Trang chủ Tin tức Truyền thông Y tế đã đến lúc phát triển trên mạng xã...

Truyền thông Y tế đã đến lúc phát triển trên mạng xã hội

Báo Bưu điện Việt Nam, cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông hiện có 2 ấn phẩm: Báo Bưu điện Việt Nam bản giấy và Báo điện tử Infonet. Với chức năng nhiệm vụ của mình, báo luôn dành một vị trí xứng đáng cho lĩnh vực tuyên truyền về y tế nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của người dân về việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như tuyên truyền đường lối chính sách về y tế của chính phủ đến với người dân.

Hiểu được vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe là đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hoạt động truyền thông y tế được thực hiện tốt sẽ giúp các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về y tế đến với người dân nhanh hơn, chính xác hơn; người dân nhận biết được các yếu tố nguy cơ bệnh tật, phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh… Chính vì thế, báo luôn dành nội dung ưu tiên cho những bài tư vấn về sức khỏe của các chuyên gia, bác sĩ có uy tín, báo còn theo kịp các vấn đề nóng trong ngành để người dân có thể tiếp cận được chính sách y tế một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, từ thực tế làm công tác truyền thông y tế trên Báo Bưu điện Việt Nam thời gian qua, chúng tôi nhận thấy rằng sức mạnh của truyền thông y tế không chỉ dừng lại ở các kênh truyền thống mà cần mở rộng hơn – đó là truyền thông, quảng cáo y tế trên Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, ngày nay truyền thông thông minh không phải là ti vi, đài tiếng nói hay các loại báo chí truyền thống, xu hướng thay đổi đó là sự tiếp cận ngày càng tăng của người dân với Internet và thiết bị liên lạc di động cần được kết hợp với ứng dụng chiến lược truyền thông xã hội để mang thông tin sức khỏe kịp thời tới người dân.

Thực tế, số lượng điện thoại di động và máy tính cá nhân đang tăng dần vượt qua số lượng ti vi. Tại Việt Nam, dân số Việt Nam 90 triệu nhưng có đến hơn 128 triệu thuê bao di động, 40 triệu người dùng Internet, 28 triệu tài khoản mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, trong đó có 24 triệu người lướt bằng điện thoại di động. Mỗi ngày, một người truy cập điện thoại khoảng 150 lần, mỗi lần cách nhau 6,5 phút, 43% người Việt Nam có Internet tại nhà, 94% có điện thoại di động, 37% có điện thoại thông minh (smartphone), tỉ lệ người sử dụng Internet bằng di động lên tới 31%, trong khi máy tính bàn là 18% và máy tính xách tay là 10%, 8% sử dụng điện thoại để đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio và 19% đọc tin từ báo in. Chỉ những con số trên đã cho thấy xu hướng truyền thông y tế thời gian tới thiên về hướng nào. Ưu việt nữa, thông tin từ Internet và mạng xã hội được cho là rộng rãi, không bị áp đặt, dễ tiếp cận, cập nhật và có tính tương tác cao có thể ảnh hưởng đến cảm nhận về tính kịp thời và sự tin cậy của thông điệp so với các phương tiện thông tin truyền thống.

Thực tế ngày nay, người ta không còn dành thời gian 30 phút để nghe một chương trình tư vấn sức khoẻ trên đài, trên ti vi mà thay vào đó họ vừa vuốt màn hình điện thoại, vừa có thể cập nhật được các chương trình về truyền thông y tế. Xu hướng này càng phát triển và chiếm ưu thế bởi vì người sử dụng đã tăng lên kể cả đối tượng người trẻ và trung niên. Đây mới là nhóm người tiên quyết tới sức khoẻ của gia đình mình.

Đã đến lúc ti vi, đài phát thanh và các tấm pano không còn là những kênh thông tin duy nhất đem lại hiệu quả cao. Cơ quan công vụ cần lấp đầy khoảng trống trên mọi kênh thông tin, liên tục xây dựng sự tin cậy không chỉ qua hoạt động cập nhật thông tin hai chiều mà còn bằng thái độ coi người dân như “khách hàng” và những hành xử có trách nhiệm cao. Cơ quan y tế cần tạo ra những cách truyền thông mới đa chiều trên mạng xã hội để tránh người tiếp nhận hiểu sai lệch đi vấn đề.

Câu chuyện về tiêm phòng văcxin là một ví dụ điển hình cho thấy sự thiếu hụt của truyền thông y tế. Mặc dù chúng ta liên tục nói trên tivi, đài tiếng nói, báo chí truyền thống rằng cần tiêm phòng để phòng ngừa bệnh nhưng trên Internet người dân lại dễ dàng tiếp nhận thông tin ngược chiều về loại vắc xin này đó là những bằng chứng cho thấy sốc phản vệ, các con số thống kê hay những nước sử dụng loại vắc xin này. Chính vì thế, người dân sợ vắc xin Quivaxem và bùng nổ dịch sởi năm 2014.

Đây không phải là do người dân thiếu kiến thức về loại vắc xin này, người dân bị mạng xã hội dẫn lối mà nguyên nhân chính là trên các chia sẻ này không bao giờ thấy sự góp mặt của cơ quan quản lý y tế chính thống. Nếu những chia sẻ này không bị coi là spam mà hãy coi nó là kênh thông tin kiểu mới và bổ sung thêm vào để đa chiều thì sẽ tốt hơn rất nhiều thay vì coi nó là không chính thống.

Trong mọi câu chuyện, truyền thông y tế đã đi chậm hơn mạng xã hội một bước bởi chẳng mấy bà mẹ trẻ ngồi xem tivi, nghe đài mà họ thích lướt web, họ thích cập nhật, thích chia sẻ những điều họ cho là đúng. Ở vị trí một người cha, một người mẹ, ai cũng đôi lần đắn đo trước thông tin sức khoẻ họ nhận được và họ nhanh chóng lấy lại thăng bằng quyết định của mình đó chính là bác sĩ google.  

Ngành y tế đừng trách người dân mải mê chạy theo những bác sĩ google mà nên tìm hiểu lại cách truyền thông của mình làm thế nào để dễ gần gũi với người dân hơn. Nhiều bác sĩ cho rằng thay vì họ chia sẻ thông tin về y tế, cách phòng bệnh họ chọn fanpage, Zalo… các mạng xã hội khác họ còn cảm thấy vui hơn là lên tham gia một tọa đàm trên ti vi bởi ở đó họ có sự tương tác trực tiếp với khách hàng của mình chính là người dân. Bên cạnh đó, Bộ Y tế xử lý kịp thời các thông tin nóng liên quan về y tế, giảm thiểu khủng hoảng truyền thông trong y tế trên mạng xã hội sẽ tạo được dư luận tích cực, từng bước thay đổi cách nhìn nhận về công tác y tế; tiếp nhận và xử lý thông tin về công tác y tế, đặc biệt là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế thông qua hoạt động của đường dây nóng ở các cấp, mạng xã hội

Trong thời gian tới, nhất là hướng tới cơ chế tự chủ trong y tế, truyền thông y tế của cơ sở nào phát triển mạnh trên mạng xã hội họ sẽ thắng thế hơn so với các đơn vị đi theo lối mòn truyền thông cũ. Và trong sự phát triển mạnh mẽ của CNTT ngày nay, đã đến lúc truyền thông y tế cần phát triển mạnh trên mạng xã hội. 

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên...

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt...

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.71) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp): Nơi lưu dấu ‘Người tình’...

(kyluc.vn) Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những ngôi nhà cổ dân dụng được viếng thăm nhiều nhất ở miền Nam. Nhờ vào sự thành công của tiểu thuyết, và sau đó là bộ phim chuyển thể Người Tình, ngôi nhà trở nên nổi tiếng đối với công chúng yêu văn học và điện ảnh trên thế giới. Nằm trong trào lưu chiết trung của thời kỳ đầu thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam, ngôi nhà là một bảng màu tổng hòa các kiểu thức phương Tây và Á Đông, nổi bật là phong cách trang trí hào nhoáng của miền Hoa Nam. Đây là công trình quý giá trong tổng thể di sản tuyệt đẹp của đô thị xưa Sa Đéc, mà nếu được phát triển thành một hệ thống di sản liền mạch, có thể tạo nên một bảo tàng kiến trúc ngoài trời cho vùng đất giàu lịch sử này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đồng Xuân (1889-2024) – Một nét văn hóa Hà Nội – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt...

(nienlich.vn) Nằm trong khu phố cổ, chợ Đồng Xuân gắn liền với quá trình phát triển thương mại của vùng đất Thăng Long. Nơi đây không chỉ là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hoá, tinh thần, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa và nay.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.