trước, lợi nhuận đến sau

Tại đây, các diễn giả đã chia sẻ về những vấn đề mọi người thường gặp khi khởi nghiệp trong y sinh, cách tạo dựng uy tín khoa học, và những cách để thương mại hóa sản phẩm y sinh.

Theo PGS. TS Phạm Xuân Đà thì khởi nghiệp trong lĩnh vực y sinh rất khó bởi vì hiện tại tất cả các trang thiết bị về y sinh của nước ta đều nhập khẩu từ nước ngoài, rất phụ thuộc. Khi dấn thân vào lĩnh vực này rất hiếm nguồn lực hỗ trợ cho bạn, các trường, viện của ta cũng chưa sẵn sàng để thương mại hóa những sản phẩm đó. Ngoài ra, những người có ý định startup trong y sinh thì ngoài việc phải là một nhà khoa học có chuyên môn, họ còn phải có kinh nghiệm về sản xuất, thị trường. “Những điều này không chỉ ngày một ngày hai mà có mà phải mất một thời gian dài và có chuyên gia hướng dẫn kĩ lưỡng”, ông nói. Tuy nhiên theo PGS Đà thì vẫn còn một cánh cửa mở đó là chúng ta có sự kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với Ronald McAdams –  nhà điều hành, sáng lập 10 công ti startup ở thung lũng Silicon – bản thân ông là một nhà kinh doanh tài chính. Khi ông bắt đầu thành lập công ti về chuyển những tín hiệu cơ tim từ analog sang digital, ông đã tự mày mò, học hỏi và quan sát những người xung quanh rất nhiều.

Việt Nam có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực y sinh - 1

Giới thiệu diễn giả Ảnh: BT

TS Timothy Block – đồng sáng lập và chủ tịch Viện Baruch S. Blumberg và Quỹ viêm gan B nói rằng khởi nghiệp trong IT chỉ cần thời gian ngắn, còn với y sinh thời gian rất dài. Muốn startup trong y sinh bạn rất cần sự đầu tư về kiến thức, phải được đào tạo. Vì vậy thành công chớp mắt là điều không thể có.  “Với tôi, khi làm việc tôi không nghĩ về lợi nhuận trước tiên, tôi làm vì tôi thích nó. Vấn đề không phải là lợi nhuận hay danh tiếng, mà đó là vì bản thân mình. Cứ dấn thân trước vì đam mê, lợi nhuận sẽ đến sau”, ông chia sẻ.

Khi được hỏi về khả năng phát triển trong lĩnh vực y sinh của Việt Nam thì ông Robert Gish – làm việc ở Chuyên khoa tiêu hóa, gan mật ĐH Stanford, Hoa Kỳ nói: “Việt Nam có tiềm năng về nghiên cứu y sinh. Đây cũng là nguồn thu hút đầu tư tiềm năng nhưng vẫn cần sự đầu tư của chính phủ. Tuy nhiên đầu tư cho y sinh có độ rủi ro cao, thời gian kéo dài từ 5 -7 năm nên đây giống như đánh một canh bạc. Việt Nam cần thay đổi suy nghĩ, chính phủ cần kích thích đầu tư và sáng tạo, đặc biệt là những sáng kiến có thể sinh lợi.”

Việt Nam có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực y sinh - 2

Các diễn giả của buổi tọa đàm Khởi nghiệp về y sinh Ảnh: BT

Nhà khoa học giống như ca sĩ

Về vấn đề tạo dựng uy tín khoa học và thương mại hóa sản phẩm thì GS Robert Gish khuyến khích mọi người nên công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí nổi tiếng để có một khởi đầu sớm trong đời khoa học cũng như một “lý lịch” khoa học tốt. Còn GS Nguyễn Văn Tuấn thì lưu ý mọi người nên hợp tác với các đồng nghiệp trong nghiên cứu. Ông nói: “Nhà khoa học giống như ca sĩ vậy. Ngày xưa trước khi ca sĩ Mỹ Tâm nổi tiếng, cô cũng phải hát chung CD với người khác. Rồi khi có tên tuổi, được mọi biết đến rồi, thì mới có thể hoạt động độc lập, mới “xuống núi” được”. GS Tuấn chia sẻ thêm rằng như trong lĩnh vực y sinh thì công ty dược là đối tác có quyết định đến khả năng thương mại hóa sản phẩm. Vì họ sẽ giúp ta giới thiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng, rót tiền để phát triển mô hình nghiên cứu.

Trước thực trạng 30 năm trở lại đây, Việt Nam chỉ có 18 bằng sáng chế, trong đó chỉ có 5 bằng sáng chế hoàn toàn thuần Việt, GS Tuấn nói: “Một điểm chưa tốt ở Việt Nam đó là thiếu sự hỗ trợ. Không phải chúng ta không có những người biết nghĩ ra ý tưởng, chế ra cái này cái nọ, nông dân họ vẫn làm đầy đó. Mà vấn đề là ta thiếu sự hỗ trợ từ các trường, viện nghiên cứu, và hầu như chúng ta cũng ít có luật sư về bản quyền”.

GS Nguyễn Văn Tuấn và PGS Phạm Xuân Đà nhất trí với quan điểm rằng Việt Nam nên phát triển khoa học ứng dụng thay vì khoa học cơ bản. “Trên thế giới, có những nhóm nhà khoa học trong suốt hàng chục năm trời chỉ chuyên tâm nghiên cứu bộ phận sinh dục của vịt để nghiên cứu về sự tiến hóa. Việt Nam có đủ tiền để tài trợ cho những nghiên cứu đó không? Cho nên tôi nghĩ chúng ta nên chú trọng đến việc chuyển giao các nghiên cứu để tạo ra sản phẩm thiết thực cho cộng đồng”.

GS Tuấn cũng chia sẻ một số tiêu chí để đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học: như tính khả thi, tính mới, thú vị, đạo đức và khả năng thương mại hóa.

VJS là tạp chí khoa học trực tuyến đa ngành được thực hiện bởi các nghiên cứu sinh, nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước. Mục tiêu của VJS là tạo một mạng lưới các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực giúp nâng tầm khoa học Việt Nam và đưa ra giải pháp cho nhiều vấn đề còn tồn tại trong xã hội như an toàn thực phẩm, hiện đại hóa nông nghiệp, cải cách giáo dục…

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông...

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị...

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền...

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.