Trang chủ Uncategorized Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 - Startup được...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Startup được đầu tư 100 triệu đô la để phục hồi rừng Amazon và bán tín chỉ carbon

Mombak, có trụ sở tại São Paulo (Brazil), là một trong những công ty khởi nghiệp (startup) đang tìm cách mua hoặc thuê đất ở Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới để trồng cây. Mục đích của công ty là kiếm thu nhập bằng cách bán tín chỉ carbon cho những doanh nghiệp phát thải nhiều khí nhà kính, qua đó, góp phần khôi phục rừng Amazon và bảo vệ khí hậu. Năm ngoái, Mombak đã thu hút 100 triệu đô la từ Công ty đầu tư vốn cổ phần vốn tư vấn Bain Capital (Mỹ) để mở rộng quy mô hoạt động.
Mombak sẽ mở rộng dự án trồng rừng lên 50.000 hecta với mục tiêu loại bỏ 1 triệu tấn carbon khỏi khí quyển mỗi năm vào năm 2030. Ảnh: carboncredits

Mombak sẽ mở rộng dự án trồng rừng lên 50.000 hecta với mục tiêu loại bỏ 1 triệu tấn carbon khỏi khí quyển mỗi năm vào năm 2030. Ảnh: carboncredits

Diện tích Amazon mất tương đương 3.000 sân bóng đá mỗi ngày

Đứng trước một dải đồng cỏ rộng lớn ở Amazon, Renato Crouzeilles và nhóm của ông thu hút ánh nhìn tò mò từ những người dân địa phương, vốn ít khi thấy người lạ xuất hiện ở một góc xa xôi như vậy của Brazil.

Với tư cách là giám đốc khoa học tại Mombak, một startup trồng rừng thành lập cách đây hai năm, Crouzeilles đang giám sát dự án trồng 3 triệu cây xanh trên một khu vực rộng gần 3.000 hecta ở bang Pará của Brazil. Đây là trong những dự án lớn nhất nhằm phục hồi rừng ở các quần xã sinh vật của Amazon. Mombak kiếm doanh thu bằng cách bán tín chỉ carbon từ những mảnh rừng mà công ty này trồng.

“Thách thức lớn nhất trong khu vực là thay đổi văn hóa. Người dân địa phương không quan tâm đến việc trồng rừng. Những gì họ làm trước đây là phá rừng rồi thả bò vào đây để nuôi”, Crouzeilles nói.

Rừng nhiệt đới Amazon hấp thụ một lượng lớn carbon, tạo ra vùng đệm quan trọng chống biến đổi khí hậu. Nhưng nạn phá rừng, liên quan đến chăn thả gia súc, khai thác vàng và xuất khẩu gỗ trái phép, diễn ra thường xuyên. Năm ngoái, nạn khai hoang lấy đất khiến rừng Amazon mất diện tích tương đương với 3.000 sân bóng đá mỗi ngày, theo Imazon, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung các nỗ lực bảo vệ rừng Amazon.

Chính phủ Brazil lúc đó dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Jair Bolsonaro bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ vấn đề này. Nhưng giờ đây, bảo vệ môi trường trở thành ưu tiên hàng đầu dưới thời tân Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, người đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng bất hợp pháp trong cuộc tranh vận động tranh cử.

Tuy nhiên, nỗ lực của chính phủ mới cho đến nay tập trung vào việc tăng cường thực thi pháp luật để ngăn chặn phá rừng. Trong khi đó, một loạt các công ty tư nhân bao gồm Mombak đang chạy đua trồng lại rừng. Họ mua hoặc thuê đất, trồng cây và tạo doanh thu bằng cách bán tín chỉ carbon mà khách hàng doanh nghiệp sử dụng để bù đắp cho lượng khí nhà kính thải ra trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của họ. Mỗi tín chỉ đại diện cho một tấn khí thải carbon được loại bỏ khỏi bầu khí quyển.

Cơ hội tái tạo rừng lớn nhất thế giới

Với diện tích khoảng 400 triệu hecta, rừng nhiệt đới Amazon của Brazil mang lại cho cơ hội tái tạo rừng lớn nhất thế giới. Hơn 54 triệu hecta quần xã sinh vật ở khu rừng này là đồng cỏ, thích hợp để trồng cây.

“Trồng lại rừng nhiệt đới có thể đóng góp quan trọng cho nỗ lực giảm phát thải toàn cầu. Trong khi đó, Amazon của Brazil là khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh”, José Scheinkman, giáo sư kinh tế tại Đại học Columbia (Mỹ) và là thành viên của dự án Amazon 2030, một sáng kiến của Brazil nhằm phát triển rừng nhiệt đới bền vững, nhận định.

Theo các nhà khoa học tại Dự án Drawdown, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, chuyên tư vấn giảm khí thải nhà kính, việc tái trồng rừng ở các khu rừng nhiệt đới và ôn đới có thể giúp loại bỏ tới 113 tỉ tấn carbon khỏi khí quyển từ nay đến năm 2050.

Pedro Brancalion, chuyên gia trồng rừng của Đại học São Paulo (Brazil), cho rằng việc tái tạo và bảo vệ rừng có thể mang lại nhiều lợi ích cho toàn cầu, các khu vực và địa phương. Chẳng hạn, điều này sẽ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ các luồng không khí chứa hơi nước được gọi là “sông bay” mang nước từ Amazon qua khắp các nước khu vực Mỹ Latin, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Tại các địa phương, hoạt động trồng và bảo vệ rừng giúp tạo việc làm và tạo thu nhập từ tín chỉ carbon và các sản phẩm lâm nghiệp.

Brancalion ghi nhận các sáng kiến trồng lại rừng ở Brazil gặp nhiều khó khăn, đáng chú ý là sự phức tạp của quyền sở hữu đất đai.

Peter Fernández, Giám đốc điều hành của Mombak, nói: “Đất đai là vấn đề số một và chúng tôi ưu tiên tìm kiếm những mảnh đất có đầy đủ quyền sở hữu hợp pháp”.

Ông cho biết có nhiều đất đồng cỏ có sẵn ở Amazon để trồng rừng nhưng quy trình đánh giá tính hợp pháp của chúng mất rất nhiều thời gian.

Mombak không mua đất của những chủ đất nhỏ và đất gần các khu vực sinh sống của người thổ dân để tránh rủi ro tranh chấp.

Thị trường tín chỉ carbon rừng còn thiếu minh bạch

Mombak đang lên kế hoạch mở rộng dự án trồng rừng ở Amazon lên 50.000 hecta với mục tiêu loại bỏ 1 triệu tấn carbon khỏi khí quyển mỗi năm vào năm 2030. Fernández nói: “Chúng ta cần tạo ra một ngành trồng rừng có quy mô ngang với ngành công nghiệp giấy và bột giấy. Những người dân nhỏ lẻ và các tổ chức phi chính phủ không đảm nhận nổi nhiệm vụ này”.

Một điểm nghẽn cho nỗ lực trồng rừng của Mombak là thiếu hạt giống cây trồng. Nhưng mối quan tâm lớn hơn là độ tin cậy của thị trường tín chỉ carbon, vốn là nền tảng cho mô hình kinh doanh tái trồng rừng. Mombak ban đầu nhận được vốn đầu tư mạo hiểm trước khi nhận được khoản đầu tư 100 triệu đô la từ Bain Capital. Tuy nhiên, thị trường tín chỉ carbon rừng từ lâu gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến chỉ trích các dự án như vậy không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích môi trường như cam kết. Họ nói rằng một tín chỉ carbon rừng đôi khi có giá dưới 5 đô la, không đủ khuyến khích trồng rừng để giảm ô nhiễm khí thải. Một vấn đề quan trọng nữa là rất khó thể phân biệt giữa tín chỉ carbon chất lượng cao và thấp trong một thị trường không được giám sát và thiếu minh bạch

Tuy nhiên, Fernández cho biết thị trường tín chỉ carbon rừng là cần thiết. Nếu những công ty như Mombak không mở rộng quy mô, nỗ lực loại bỏ carbon sẽ không tăng lên. “Điều này có nghĩa là thế giới sẽ nóng lên, đơn giản vậy thôi”, Fernández nói.

Những nỗ lực cải cách đang được tiến hành. Hội đồng Liêm chính về thị trường carbon tự nguyện (ICVCM) dự kiến công bố một bộ quy tắc về thị trường tín chỉ carbon chất lượng cao trong năm nay.

Theo thesaigontimes

CÁC TIN KHÁC

Cận cảnh máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h nhanh nhất thế giới

Máy bay chở khách siêu thanh nhanh nhất thế giới này có khả năng chở 64-80 hành khách với tốc độ Mach 1,7, tương...

Cuộc đua xây nhà máy ngoài không gian

Theo một số chuyên gia, việc sản xuất trong vũ trụ đã diễn ra, ít nhất là ở cấp độ nghiên cứu.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Trong căn bếp của gia đình, nam sinh 14 tuổi chế tạo xà phòng điều...

Nam sinh THCS Heman Bekele được truyền cảm hứng từ những người lao động Ethiopia làm việc dưới ánh mặt trời khắc nghiệt và muốn giúp đỡ 'càng nhiều người càng tốt'. Em được thưởng 25.000 USD (hơn 614 triệu đồng).

Những gã khổng lồ công nghệ đang giành giật nội dung để xây dựng AI

Đó là phát biểu của CEO Satya Nadella vào hôm thứ Hai (2/10). Ông cũng cho rằng Google đang khóa nội dung của các hãng tìm kiếm khác bằng các thỏa thuận đắt tiền và độc quyền với các nhà xuất bản và tổ chức báo chí.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo bằng nước dừa

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Cà Mau đã làm chủ công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo giàu dược chất và dễ ứng dụng.

Từ bỏ cơ hội ở lại Mỹ, tiến sĩ trẻ về Việt Nam nghiên cứu thuốc chữa bệnh

Sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, tiến sĩ Trương Thanh Tùng lựa chọn quay lại quê hương để nghiên cứu các loại thuốc chữa bệnh.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.

TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Các khu di tích lịch sử là nơi ghi dấu ấn một thời của lịch sử dân tộc ta. Đến các khu di tích lịch sử, mỗi người không chỉ hiểu hơn về lịch sử dân tộc của một thời kỳ mà còn được khám phá những điều thú vị, hiểu hơn về cuộc sống của một thời kỳ hay bản sắc của một dân tộc nào đó.

Giỗ Tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba

(IDEATIMES) Giỗ Tổ Hùng Vương, còn được gọi là Quốc Giỗ hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Đền Hùng (Phú Thọ): Nơi cội nguồn dân tộc – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.