Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Internet sẽ như thế nào trong tương lai?

Internet sẽ như thế nào trong tương lai?

Giai đoạn phát triển hiện tại của Internet được gọi là Web 3.0, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, mạng toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển và trông sẽ hoàn toàn khác trong tương lai gần. Vậy khi nào một công nghệ mới sẽ thay thế cho phương thức Internet như ngày nay và sau đó thế giới sẽ như thế nào?

Internet phương thức mới

Thực tế, Internet sẽ tiếp tục thay đổi đáng kể trong tương lai là điều hiển nhiên đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người dùng bình thường thông thường khó có thể nhận ra các thay đổi sẽ diễn ra với tốc độ nhanh như thế nào. Các chuyên gia chắc chắn rằng: sự tiến triển đến mức khó nhận biết sẽ không mất quá nhiều thời gian – chắc chắn không phải hàng thế kỷ, thậm chí là không phải hàng thập kỷ.

Các nhà nghiên cứu tìm cách kết nối trực tiếp não người với máy móc.

Các nhà nghiên cứu tìm cách kết nối trực tiếp não người với máy móc.

Việc gọi taxi bằng tác động của ý nghĩ, các chương trình đào tạo được phát trực tiếp đến não bộ, những bộ phim mà người dùng thực sự nhìn thấy tận mắt và thậm chí du hành về quá khứ, đọc suy nghĩ của người khác với sự cho phép của họ – đó là những công nghệ, mà theo các chuyên gia, trong tương lai gần sẽ được tiếp cận thông qua Internet. Một số người thậm chí còn đi xa hơn trong dự đoán của họ và tuyên bố rằng công nghệ sẽ cho phép bạn kiểm soát tâm trạng và trạng thái tinh thần, và thậm chí duy trì thành phần ổn định của máu.

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu hàng đầu, tất cả những điều này có thể trở thành khả thi vào giữa thế kỷ 21, hoặc thậm chí sớm hơn – vào năm 2035, mặc dù ở dạng thử nghiệm. Sự tiến bộ này có thể xảy ra do thực tế là con người và máy móc sẽ học cách tương tác trực tiếp với nhau để truyền tín hiệu từ não bộ với tốc độ chóng mặt. Và mặc dù, theo những ước tính dè dặt nhất, thời điểm mà dạng Internet như vậy của tương lai sẽ được những người bình thường tiếp cận là sau hơn 1/4 thế kỷ một chút, các nhà khoa học và nhà tương lai học hiện nói về công nghệ này một cách tổng quát.

Theo cơ quan Sáng kiến Chiến lược Mỹ, năm 2035 sẽ là năm xuất hiện mạng thần kinh chính thức. “Hiện tại, có thể nói chưa nhiều về Web 4.0, về Internet của tương lai sẽ thay thế cho mô hình Web 3.0 hiện tại, bởi vì dù sao điều này đang còn là một ý tưởng tiềm tàng. Cho đến nay, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng đây sẽ là một mạng lưới “cộng sinh”, trong đó con người và máy có thể suy nghĩ và tương tác với nhau. Máy được giao một vai trò, trong đó nó có thể suy nghĩ và đưa ra quyết định tương đối về kết quả tìm kiếm của người dùng và nội dung mà mỗi người cần có. Tiến sĩ Keshab Nath từ Viện Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho biết, các quyết định sẽ được đưa ra không chỉ dựa trên sự mong muốn của người dùng, mà nó còn dựa trên cơ sở nghiên cứu khảo sát về cuộc sống của nhân loại, những nhu cầu và mong muốn của mỗi cá nhân”.

Các nhà khoa học nghiên cứu sâu não người để mạng thần kinh trở thành hiện thực.

Các nhà khoa học nghiên cứu sâu não người để mạng thần kinh trở thành hiện thực.

Web 4.0 là gì?

Giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của Internet mà các nhà khoa học gọi là Web 4.0 – đó là sự tiếp nối của Web x.0, nghĩa là một tập hợp các mô hình và phương pháp tiến hóa mô tả sự phát triển của Internet và các công nghệ liên quan với chúng. Khởi đầu cho sự phát triển thực tế của Internet là giai đoạn Web 1.0, kéo dài từ năm 1991 đến năm 2004. Khi đó, các máy tính chỉ học được cách tương tác với nhau sau khi các giao thức mạng đầu tiên được phát minh trong các cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó có TCP/IP (nó vẫn là nền tảng cho đến ngày nay). Trong thời kỳ của Web 1.0, các trang trên Internet khác biệt bởi thiết kế đơn giản và người dùng cũng chỉ là người nhận nội dung.

Giai đoạn này đã được thay thế bằng Web 2.0. Khi đó người dùng bắt đầu tham gia tích cực vào những gì đang diễn ra trên Internet, tạo ra các trang và xuất bản nội dung của riêng mình. Đó là thời kỳ của Web 2.0 đã diễn ra sự bùng nổ của các diễn đàn và các mạng xã hội.

Vào giữa những năm 2010 nó được thay thế bằng Web 3.0 – đây là giai đoạn đang được tiếp tục cho đến ngày nay. Internet hiện thời khác với trước đó ở khả năng tương tác lớn hơn nhiều: người dùng xuất bản nhiều nội dung và dữ liệu hơn, và những gã khổng lồ công nghệ xử lý nó để có lợi cho họ. Mặt khác, chính vào giai đoạn này, các công ty sở hữu dữ liệu người dùng bắt đầu có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Nhân loại thực tế đã chuyển sang Internet. Nó trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống, công việc và giải trí của con người.

Web 4.0 (còn gọi là mạng thần kinh), sẽ thay thế Internet hiện tại, là một thời kỳ giả định, theo nhiều ước tính khác nhau, sẽ đến vào những năm 2040-2050 hoặc thậm chí sớm hơn. Con người và máy tính sẽ có thể giao tiếp trực tiếp. Các nhà khoa học dự đoán rằng, chính ở giai đoạn này, Internet sẽ bắt đầu “suy nghĩ” cho người dùng và chỉ đề xuất cho họ những gì mà bản thân công nghệ cho là cần thiết. Trên thực tế, con người sẽ hoàn toàn đắm chìm vào mạng.

Kết nối với Web 4.0 có thể đòi hỏi phải phẫu thuật thần kinh.

Kết nối với Web 4.0 có thể đòi hỏi phải phẫu thuật thần kinh.

Thực tế ảo sẽ thay thế

Điều mà tất cả các nhà tương lai học và các chuyên gia đều nhất trí là thế giới thực sẽ không được người trái đất quá quan tâm vào nửa sau của thế kỷ 21. Thực tế ảo (VR) sẽ sớm trở nên phổ biến hàng ngày. Ngay cả trong ngắn hạn, thị trường công nghệ VR sẽ tăng trưởng 33% hàng năm – một con số rất lớn và hiếm có đối với thị trường Công nghệ Thông tin hiện đại.

Thực tế ảo và tăng cường sẽ phổ biến khắp nơi và nó sẽ xảy ra sớm hơn nhiều trước 50 năm nữa. Hầu hết mọi thứ sẽ được kết nối với nhau, bao gồm cả cơ thể con người và có thể là cả trí óc con người. Gabor Melli, Giám đốc cấp cao của giải pháp AI (Trí tuệ nhân tạo) và thiết bị máy tại Sony Play Station cho biết “Đến năm 2070, hầu hết mọi người sẽ dành phần lớn cuộc đời của họ trong thực tế ảo và tăng cường. Những không gian này sẽ theo tiêu chuẩn đặc biệt ngày nay và có khả năng chứa đầy những trải nghiệm ngoài trái đất. Điều này được ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển không kiểm soát của việc học trên máy và sự gần kề của điện toán lượng tử”.

Thế giới thực và ảo sẽ ngày càng kết nối hơn

Làm thế nào để kết nối một mạng lưới bao gồm các thiết bị và bộ não con người mà trong đó không có thiết bị nào, là điều mà nhân loại đã nghĩ ra từ lâu – với việc cấy chíp toàn não bộ. Chính nhờ các vi mạch được cấy vào đầu mà con người sẽ có thể giao tiếp với máy móc và với nhau, cũng như thu nhận và tái tạo hình ảnh, ý nghĩ, hình họa và các loại dữ liệu khác. Đây là một trong những trở ngại chính đối với sự phát triển của Web 4.0 – hiện tại chưa có sự phát triển đầy đủ của phẫu thuật thần kinh.

Nếu trong thập niên tới mạng phẫu thuật thần kinh vẫn chưa phát triển, các nhà khoa học sẽ có thể sử dụng những công nghệ khác để kết nối não với máy tính. Ví dụ, họ sẽ đợi sự tạo ra “bụi thông minh” – cảm biến nano, giống như bụi, sẽ bay khắp nơi, nhưng khác với nó, chúng sẽ có thể thu thập và truyền dữ liệu từ môi trường xung quanh, kể cả từ cơ thể người. “Bụi thông minh” hoặc công nghệ khác chưa được khám phá sẽ cho phép người dùng vẫn kết nối được với thế giới trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Nội dung trên Internet trong tương lai chủ yếu là ảo.

Nội dung trên Internet trong tương lai chủ yếu là ảo.

Tương tự với thuật ngữ hiện đại “Internet của mọi thứ”, ngụ ý kết nối bên trong mạng của các thiết bị thông minh khác nhau, Internet của tương lai có thể sẽ được gọi là “Internet của mọi người”. Điều này có nghĩa là mỗi người, hoặc ít nhất là đa số cư dân của hành tinh sẽ được kết nối với mạng chung. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng đối với sự xuất hiện của một mạng như vậy sẽ phải có một bước nhảy vọt về chất lượng và các công nghệ khác, bao gồm trí tuệ nhân tạo, cũng như thực tế ảo và tăng cường.

Sự phát triển thực tế tăng cường trong thời đại Web 4.0 sẽ dẫn đến việc thế giới thực và ảo sẽ được kết nối với nhau nhiều hơn. Sự phát triển xa hơn của công nghệ sẽ dẫn đến việc tạo ra Internet của tương lai – Web 5.0, một lĩnh vực thông tin toàn cầu, trong đó không gian kỹ thuật số sẽ được kết nối hoàn toàn với tư duy của con người.

Alexandr Pletnev, Phó giáo sư Khoa Lý thuyết và Công nghệ Sant Peterburg (Nga) tuyên bố rằng, công nghệ này sẽ không chỉ thay đổi tận gốc thế giới xã hội quen thuộc mà còn giúp giải quyết các vấn đề triết học cơ bản. Nhà khoa học này tin rằng Web 5.0 sẽ trở thành dạng công nghệ giúp nhân loại khác đi. Ông lý giải rằng, chính công nghệ này có khả năng kết nối mỗi người với toàn bộ tri thức mà nhân loại đã tích lũy được. Pletnev nói thêm rằng, chính nhờ sự xuất hiện của lĩnh vực thông tin toàn cầu sẽ mở ra những triển vọng mới cho sự tiến bộ tiếp theo của khoa học, làm thay đổi hoàn toàn từng lĩnh vực trong cuộc sống của con người.

Nhưng hiện thời, ngay cả những bộ óc kiệt xuất nhất cũng chưa thể mô tả chính xác tương lai của kỷ nguyên mạng thần kinh sẽ như thế nào. Khó khăn chủ yếu không nằm ở việc phát triển ở mức cần thiết các công nghệ cần có, mà ở thực tế là hiện tại sự hiểu biết của các nhà khoa học về cách thức hoạt động của bộ não con người vẫn còn nhiều hạn chế. Ngày nay, các chuyên gia chưa thể trả lời câu hỏi, có thể “làm sạch” những suy nghĩ nảy sinh trong đầu khỏi các cảm xúc và đảm bảo để nội dung được tải trực tiếp từ não bộ vào Internet được tất cả những người tham gia đối thoại đều thông hiểu như nhau.

Theo CAND

CÁC TIN KHÁC

Tìm kiếm trên Internet sẽ thay đổi

Mô hình tìm kiếm thông tin trên Internet hiện nay chủ yếu xoay quanh Google; người dùng gõ từ khóa thông tin muốn tìm, bộ máy tìm kiếm của Google chạy hết tốc lực trong chốc lát trả về kết quả là những trang web chứa thông tin muốn tìm kiếm dựa trên nhiều tiêu chí.

Tiết lộ góc khuất đằng sau thành công rực rỡ của OpenAI: lệ thuộc vào một “mỏ vàng số” do Google nắm giữ

Đây cũng là thách thức khó khăn mà toàn ngành AI đang gặp phải khi phát triển các công cụ AI mới.

Camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới giúp khám phá bí mật về vật chất tối

Với camera LSST 3.200 megapixel, đài quan sát Vera C. Rubin có thể khám phá những bí mật về vật chất tối và năng lượng tối.

Kích hoạt chùm laser mạnh nhất thế giới tạo ra đột phá mới

Máy laser đặt tại trung tâm nghiên cứu của công ty Thales ở Romania có thể đạt công suất cực đại 10 petawatt trong thời gian cực ngắn. Việc kích hoạt chùm laser mạnh nhất thế giới hứa hẹn tạo ra đột phá trong nhiều lĩnh vực.

Những ví dụ cho thấy VideoPoet của Google sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Sora của OpenAI

Người dùng sẽ sớm chứng kiến VideoPoet và những hậu bối của nó sản sinh ra những video chân thực đến kinh ngạc.

Công cụ AI dự đoán sức khỏe trong tương lai và thời điểm qua đời của con người

Một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra bản sao kỹ thuật số của bệnh nhân để có thể dự đoán sức khỏe chúng ta trong tương lai.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.

TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Các khu di tích lịch sử là nơi ghi dấu ấn một thời của lịch sử dân tộc ta. Đến các khu di tích lịch sử, mỗi người không chỉ hiểu hơn về lịch sử dân tộc của một thời kỳ mà còn được khám phá những điều thú vị, hiểu hơn về cuộc sống của một thời kỳ hay bản sắc của một dân tộc nào đó.

Giỗ Tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba

(IDEATIMES) Giỗ Tổ Hùng Vương, còn được gọi là Quốc Giỗ hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Đền Hùng (Phú Thọ): Nơi cội nguồn dân tộc – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới sắp hồi sinh

Nhật Bản sắp khởi động lại hoạt động sản xuất ở nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa sau thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của thảm họa Fukushima.