[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Thế giới ý tưởng 7 cách đơn giản giảm ô nhiễm không khí trong nhà của...

7 cách đơn giản giảm ô nhiễm không khí trong nhà của bạn

Theo một báo cáo gần đây của Đại học Y dược Hoàng Gia (Royal College of Physicians) cho biết, mỗi năm ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra khoảng 40.000 ca tử vong ở Anh.

Đây là một con số đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những báo cáo đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của chất lượng không khí trong nhà đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Bởi chúng ta thường dành khoảng 90% thời gian ở các không gian trong nhà, cho dù ở nhà, nơi làm việc hay di chuyển đi các nơi.

Ô nhiễm không khí trong nhà không còn là một hiện tượng mới. Từ thời sơ khai trong lịch sử, con người đã dùng gỗ, than bùn hay than đá để tạo ra nhiệt sưởi ấm. Các vách đá trong hang động, nơi mà con người sinh sống từ nhiều thiên niên kỷ trước, được bao phủ bởi những lớp bồ hóng (nhọ nồi) và xác ướp từ thời kỳ đồ đá thường bị phổi đen.

Một đoạn trong Leviticus (quyển thứ ba trong Kinh thánh Do thái và Cựu ước) cho thấy, người Do Thái đã nhận ra các tòa nhà ẩm ướt là nguy cơ gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Vào thế kỷ 18, "thiếu sự lưu thông gió" được xác nhận là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh truyền nhiễm. Khoảng giữa thế kỷ 19, nó đã được báo cáo rằng "sự thiếu lưu thông gió… gây tử vong cao hơn so với tất cả các nguyên nhân khác cộng lại".

Vào những năm 1960, nghiên cứu về chất lượng không khí trong nhà mới thực sự bắt đầu được tiến hành. Ban đầu, nghiên cứu chỉ ra mối nguy hiểm của khí radon và khói thuốc lá trước khi mở rộng nghiên cứu đến hợp chất hữu cơ fomanđêhít (formaldehyde) (một hóa chất gia dụng phổ biến có thể gây ra các bệnh về ung thư và các vấn đề về hô hấp) vào đầu những năm 1970. Cuối thập kỷ đó, trong những năm 1990, mạt bụi nhà (house dust mites) và hội chứng nhà cao tầng (sick building syndrome – SBS) được chứng minh và cuối cùng, họ tập trung vào các loại bệnh dị ứng.

Chúng ta thường dành khoảng 90% thời gian ở các không gian trong nhà, cho dù ở nhà, nơi làm việc hay di chuyển đi các nơi.
Chúng ta thường dành khoảng 90% thời gian ở các không gian trong nhà, cho dù ở nhà, nơi làm việc hay di chuyển đi các nơi.(Nguồn ảnh: Lorenz Timm / Shutterstock).

Mối quan tâm trong thiên niên kỷ mới đang hướng về các nước đang phát triển, nơi có khoảng 3 tỷ người nấu ăn và sưởi ấm bằng cách nhóm lửa và sử dụng các loại bếp thông thường nhóm bằng củi và than. Đây chính là nguyên nhân tiếp theo gây ra ô nhiễm không khí trong nhà, làm 4.3 triệu người tử vong mỗi năm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO ước tính, có khoảng 99.000 ca tử vong mỗi năm ở châu Âu do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra. Giả sử những cái chết này được phân bố đều khắp châu Âu thì Vương quốc Anh sẽ có khoảng 9.000 ca tử vong mỗi năm. Luật pháp có đưa ra quy định giảm thiểu các chất gây ô nhiễm trong môi trường làm việc, cũng như việc cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng, nhưng để thực hiện được là điều vô cùng khó khăn rằng bất kỳ chính phủ nào cũng sẽ cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà riêng.

Tại sao những ngôi nhà càng hiện đại lại càng bị ô nhiễm?

Không khí bên trong nhà bạn có thể chứa rất nhiều "rác rưởi" không mong muốn.

Không khí bên trong nhà bạn có thể chứa rất nhiều "rác rưởi" không mong muốn.

Ngôi nhà điển hình có chứa nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau như: sưởi ấm, nấu ăn, làm sạch, khói thuốc, nước hoa và đồ nội thất. Thậm chí, chỉ một hành động di chuyển đơn giản cũng làm khuấy động những hạt bụi. Nhu cầu nâng cao hiệu quả năng lượng của các tòa nhà đi kèm với mối lo ngại rằng những tòa nhà càng kín gió càng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí bên trong nhà.

Không khí bên trong nhà bạn có thể chứa rất nhiều "rác rưởi" không mong muốn như các loại hạt (vi hạt bằng chất rắn hoặc chất lỏng), khí carbon monoxide (CO), oxit nitơ, hợp chất hữu cơ formaldehyde, khí radon, và các hóa chất dễ bay hơi từ các mùi hương trong chất tẩy rửa thông thường.

Tiếp đó là "bioaerosols – các vi sinh vật trong không khí" – vi khuẩn, nấm, virus, mạt bụi nhà và những mảnh vụn từ da hoặc lông động vật. Thậm chí, việc bóc một quả cam cũng được chứng minh rằng làm tăng số lượng các vi hạt ở nhiều mức khác nhau.

Cách đơn giản làm giảm ô nhiễm không khí tại nhà

Mặc dù ô nhiễm không khí trong nhà là không thể tránh khỏi, nhưng có rất nhiều cách để làm giảm thiểu được lượng khí gây ô nhiễm:

  • Mở cửa sổ để tăng cường sự lưu thông gió. Nếu bạn đang nấu ăn thì việc sử dụng quạt hút khí là điều rất quan trọng, bởi nếu không mức nitrogen dioxide(NO2) rất có thể vượt quá mức ô nhiễm trên đường phố.
  • Không hút thuốc hay đốt nến trong nhà. Nếu nhà bạn sử dụng một lò sưởi đốt củi, hãy đảm bảo rằng nó được trang bị và sử dụng đúng cách. Ngoài ra, hãy cài đặt thêm hệ thống dò khí carbon monoxide (CO) bởi khí carbon monoxide được xem là "sát thủ thầm lặng" dẫn đến khoảng 40 ca tử vong mỗi năm ở Vương quốc Anh.
  • Dùng các loại sàn có bề mặt cứng. Ngoài việc dễ dàng lau chùi, việc sử dụng các loại thảm vải có thể giúp các bụi bẩn và lông của vật nuôi bám vào thảm có thể quay trở lại không khí.

Trồng một số cây thực vật giúp làm giảm ô nhiễm không khí trong nhà.
Trồng một số cây thực vật giúp làm giảm ô nhiễm không khí trong nhà. (Nguồn ảnh: Julie Jordan Scott, CC BY).

  • Giữ độ ẩm trong nhà khoảng từ 30% đến 50%, luôn đảm bảo rằng sự lưu thông gió thích hợp với những nơi ẩm ướt như phòng tắm. Điều này giúpngăn chặn nấm mốc – có liên quan đến các triệu chứng về đường hô hấp. Có một số nhóm người nhạy cảm hơn những người khác gồm: trẻ sơ sinh, trẻ em, người già và những người có vấn đề về hô hấp (như dị ứng và hen suyễn).
  • Sử dụng thảm chùi chân để ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào nhà của bạn và/hoặc yêu cầu mọi người cởi giày trước khi bước vào trong nhà bạn.
  • Giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm làm sạch hoặc làm mát không khí, đặc biệt là những loại có chứa limonene (giúp tạo mùi cam chanh quýt cho không gian).
  • Trồng một số cây thực vật trong nhà. NASA cùng trường Đại học York của BBC đã nghiên cứu rằng các loại cây thực vật có thể làm giảm nồng độ hợp chất hữu cơ formaldehyde trong nhà.
CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ

Trợ lý trí tuệ nhân tạo Amazon Q giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền Kinh – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Bến Thành (1914-2024) – Biểu tượng văn hóa Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.31

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất trên cả nước. Với lịch sử hình thành gần 110 năm, đây không chỉ là trung tâm thương mại của Thành phố mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng văn hóa của đất Sài thành.

Nhà thờ Chợ Quán (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khánh thành vào năm 1896, Nhà thờ Chợ Quán được coi là thánh đường cổ nhất Sài Gòn mang vẻ uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo.

OpenAI ra mô hình AI miễn phí và ‘giống con người’

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.