Trang chủ Ý tưởng sáng tạo toàn cầu 24h Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 - Biến rác...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Biến rác thải điện tử thành bộ phận hỗ trợ người khuyết tật

Trong thế giới công nghệ không ngừng cải tiến, thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều đồng nghĩa rằng những rác thải điện tử cũng đang chồng chất. Có rất nhiều ý tưởng tái chế những rác thải này, một trong số đó đến từ đất nước Kenya xa xôi, nơi sáng tạo công nghệ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Hai nhà sáng chế người Kenya David Gathu (trái) và Moses Kiuna đã tạo ra cánh tay giả từ rác thải điện tử. Ảnh: AFP

Hai nhà sáng chế người Kenya David Gathu (trái) và Moses Kiuna đã tạo ra cánh tay giả từ rác thải điện tử. Ảnh: AFP

Phòng thí nghiệm tự chế nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Nairobi (Kenya) của 2 “nhà sáng chế tự thân” Moses Kiuna, 29 tuổi và anh họ David Gathu, 30 tuổi, chính là nơi đã nuôi dưỡng ý tưởng tái chế rác thải điện tử thành bộ phận giả để lắp cho người thật.

Từ những bộ phận của các thiết bị điện tử đã bị bỏ đi, bộ đôi này đã tạo ra cánh tay giả đầu tiên vào năm 2012 sau khi chứng kiến một người hàng xóm không may mất một cánh tay trong một vụ tai nạn lao động. Đến nay, cả hai tự tin khẳng định phiên bản tay giả mới nhất của họ đã có những cải tiến quan trọng so với phiên bản đầu tiên này.

Theo đó, bộ thu của những tai nghe cũ được 2 nhà sáng chế (chưa từng qua trường lớp chính quy nào) tận dụng để thu tín hiệu từ não bộ và chuyển đổi thành dòng điện trước khi dẫn qua 1 máy phát để phát lệnh điều khiển cánh tay hoạt động như mong muốn của người dùng. Quá trình xử lý từ suy nghĩ đến hành động gói gọn trong 2 giây.

Chia sẻ về động lực thôi thúc hành động, 2 anh em người Kenya cho biết những lần phải chứng kiến người khuyết tật chật vật xoay xở trong mọi hoạt động đã khơi dậy trong lòng họ quyết tâm làm gì đó để giúp cuộc sống của những con người này trở nên dễ dàng hơn. Cánh tay giả đầu tiên của bộ đôi được chế tạo dựa trên mong muốn của người hàng xóm đã giúp người này có thể tự làm mọi việc quanh nhà.

Trên thực tế, chi phí cho các bộ phận nhân tạo khá cao khiến tỷ lệ người khuyết tật có thể tiếp cận những thiết bị này trên thế giới chỉ ở mức 10%. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo rằng việc có quá ít người có nhu cầu được tiếp cận và sử dụng các thiết bị nhân tạo càng làm tăng thêm gánh nặng cho những người khuyết tật. Điều tương tự cũng xảy ra ở Kenya khi chi phí nhập khẩu các bộ phận nhân tạo rất cao.

Trước thực trạng đó, hai anh em Gathu và Kiuna đã luôn tự đặt ra câu hỏi bản thân có thể làm gì để giúp đỡ chính những người Kenya. Và họ đã tìm thấy câu trả lời từ những bãi phế liệu. Ngay từ khi còn đi học, cả hai đã lang thang ở khắp các bãi phế liệu quanh thủ đô Nairobi để tìm kiếm những thiết bị điện tử bị bỏ đi và về tái chế thành nhiều sản phẩm sáng tạo.

Dù nền giáo dục truyền thống quá “chật hẹp” với trí tò mò của cả 2 khiến Gathu đã nghỉ học ở tuổi 17 trong khi Kiuna cũng bỏ dở chương trình học đại học nhưng không vì thế mà họ từ bỏ niềm đam mê học hỏi và tìm tòi. Quyết tâm đó được thể hiện rất rõ bên trong phòng thí nghiệm tự chế treo 2 bức chân dung của nhà khoa học đại tài Albert Einstein. Những giá sách trong phòng thí nghiệm chật cứng những cuốn sách khoa học, những bức tường được ghép lại từ các tấm kim loại cũng treo đầy sơ đồ giải phẫu người và hệ thống tuần hoàn.

Để có thể tạo ra những cánh tay giả, họ đã mày mò tự đọc sách về kiến thức sinh lý học thần kinh, đã tìm tới các bác sĩ để được nghe giải thích rõ hơn về những từ ngữ chuyên môn.

Cánh tay giả chỉ là một trong số những sáng chế của bộ đôi người Kenya. Khi đại dịch COVID-19 hoành hành, hai anh em đã chế tạo ra thiết bị khử trùng tiền giấy bằng công nghệ hồng ngoại và sau đó là máy phát điện sử dụng năng lượng xanh theo cơ chế chuyển oxy thành điện năng, góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Mukuria Mwangi, người sáng lập trường Jasiri Mugumo ở Nairobi, tin rằng hai anh em Gathu và Kiuna đã chứng minh người châu Phi có thể đóng góp đáng kể cho công nghệ và khoa học. Ông Mwangi thường xuyên mời cả 2 tới hướng dẫn cho trẻ em ở trường để trao đổi và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ Kenya.

Đổi mới sáng tạo là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển trong tương lai nhưng Kenya không đủ điều kiện về giáo dục và nguồn lực tài chính để nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực này. Thực trạng được phản ánh rõ qua từng lớp bụi phủ trên những chồng dự án và phát minh bên trong phòng thí nghiệm của cặp anh em Gathu và Kiuna. Cả hai cho biết họ không thiếu ý tưởng khả thi về mặt thương mại mà chỉ thiếu vốn và sự hỗ trợ nhưng vẫn luôn hy vọng vào một ngày, những cánh cánh tay giả và những phát minh của mình sẽ làm nên ngành kinh doanh phát đạt trong tương lai.

Theo Báo Tin Tức

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Biến gạo thành đồ nhựa an toàn mang lại hy vọng cho Fukushima...

Jinichi Abe biết rằng gạo ông trồng tại thị trấn Namie, tỉnh Fukushima (Nhật Bản) vẫn sẽ có người mua ổn định, mặc dù nơi đây đang cố gắng hồi phục sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Công nghệ sạc đầy pin smartphone trong 5 phút

Công nghệ sạc nhanh mới của Redmi cho công suất 300 W, giúp sạc đầy viên pin 4.100 mAh trên smartphone trong thời gian ngắn.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Thử nghiệm hình nộm giảm chấn thương cho nữ giới trên ôtô

Hình nộm mô phỏng chính xác cơ thể nữ giới được sử dụng trong các bài kiểm tra va chạm nhằm giảm thiểu chấn thương cho phái đẹp khi ngồi trong ôtô.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Thiết bị phát hiện ung thư không xâm lấn

Trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) (Australia) đã phát triển một thiết bị mới có thể phát hiện và phân tích tế bào ung thư từ mẫu máu.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – In 3D nội tạng cơ thể người

Công ty khởi nghiệp Bio Inx chuyên về công nghệ của Đại học Ghent (Bỉ) có tham vọng tiên phong trong lĩnh vực in 3D nội tạng cơ thể người.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Thử nghiệm công nghệ điều khiển bằng tâm trí

Theo kênh CNBC, 6 bệnh nhân đầu tiên chuẩn bị được cấy ghép thử nghiệm Synchron Switch, một thiết bị siêu nhỏ giúp họ có thể điều khiển các thiết bị gia dụng thông minh chỉ bằng trí óc.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tập đoàn FPT thành công xác lập Kỷ lục nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập với màn nhảy đồng diễn của hơn 3000 cán bộ-nhân viên và gia đình

(KYLUC.VN-VIETKINGS) – Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập, Tập đoàn FPT tổ chức giải chạy mang tên FPT Happy Run tại thành phố Đà Nẵng với mong muốn lan toả tinh thần hạnh phúc, lòng nhân ái và nối dài những cánh tay để mang những điều tốt đẹp đến với cộng đồng. Tại sự kiện đầy ý nghĩa này, Tập đoàn FPT đã thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung "Màn đồng diễn điệu nhảy "Kiến tạo Hạnh phúc" tại giải chạy FPT Happy Run 2023 do các Cán bộ - Nhân viên đơn vị và gia đình tham gia nhiều nhất".

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Biến gạo thành đồ nhựa an toàn mang lại hy vọng cho Fukushima sau thảm họa hạt nhân

Jinichi Abe biết rằng gạo ông trồng tại thị trấn Namie, tỉnh Fukushima (Nhật Bản) vẫn sẽ có người mua ổn định, mặc dù nơi đây đang cố gắng hồi phục sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011.

Turbine gió nổi đầu tiên trên thế giới sản xuất điện

Giàn turbine được phát triển bởi X1 Wind, công ty công nghệ điện gió nổi ở Barcelona, và neo ở quần đảo Canary, gần Tây Ban Nha.

Xiaomi Việt Nam xác lập kỷ lục với logo được ghép từ nhiều bức ảnh chân dung nhất bằng điện thoại Xiaomi 13 Series

(Kyluc.vn) Sáng ngày 11.3.2023 tại TP.HCM, nhằm chào mừng dòng điện thoại flagship mới Xiaomi 13 Series được chính thức phân phối tại Việt Nam, Xiaomi Việt Nam đã xác lập kỷ lục với sự kiện chụp và ghép logo Xiaomi từ nhiều bức ảnh chân dung nhất bằng dòng smartphone nói trên. Toàn bộ quá trình thực hiện kỷ lục Việt Nam của đơn vị đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam - Vietkings kiểm tra, thẩm định và sau đó được ghi nhận vào chương trình công bố và trao kỷ lục trong buổi tối cùng ngày.

Bộ bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới được số hóa

"Vĩnh Lạc đại điển" - bộ bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới - vừa được hoàn tất số hóa nhằm bảo tồn những phần còn sót lại và đưa văn học cổ điển đến với đại chúng.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Công nghệ sạc đầy pin smartphone trong 5 phút

Công nghệ sạc nhanh mới của Redmi cho công suất 300 W, giúp sạc đầy viên pin 4.100 mAh trên smartphone trong thời gian ngắn.