Trang chủ Uncategorized Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2022 -P15- Thế...

Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2022 -P15- Thế giới dùng công nghệ tìm kiếm FOD tiết kiệm hàng chục tỷ USD

Thay vì sử dụng phương pháp thủ công để dò tìm FOD trên đường băng, nhiều quốc gia đã tăng cường sử dụng công nghệ nhằm ngăn chặn những sự cố do FOD gây ra trong quá trình khai thác các chuyến bay.

Mô phỏng tầm quét phát hiện FOD trên đường cất, hạ cánh bằng công nghệ hiện đại

Nhân viên sân bay phải đi nhặt sỏi, đá bằng tay

Thuật ngữ FOD thường sử dụng để mô tả những vật phẩm nhỏ, các hạt hoặc mảnh vụn nào đó không thuộc bề mặt đường băng, có khả năng gây hại hoặc làm hỏng lốp, động cơ… khi máy bay đi qua.

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, do tính đặc thù nên các nhà vận hành sân bay chỉ có thể cử các đội kiểm tra đường băng theo định kỳ (khuyến cáo của ICAO là sau mỗi 6h) để phát hiện những bất thường. Ngoài ra, họ có thể dựa vào báo cáo của phi công hoặc đài kiểm soát không lưu khi có dấu hiệu xuất hiện FOD trên đường cất, hạ cánh.

Tuy nhiên, vị trí và chủng loại FOD căn cứ trên báo cáo là thường không chính xác. Vì vậy, trung tâm quản lý có thể phải mất rất nhiều thời gian tìm kiếm quanh khu vực nghi vấn. Thời tiết, đêm tối và tần suất khai thác là những yếu tố gây khó khăn cho công tác tìm kiếm FOD, dẫn đến nhiều trường hợp tìm kiếm qua loa hoặc không phát hiện được FOD.

Không chỉ quen thuộc trong ngành Hàng không dân dụng, FOD còn phổ biến trong lĩnh vực bay quân sự. Các nhân viên mặt đất tại các căn cứ không quân sẽ phải đi bộ dò tìm bằng mắt thường trên các đường băng để phát hiện, thu nhặt những viên sỏi hoặc mảnh vỡ nhỏ nhất.

Jim Patterson – chuyên gia an toàn sân bay với kinh nghiệm gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển an toàn sân bay cho biết, vào thời điểm năm 2010, uớc tính FOD làm tiêu tốn của ngành Hàng không Mỹ khoảng 4 tỷ USD/năm, trong đó chủ yếu là chi phí thiệt hại liên quan đến hư hỏng động cơ và máy bay bị dừng khai thác.

Công nghệ phát hiện FOD giúp tiết kiệm lớn

Theo ông Paul Brough – Giám đốc SITA Flight Ops Applications, vào đầu thập niên 2000, mỗi năm có khoảng 70.000 sự cố liên quan tới FOD, khiến mỗi sân bay mất trung bình 20 triệu USD/năm. Tổng phí tổn trực tiếp và gián tiếp của ngành Hàng không ước tính lên tới 12 tỷ USD/năm.

Chi phí trực tiếp bao gồm các hoạt động sửa chữa hư hỏng, thay thế các bộ phận của máy bay và bồi thường thương tật của con người. Các chi phí gián tiếp như hoãn chuyến bay liên quan đến FOD và chi phí nhiên liệu bổ sung trên thực tế còn tốn kém gấp nhiều lần chi phí trực tiếp.

“Việc phát hiện FOD bằng cách cử các đội bảo dưỡng định kỳ đi bộ hoặc lái xe trên đường cất, hạ cánh để quan sát có hiệu quả không cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 70 – 80% tai nạn hàng không là do lỗi của con người. Chưa kể, việc để nhân viên đi lại trên đường băng sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của sân bay. Đặc biệt, tại các sân bay bận rộn như Charles de Gaulle – nơi từng diễn ra thảm kịch Concorde của hãng Air France, phương pháp truyền thống cho thấy sự thất bại hoàn toàn”, ông Paul Brough cho hay.

Do đó, nhiều công nghệ giám sát và phát hiện FOD đã được phát triển, cho phép phát hiện FOD ngay khi nó vừa xuất hiện trên đường cất, hạ cánh nhờ vào các cảm biến, camera, radar… Điều này là vô cùng hữu ích khi các chuyến bay cất cánh chỉ cách nhau vài phút.

Ông Paul Brough thông tin thêm, vào đầu những năm 2000, một sân bay ở châu Âu mất trung bình khoảng 667 phút chậm trễ do FOD cho mỗi 10.000 chuyến bay. Sự chậm trễ này nếu quy đổi thành tiền sẽ tương đương 26.740 USD (giá trị tính toán thời điểm 20 năm trước) cho mỗi 10.000 chuyến bay. Đối với các sân bay lớn có 400.000 lượt di chuyển hàng năm, chi phí lên đến hơn 1 triệu USD/năm.

Theo Tạp Chí Giao Thông

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.49) Chùa Một Cột (Hà Nội): Liên hoa đài nghìn năm giữa lòng...

(kyluc.vn) Chùa Một Cột là một trong những công trình kiến trúc có tuổi thọ ngàn năm mang giá trị biểu tượng của Hà Nội. Khoác lên mình nét kiến trúc vô cùng độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến văn hóa tâm linh không thể bỏ qua khi đến thăm Thủ đô.

Cận cảnh máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h nhanh nhất thế giới

Máy bay chở khách siêu thanh nhanh nhất thế giới này có khả năng chở 64-80 hành khách với tốc độ Mach 1,7, tương...

Cuộc đua xây nhà máy ngoài không gian

Theo một số chuyên gia, việc sản xuất trong vũ trụ đã diễn ra, ít nhất là ở cấp độ nghiên cứu.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Trong căn bếp của gia đình, nam sinh 14 tuổi chế tạo xà phòng điều...

Nam sinh THCS Heman Bekele được truyền cảm hứng từ những người lao động Ethiopia làm việc dưới ánh mặt trời khắc nghiệt và muốn giúp đỡ 'càng nhiều người càng tốt'. Em được thưởng 25.000 USD (hơn 614 triệu đồng).

Những gã khổng lồ công nghệ đang giành giật nội dung để xây dựng AI

Đó là phát biểu của CEO Satya Nadella vào hôm thứ Hai (2/10). Ông cũng cho rằng Google đang khóa nội dung của các hãng tìm kiếm khác bằng các thỏa thuận đắt tiền và độc quyền với các nhà xuất bản và tổ chức báo chí.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo bằng nước dừa

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Cà Mau đã làm chủ công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo giàu dược chất và dễ ứng dụng.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.