Trang chủ Thế giới ý tưởng Cậu nhóc 17 tuổi ở Mỹ đã tìm được cách dùng mạng...

Cậu nhóc 17 tuổi ở Mỹ đã tìm được cách dùng mạng 4G T-Mobile miễn phí

Jacob Ajit, một cậu học sinh 17 tuổi ở Mỹ vừa tìm được cách mạng 4G của nhà mạng T-Mobile miễn phí và không có bất kì giới hạn nào về dung lượng.

Cậu sử dụng một cách thức vô cùng đơn giản và không hề can thiệp hay hack vào hệ thống T-Mobile, tất cả chỉ đơn giản nằm ở chỗ khai thác một lỗ hổng mà T-Mobile mở ra cho công cụ SpeedTest để nó có thể chạy được ngay cả khi tài khoản hết tiền.

Ajit kể lại rằng vào một tối thứ sáu, cậu tò mò không biết rằng liệu mình có thể vào Internet với cái SIM không còn kích hoạt dịch vụ hay không. Về lý thuyết, cái SIM này khi gắn vào điện thoại vẫn có thể kết nối mạng LTE được, tuy nhiên nó sẽ chuyển hướng người dùng về một website yêu cầu nâng cấp gói cước hoặc nạp thêm tiền thì mới cho sử dụng.

Với hầu hết mọi người thì tới đây họ sẽ từ bỏ và dừng lại. Nhưng Ajit tiếp tục nghịch vòng vòng trong website của T-Mobile để xem có link nào hoạt động được hay không. Một số được, một số thì không, và đặc biệt trang chủ của nhà mạng thì vẫn load được bình thường mặc dù trang này có rất nhiều hình ảnh. Thế rồi cậu bé tiếp tục thử tới một số app khác trên điện thoại của mình để xem app này chạy được.
 

T-mobile_data_plan_mien_phi.jpg 
SpeedTest vẫn chạy ngon, nhưng khi vào bất kì website nào khác thì bị chuyển hướng về web của T-Mobile ngay kèm thông báo kích hoạt dịch vụ

Trong số những ứng dụng có thể hoạt động có SpeedTest, một công cụ đo tốc độ mạng có lẽ chẳng xa lạ gi với anh em Tinh tế. Ajit thậm chí còn được được tốc độ lên tới 20Mbps, một con số vô cùng ấn tượng, và nó cũng là tốc độ của mạng LTE mà cậu hay sử dụng. Đây là bằng chứng cho thấy app vẫn có thể kết nối Internet và truy xuất tới các server thì mới đo được như thế này. Ajit chú ý cụ thể tới 1 server T-Mobile dành cho SpeedTest, và khi cậu thử đổi sang các server khác do những bên thứ ba vận hành thì app vẫn chạy như thường.

Dựa vào đây, Ajit nghĩ rằng T-Mobile có lẽ có một whitelist để cho phép các máy chủ có liên kết tới SpeedTest hoạt động được mà không bị chặn lại khi tài khoản hết tiền hoặc chưa kích hoạt dịch vụ. Ajit chưa rõ cách mà SpeedTest đo đạc tốc độ, thế là anh chàng cài một phần mềm tên mitmproxy lên máy Mac của mình để truy xuất các request của SpeedTest.

Trong những request này có một số tấm hình 30 x 30 và nhiều thứ khác được download từ nhiều URL khác nhau chứ không phải từ một server cố định nào cả. Điểm chung duy nhất của chúng đó là tất cả đều nằm trong folder /speedtest. Khi xem xét thêm tài liệu của Ookla, đơn vị phát triển SpeedTest, thông tin này càng được khẳng định chắc chắn hơn nữa. Nếu dùng trình duyệt trên chiếc iPhone gắn SIM 4G nói trên và load URL tới cái hình đó thì vẫn được.

Tới đây, cậu đặt ra câu hỏi: liệu có phải T-Mobile chỉ đơn giản là check xem đường link của web có chứa thư mục /speedtest mà không check kĩ xem đó có phải là server thật hay không. Thế là anh chàng tự cài một cái server nhỏ trên Heroku, một dịch vụ cung cấp server thử nghiệm và miễn phí cho các nhà phát triển nghịch và xây dựng phần mềm. Trên server này, Ajit tạo một folder /speedtest và up lên đó nhiều file khác nhau, trong đó có một đoạn video của Taylor Swift.
 

T-mobile_data_plan_mien_phi_2.jpg ​

Khi dùng trình duyệt để kết nối vào server và mở file video này, mọi chuyện đều diễn ra bình thường và video bắt đầu play như khi có mạng thực sự. Như vậy, cậu có thể thoải mái nghe cả thư viện nhạc của mình chứa trên server này mà chẳng tốn xu nào cho tiền 4G cả.

Nhưng dù sao thì việc chỉ được truy cập vào một số file nhất định cũng khá là bực bội và gò bò. Vậy nên cậu thiết lập thêm một proxy server trên máy chủ của mình, từ đó Ajit có thể truy cập vào bất kì website nào mà cậu muốn.

Chỉ đơn giản như vậy thôi mà Ajit đã có thể toàn quyền sử dụng mạng 4G của T-Mobile mà không có giới hạn dung lượng nào và cũng phải bỏ ra xu nào. Rõ ràng cách này có thể bị chặn lại một cách dễ dàng ở phía T-Mobile, họ chỉ đơn giản là chỉnh lại bộ lọc của mình một chút là giải pháp của Ajit sẽ không còn xài được nữa. Nhưng tính tới thời điểm mà cậu đăng bài post của mình, T-Mobile vẫn chưa có động thái nào cả.

Việc khai thác lỗ hổng mà Ajit đang làm nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng nó là bằng chứng cho thấy thế giới mạng bây giờ rất không an toàn. Những vấn đề tưởng như rất bảo mật nhưng vẫn có thể bị vượt mặt bởi những kĩ thuật cực đơn giản, thậm chí còn chẳng cần tới kiến thức của một hacker để khai thác.

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ cổ Cần Thơ (1915-2024) – Chứng nhân văn hóa vùng Tây Đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.28

(nienlich.vn) Chợ cổ Cần Thơ là một trong những ngôi chợ truyền thống có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 109 năm đồng hành cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc, ngôi chợ cổ kính này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

‘Pin cát’ cung cấp năng lượng nhiệt cho toàn bộ thị trấn

'Pin cát' mới của PNE cao 13m, rộng 15m, cung cấp công suất đầu ra 1 MW và công suất 100 MWh, mức này tương đương với nhu cầu nhiệt của Pornainen trong một tuần vào mùa đông hoặc một tháng vào mùa hè.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.69) Thành cổ Vinh (Nghệ An): Hơn 200 năm bảo vệ ‘trái tim xứ Nghệ’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thành phố Vinh - trái tim của Xứ Nghệ - mảnh đất có bề dày lịch sử hàng trăm năm, nơi từng được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm nơi xây dựng kinh đô vào năm 1788. Để từ đó còn có tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đến hôm nay, trong hơi thở của cuộc sống nhộn nhịp và sôi động thành phố Vinh vẫn ôm trong mình những nét cổ kính, hoài niệm về một thời xưa cũ. Một trong những nét đẹp hoài cổ của thành phố Vinh, một dấu tích xưa, một công trình kiến trúc độc đáo có giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng to lớn, đó chính là: Thành cổ Vinh.

Chinh phục quãng đường gần 500km bằng xe đạp, hai anh em học tại Trường Trung Tiểu Học Pétrus Ký – Bình Dương xác lập Kỷ lục học đường Việt Nam

(Kyluc.vn) Hai anh em ruột là Hồ Minh Quân và Hồ Quang Minh đã chinh phục thành công quãng đường 500km đường bộ từ tỉnh Bình Dương đến tỉnh Gia Lai bằng xe đạp. Đặc biệt, dù là học sinh tiểu học nhưng bằng sự kiên trì, hai anh em đã cùng nhau ghi dấu ấn đặc biệt trên hành trình rèn luyện sức khỏe của mình khi chính thức được ghi danh trong Hành trình Kỷ lục học đường tại Việt Nam. Sự kiện trao bằng diễn ra vào sáng ngày 11/04/2024 tại VP.Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.27

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.