Trang chủ Tin tức Việt Nam 3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

PGS Trần Xuân Bách, PGS Lê Hoàng Sơn và TS Phùng Văn Phúc được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới.

Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, vừa công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Đây là lần đầu tiên bảng xếp hạng “Best Rising Stars of Science in the World” được công bố.

Bảng xếp hạng gồm danh sách 1.000 nhà khoa học hàng đầu từ tất cả lĩnh vực nghiên cứu chính, trong đó thống kê chỉ xét người có công bố đầu tiên trong 13 năm trở lại đây (tức từ năm 2012 đến nay). Trong số 5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có tên, 3 người trong nước và 2 người nước ngoài.

Trong đó, PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), lĩnh vực Y học cộng đồng. Trần Xuân Bách trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. Ông có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.

PGS.TS Trần Xuân Bách.

PGS.TS Trần Xuân Bách. Ảnh: NVCC

PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 190, lĩnh vực Khoa học máy tính. PGS Sơn công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Ông lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn. Fb nhân vật

TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 958, lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ. PGS Phúc là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới, ông có 4 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

TS Phúc chia sẻ, rất bất ngờ khi nhận được thông tin nằm trong danh sách ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc. “Đây là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu hơn nữa đóng góp môt phần nhỏ vào khoa học nước nhà”.

PGS Phùng Văn Phúc. Ảnh: NVCC

PGS Phùng Văn Phúc. Ảnh: NVCC

Có hai nhà khoa học thuộc ĐH Tôn Đức Thắng nhưng là người nước ngoài gồm: Mohammad Ghalambaz (xếp hạng 571) và Hossein Moayedi (xếp hạng 773).

Trong bảng xếp hạng này, Trung Quốc là quốc gia có nhiều nhà khoa học nhất (344), sau đó là Mỹ (209), một số quốc gia khác như Australia (41), Đức (38), Hàn Quốc (15), Nhật Bản (4). Người dẫn đầu bảng xếp hạng là Mohsen Sheikholeslami (Iran). Top 10 nhà khoa học dẫn đầu đến từ các quốc gia: Trung Quốc (4), Mỹ (2), Việt Nam, Singapore, Italy, Iran (1).

5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có mặt trong danh sách. Ảnh chụp màn hình

5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có mặt trong danh sách. Ảnh chụp màn hình

Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số General H-index (chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trên tất cả các chuyên ngành), tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.

Với đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Chỉ 1.000 nhà khoa học hàng đầu có chỉ số H cao nhất mới được đưa vào bảng xếp hạng (chỉ số H được sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph). Research.com cho biết, họ cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các tác động của họ trong một số chuyên ngành nhất định.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Khu di tích Kim Liên (Nghệ An) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người...

(kyluc.vn) Khu di tích Kim Liên, từ lâu đã đi vào tâm thức và quen thuộc với các thế hệ người dân Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra, nơi hội tụ tình cảm của đồng bào, chiến sỹ cả nước và bầu bạn năm châu; là địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng.

Di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người...

(kyluc.vn) Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly. Thành được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397). Cùng năm đó Hồ Quý Ly cho di chuyển kinh đô từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá). Khu di tích Thành Nhà Hồ bao gồm một phức hợp các thành phần kiến trúc được xây dựng có tính toán, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên, để đảm bảo chức năng làm một kinh đô mới thay cho kinh đô Thăng Long.

Thiên đường thú Vinpearl Safari Phú Quốc lập Kỷ lục Thế giới

(Kyluc.vn) Chiều ngày 20/4/2024 tại Quảng trường biển, Grand World Phú Quốc, được sự ủy quyền từ Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings), Đại diện Lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Thế giới đến Công ty Cổ phần Vinpearl Vinpearl. Theo đó, Safari Phú Quốc được ghi nhận là "Safari trên đảo đa dạng loài với số lượng cá thể động vật nhiều nhất trên thế giới”.

Chiêm ngưỡng cặp tác phẩm Lan 5 cánh trắng đất Tổ Hùng Vương gồm 198 thân vừa được xác lập Kỷ lục Việt Nam

(Kỷ lục - VietKings) Ngày 13/4, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam cho Cặp tác phẩm Hoa lan 5 Cánh trắng Đất Tổ Hùng Vương "Con Lạc - Cháu Hồng" được ghép từ nhiều thân nhất (198 thân) của Công ty Cổ phần Hoa lan Chính Trương. Đây là tác phẩm đặc biệt được trưng bày trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm 2024.

Hơn 2 thập kỷ đồng hành cùng Giải Thể thao Người Khuyết tật Toàn quốc, Đội tình nguyện SV07 được vinh danh Kỷ lục...

(Kyluc.vn) Với hành trình hơn 20 năm đồng hành, sát cánh cùng các vận động viên khuyết tật chinh phục giấc mơ thể thao, Đội tình nguyện SV 07 (trực thuộc Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Sóc Trăng) được vinh danh Kỷ lục Việt Nam. Sự kiện trao bằng xác lập Kỷ lục diễn ra vào chiều tối ngày 14/4/2024, tại Quận Gò Vấp - TP.Hồ Chí Minh.

Viettel ra mắt trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam

Ngày 10-4, Viettel khai trương trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.