Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 -P10- Thú vị...

Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 -P10- Thú vị nơi ‘khám chữa bệnh’ cho thú nhồi bông

Thú nhồi bông không chỉ là vật dùng để trang trí, làm đồ chơi mà với nhiều người, nó còn ví như một người bạn, chất chứa nhiều kỷ niệm và cảm xúc. Có lẽ nhận thấy điều này mà chị Huỳnh Thỵ Anh Chi (33 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) đã bắt tay với công việc phục hồi và tân trang các thú nhồi bông bị hư hỏng, sờn cũ.

Công việc chính của chị Chi là giảng viên thỉnh giảng cho các trường học với chuyên ngành nhà hàng khách sạn, việc sửa chữa này chỉ là thú vui của chị những lúc rảnh rỗi.

Với độ “mát tay” của mình, chị Chi đã chăm sóc, làm mới cho hàng nghìn thú nhồi bông trong suốt 7 năm qua.

Tùy vào tình trạng của “bệnh nhân”, chị sẽ tư vấn trải nghiệm các dịch vụ tắm, thay bông, tẩm tinh dầu, lắp xương, may vết thương, tạo phụ kiện trang trí để thêm phần xinh xắn hơn.

Theo chị, công đoạn đòi hỏi sự khéo léo nhất là phần nhồi bông cho gấu. Thiếu bông sẽ khiến gấu bị móp méo, bông quá nhiều lại làm căng, ảnh hưởng đường may. Thế nên người thợ phải tập trung quan sát, chú ý từng chi tiết để các bé gấu được nhồi bông đều đặn, có hồn nhất.

Chị ưu tiên may tay hơn sử dụng máy, bởi như vậy các đường may sẽ sắc sảo, thẩm mỹ hơn.

Mỗi bé gấu đưa đến chỗ chị Chi sẽ mất từ vài ngày đến vài tháng để sửa chữa xong.

“Nếu họa sĩ muốn vẽ tranh đẹp phải có cảm hứng thì công việc làm mới thú nhồi bông này cũng vậy, cảm xúc rất quan trọng. Khi có đủ cảm xúc thì mới lựa chọn, quan sát, tạo hình phù hợp và có hồn cho từng bé gấu”, chị Chi chia sẻ.

Một bé gấu lâu năm bị các “vết thương” khá nghiêm trọng, được chị Chi tu sửa, làm đẹp không tì vết.

Thoạt nhìn mọi người sẽ nghĩ đây là một công việc đơn giản, chỉ cắt ra rồi chắp vá, may lại. Thế nhưng, chị Chi phủ nhận: “Việc sửa chữa đòi hỏi người thợ phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận, biết cách quan sát và quan trọng phải có trí tưởng tượng, sáng tạo. Không phải cứ may là xong mà phải biết mường tượng đường đi của mũi kim để sửa các bé gấu cho hoàn hảo nhất và không để lộ dấu vết”.

Một bé gấu size lớn được chị Chi đến tận nơi sửa chữa và hoàn thành trong 38 tiếng.

Bạn Lê Ngọc Khuê Tú (ngụ quận 11, TP.HCM), quen biết chị Chi đã nhiều năm, chia sẻ: “Mình đã mang gấu bông đến sửa chữa được 5-6 lần. Gấu luôn được làm đẹp hơn, gọn và thơm hơn. Gần đây nhất thì mình mang đến một em gấu bông vừa mua lại của một bạn bị “bệnh” nặng. Mình muốn chị tân trang cho bé thật đẹp để có thể lưu giữ được lâu dài.”

Với chị, mỗi bé gấu bông gắn liền một với câu chuyện, kỷ niệm khác nhau của chủ nhân, mỗi ngày được làm công việc này là chị lại được lắng nghe những tâm sự, thấu hiểu những cảm xúc để làm phong phú hơn cho cuộc sống của mình.

Tại Việt Nam, việc sửa chữa cho thú nhồi bông chưa nhiều nên tài liệu về lĩnh vực này không phong phú. Chị Chi phải tự tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng kiến thức am hiểu về các loại vải, kỹ thuật đi kim của mình. Hiện tại để bắt kịp xu hướng, chị Chi còn “phẫu thuật chỉnh hình” cho các bé bằng việc thêm khung xương để tạo thế ngồi dễ dàng.

Bé gấu bông được chị Chi sửa chữa miễn phí dành tặng cho một bạn trẻ tại quận 10, TP.HCM. Bé gấu là kỷ vật đặc biệt liên quan đến một nhóm nhạc Hàn Quốc mà bạn thần tượng. Năm ấy, khi nhà xảy ra sự cố bị cháy, bạn đã cố cứu bé và mang đến “cầu cứu” chị Chi.

Đến chỗ chị Chi nhận lại gấu bông, bạn Nguyễn Thị Như Bình (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) vui mừng: “Đây là bé gấu gắn liền kỷ niệm với Idol của mình nên mình không muốn bỏ bé đi. Bé bị lem màu mực, đen ở phần tóc xuống mặt, nay đem qua chị đã làm sạch, còn trắng hơn cả lúc mới mua bé”.

Theo PLO

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học Việt thiết kế chương trình tập chống vẹo cột sống

Nhóm nhà khoa học Viện Vật lý Y Sinh học xây dựng chương trình tập luyện giúp giảm 4 độ vẹo cột sống thắt lưng sau 3 tháng.

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Website bảo tồn dân ca quan họ được xây dựng bởi học sinh THCS

Website 'Hành trình về miền di sản quan họ' của học sinh Trường THCS Cầu Giấy đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo năm 2023.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên làm phao cứu hộ tự tìm vị trí người bị nạn

Hai sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) chế tạo phao cứu hộ tự tìm người bị nạn bằng giao tiếp giữa phao và vòng đeo tay sử dụng công nghệ GPS.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sáng kiến vì cộng đồng của các em học sinh

Nằm cuối con kênh Nậm Rốm, xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) thường xuyên phải nhận lượng rác thải lớn từ các nơi khác đổ về, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Lâu nay, xã phải cắt cử người dân thay nhau thu gom rác thải ở kênh Nậm Rốm, tránh để tràn ra đồng ruộng qua các mương nước.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa lòng Chợ Lớn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…