Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Sáng Tạo Ẩm Thực - Có ngày ta sẽ ăn món...

Top Sáng Tạo Ẩm Thực – Có ngày ta sẽ ăn món kẹo dẻo ngon lành làm từ… cánh quạt tuabin gió

Các nhà khoa học cho biết thế hệ tiếp theo của các cánh quạt tuabin gió có thể được tái chế thành món kẹo dẻo.

Có ngày ta sẽ ăn món kẹo dẻo ngon lành làm từ... cánh quạt tuabin gió - Ảnh 1.

Món kẹo dẻo gấu này được tạo ra từ Kali Lactat – Ảnh: John Dorgan

Năng lượng gió là một trong những dạng năng lượng hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường năng lượng sạch thế giới. Thông thường các cánh tuabin được làm bằng sợi thủy tinh, với chiều dài có thể lên đến nửa sân bóng đá và mất rất nhiều công sức để xử lý. Chúng thường kết thúc vòng đời tại các bãi phế liệu.

Thay vì tiếp tục lãng phí, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một chất liệu mới cho các cánh quạt tuabin gió, bằng cách kết hợp sợi thủy tinh với một loại polyme có nguồn gốc thực vật và một loại polyme tổng hợp khác.

Sau khi hết tuổi thọ hoạt động, các cánh tuabin sẽ được đưa về lại nơi sản xuất để tiêu hủy hoàn toàn thành phần nhựa bằng dung dịch kiềm, tạo ra Kali Lactat (Potassium lactate) – một hợp chất có thể được dùng để chế biến thành đồ ngọt và đồ uống thể thao.

Quá trình phân hủy kiềm cũng giải phóng Poly (Metyl Methacrylate), hoặc PMMA, một vật liệu acrylic phổ biến được sử dụng trong cửa sổ và đèn hậu xe hơi.

John Dorgan, một trong những tác giả của bài báo cáo, cho biết họ đã lọc tách Kali Lactat và sử dụng nó để làm kẹo dẻo hình gấu.

Có ngày ta sẽ ăn món kẹo dẻo ngon lành làm từ... cánh quạt tuabin gió - Ảnh 2.

Tái chế cũng đang là một vấn đề nóng của ngành công nghiệp – Nguồn: Ed White

Sau khi thử ăn món kẹo dẻo có nguồn gốc từ tuabin gió, Dorgan chia sẻ: “Một nguyên tử carbon có nguồn gốc từ thực vật như ngô hoặc cỏ thực chất cũng không khác gì một nguyên tử carbon đến từ nhiên liệu hóa thạch. Tất cả đều là một phần của chu trình carbon và chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi có thể chuyển cây cỏ trên đồng ruộng thành vật liệu nhựa bền vững và cuối cùng trở lại thành thực phẩm”.

Ông nói thêm: “Điều khác biệt mà chúng tôi tạo ra nằm ở cuối chu kỳ sử dụng của một cánh quạt, chúng tôi có thể bóc tách các chất hóa học không cần thiết để thực hiện tái chế. Đó là mục tiêu của nền kinh tế vòng tròn nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta”.

Các nhà nghiên cứu sẽ trình bày kết quả của họ tại một cuộc họp của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ. Họ dự định chế tạo một số cánh quạt để có thể thực nghiệm ngay tại đó.

Theo Tuổi Trẻ

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Trồng lan Giả hạc từ giống nuôi cấy mô

Dựa trên nền tảng công nghệ sinh học thực vật, các nhà khoa học đã nhân giống thành công nhiều giống lan Giả hạc quý.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhóm nhà khoa học Việt hoàn thiện công nghệ sản xuất trà thảo dược túi...

Từ quy trình công nghệ này, có thể tạo ra các loại trà túi lọc với nguyên liệu khác nhau mà vẫn bảo đảm các tiêu chí về chất lượng và mẫu mã.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên sáng tạo ATM quần áo cũ

Nhóm sinh viên tại TPHCM đã xây dựng ATM Clothing - Xử lý quần áo cũ dư thừa đem lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tiến sĩ chế tạo xốp xơ mướp hút dầu và vi nhựa

Xốp xơ mướp do nhóm nghiên cứu của TS Trần Thị Việt Hà (32 tuổi) chế tạo có tác dụng phân tách dầu và vi nhựa khỏi nước, giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Biến gừng thành ‘rau ăn’ giàu dinh dưỡng

Quy trình công nghệ sản xuất gừng muối chua theo phương pháp lên men lactic có thể biến gừng thành một thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Rượu vang từ thanh long ruột đỏ

Lên men thanh long ruột đỏ để làm rượu vang, nhóm tác giả Trường Đại học Công thương TPHCM đã tạo ra sản phẩm giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Quét võng mạc, AI chẩn đoán từ chứng suy tim đến bệnh Parkinson

Các nhà khoa học đã phát triển một mô hình có khả năng tự học cách phân biệt giữa võng mạc 'bình thường' và võng mạc 'bị bệnh', sau đó đưa ra chẩn đoán.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ làm măng khô mềm như măng tươi

Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ sấy lạnh, măng khô sau khi ngâm vào nước sẽ trở lại gần giống với măng tươi, dễ chế biến.

OpenAI ra mắt phiên bản 3 của nền tảng AI tạo sinh Dall-E

OpenAI vừa cho ra mắt phiên bản thứ ba của nền tảng AI tạo sinh Dall-E, cho phép người dùng sử dụng chatbot ChatGPT để tạo ra hình ảnh từ lời nhắc (prompt).

TP.HCM sắp có Booth tra cứu thông tin du lịch và tham quan thực tế ảo

TP.HCM sẽ triển khai xây dựng Booth tra cứu thông tin du lịch, tham quan thực tế ảo để hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Đột phá lớn trong công cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh: NASA phát hiện ‘Siêu Trái đất’ có thể có sự sống

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters số mới nhất, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một ngoại hành tinh "Siêu Trái đất" và phát hiện các dấu hiệu của khí mà chỉ các sinh vật sống mới có thể tạo ra.